Điều trị: hiện nay có rất nhiều thuốc kháng sinh điều trị như: Norfacoli,

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại xí nghiệp giống lợn mỹ văn - hưng yên (Trang 53 - 58)

Spectinomycin, …nhưng trại chúng tôi sử dụng Enrovet là thuốc kháng sinh dạng nước đóng chai, khi dùng thuốc pha thành dung dịch tỷ lệ 1/10 cho lợn uống ngày 2 lần, ngoài ra còn kết hợp với tiêm truyền dung dịch chất điện giải Sodiumchloride 0,9 %, có thể cho uống thêm men Elac (men tiêu hoá). Những con mắc quá nặng tiêm Octacine, liều 1ml/10 kg thể trọng tuỳ theo thể trạng con vật, 1 lần/ngày, điều trị 3 – 4 ngày. Kết quả điều trị khỏi 83,96 %.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái và lợn con người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh.

PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire tại trại Mỹ Văn - Mỹ Hào – Hưng Yên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

5.1.1. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire

Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của Landrace và Yorkshire

Tuổi phối giống lần đầu của Landrace là 247,43 ± 4,01, của Yorkshire là 246,23 ± 4,26 ngày.

Tuổi đẻ lứa đầu của Landrace là 361,74 ± 4,78, của Yorkshire là 359,26 ± 3,65 ngày

Khoảng cách lứa đẻ của Landrace là 153,46 ± 2,35, của Yorkshire là 154,18 ± 2,08 ngày.

 Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire

Số con sơ sinh sống đến 24h/ổ của Landrace là 9,66 ± 0,21, của Yorkshire là 9,79 ± 0,15 con.

Số con để nuôi của Landrace là 9,53 ± 0,79, của Yorkshire là 9,61 ± 0,81 con. Khối lượng sơ sinh/con của Landrace là 1,39 ± 0,02, của Yorkshire là 1,35 ± 0,03 kg.

Vậy khối lượng sơ sinh/con của Landrace cao hơn của Yorkshire, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Khối lượng sơ sinh/ổ của Landrace là 15,73 ± 0,04, của Yorkshire là 14,46 ± 0,05 kg.

Số con cai sữa/ổ của Landrace là 9,25 ±0,81, của Yorkshire là 9,41 ± 0,76 con. Khối lượng cai sữa/con của Yorkshire cao hơn của Landrace, sự khác biệt này là rõ ràng, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cụ thể khối lượng cai sữa/con của Landrace là 6,42 ± 0,46, của Yorkshire là 6,58 ± 0,49 kg.

Khối lượng cai sữa/ổ của Yorkshire cao hơn của Landrace, sự khác biệt này rõ ràng, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cụ thể khối lượng cai sữa/ổ của Landrace là 60,15 ± 5,09, của Yorkshire là 63,08 ± 5,26 kg.

Qua các kết quả thí nghiệm chúng tôi nhận thấy khả năng sinh sản của Yorkshire caohơn của Landrace. Kết quả này phù hợp với thực tế chăn nuôi trong

trại vì Yorkshire có khả năng sinh sản cao hơn Landrace nên trong cơ cấu giống số lượng nái Yorkshire được nuôi chiểm tỷ lện cao hơn Landrace.

5.2. TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ5.2.1. Tồn tại 5.2.1. Tồn tại

Do thời gian có hạn nên việc theo dõi của chúng tôi còn hạn chế và chỉ nghiên cứu trong phạm vi xí nghiệp chưa mở rộng ra các vùng xung quanh, nên kết quả thu được còn hạn chế.

5.2.2. Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh sản của hai giống lợn Landrace và Yorkshire.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1.Đặng Vũ Bình (1998), Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của một lứa đẻ của lợn nái ngoại. Kết quả nghiên cứu Khoa họcKỹ thuật khoa Chăn nuôi thú y 1996 – 1998, NXB Nông nghiệp – Hà Nội.

2.Cù Xuân Dần, Nguyên Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002). Sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp.

4.Phan Xuân Hảo, Đinh Văn Chỉnh, Vũ Ngọc Sơn (2001), đánh giá khả năng sinh sản và sinh trưởng của lợn nái Landrace và Yorkshire tại trại giống lợn ngoại Thanh Hưng – Hà tây. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi - Thú y (1999 – 2001), NXB Nông nghiệp.

5.Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên,Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000). Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Hà Nội.

6. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1994). Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7.Hội chăn nuôi Việt Nam (1996). Cẩm nang chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp. 8.Sử An Ninh (1993), Kết quả ban đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con ỉa phân trắng. Kết quả nghiên cứu Khoa học khoa Chăn nuôi Thú y – ĐHNNI (1993), NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

9.Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Đoan Trình (1995).

Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp – Hà Nội.

10. Tiểu ban dinh dưỡng lợn, ban dinh dưỡng vật nuôi, Uỷ ban Nông nghiệp, Hội đồng nghiên cứu Quốc gia. Nhu cầu dinh dưỡng lợn, NXB Nông nghiệp.

11. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005). Con lợn ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp – Hà Nội.

12. Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt (2004). Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB Nông nghiệp.

13. Trịnh Văn Thịnh (1985). Bệnh lợn ở Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Nguyễn Khắc Tích (1995), Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục, khả năng sinh sản của đàn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn – Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu khoa học khoa Chăn nuôi thú y (1991 – 1995), Nxb Nông nghiệp.

15. Phùng Thị Vân, Trần Đình Hồng, Hoàng Thị Phi Phượng, Lê Thế Tuấn (2001), Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire phối chéo giống, đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) x Duroc. Báo cáo Khoa học Khoa Chăn nuôi thú y 1999 – 2000, Viện Chăn nuôi Quốc gia.

* Tài liệu nước ngoài

1. Hội đồng hạt cốc chăn nuôi Mỹ (U.S. Feed Grains Council – USFGC) (1996).

Pork Industry Handbook, Hà Nội.

2. Bohl. E.H (1997). Rotaviral diarrhoea in Pigs Brief review.j. Amar Vet. Med. Asoc.

3. Schimitten. F. et .A1. Handbuch Schweine – Production 3. Auflafe – DLG verlag Franlert (Main, 1989). 147.

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire nuôi tại xí nghiệp giống lợn mỹ văn - hưng yên (Trang 53 - 58)