Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire được trình bày ở bảng 4.5. Số con đẻ ra/ổ
Số con đẻ ra/ổ là chỉ tiêu đánh giá số trứng được thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. Số con đẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử được hình thành và khả năng nuôi thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ.
Qua bảng 4.5. cho thấy số con đẻ ra/ổ của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 10,06 ± 0,24 và 10,16 ± 0,17 con. Kết quả cho thấy số con đẻ ra/ổ của Landrace thấp hơn của Yorkshire, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Theo Đinh Văn Chỉnh và cs (2001): số con đẻ ra/ổ của Landrace là 9,98 và 10,29 con. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần cao hơn kết quả trên.
Số con sơ sinh sống đến 24h/ổ
Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa và kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên. Nếu số con sơ sinh sống đến 24h/ổ cao thì số con cai sữa /ổ sẽ được nâng cao. Qua bảng 4.5 cho thấy số con sơ sinh sống đến 24h/ổ của
Landrace và Yorkshire lần lượt là: 9,66 ± 0,21 và 9,79 ± 0,15 con. Kết quả cho thấy số con sơ sinh sống đến 24h/ổ của Landrace ít hơn của Yorkshire, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
So với Đoàn Xuân Trúc và ctv (2000): số con sống đến 24h/ổ của Landrace và Yorkshire là 10,78 ± 1,78 và 10,94 ± 1,38 con thì kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn kết quả trên.
Tỷ lệ sơ sinh sống
Tỷ lệ sơ sinh sống là một chỉ tiêu cho biết sức sống của đàn lợn sơ sinh và khả năng nuôi thai của lợn mẹ, nó cũng đánh giá được khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng nái mang thai của cơ sở.
Qua bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ sơ sinh sống của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 94,28 ± 1,61 và 95,01 ± 1,24 %. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của Landrace thấp hơn của Yorkshire. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Số con để nuôi/ổ
Số con để nuôi/ổ phụ thuộc nhiều vào số núm vú, tình trạng sức khoẻ của lợn mẹ. Kết quả bảng 4.5 cho thấy số con để nuôi/ổ của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 9,53 ± 0,79 và 9,61 ± 0,81 con. Kết quả cho thấy số con để lại nuôi của Landrace ít hơn của Yorkshire nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Đặng Vũ Bình (1995) cho biết: số con để nuôicủa Landrace là 9,2 ± 0,5 của Yorkshire là 9,4 ± 0,3 con. So với kết quả nghiên cứu của tác giả thì kết quả của chúng tôi có phần cao hơn.
Khối lượng sơ sinh/con
Khối lượng sơ sinh/con là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ và kỹ thuật nuôi dưỡng nái mang thai của cơ sở chăn nuôi. Đây là chỉ tiêu rất
quan trọng nó tương quan thuận với khối lượng 21 ngày tuổi và khối lượng cai sữa của lợn con.
Kết quả theo dõi cho thấy khối lượng sơ sinh/con của Landrace là 1,39 ± 0,02 kg, Yorkshire là 1,35 ± 0,03 kg. Khối lượng sơ sinh của Landrace cao hơn Yorkshire. Sự sai khác này là rõ ràng, có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Theo Phan Xuân Hảo (2001): khối lượng sơ sinh/con của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 1,42 và 1,37 kg. Như vậy kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn kết quả của tác giả.
Khối lượng sơ sinh/ổ
Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào số con đẻ ra còn sống và khối lượng sơ sinh/con. Chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá phẩm chất giống cũng như khả năng sinh trưởng, phát dục và sức sống của lợn trong giai đoạn bào thai, đồng thời cũng đánh giá được kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái mang thai.
Kết quả bảng 4.5 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 15,73 ± 0,04 và 14,86 ± 0,05 kg. Kết quả cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của Landrace cao hơn của Yorkshire. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Đinh Văn Chỉnh và cs (2001) cho biết: khối lượng sơ sinh/ổ của Landrace là 13,14 và của Yorkshire là 13,32 kg. Kết quả của chúng tôi có phần cao hơn của tác giả.
Số con 21 ngày tuổi/ổ
Người ta dùng chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con và khả năng tiết sữa của lợn mẹ.
Kết quả bảng 4.5 cho thấy số con 21 ngày tuổi của Landrace là 9,46 ± 0,89 và của Yorkshire là 9,54 ± 0,78 con. Kết quả cho thấy số con 21 ngày tuổi/ổ của
Landrace thấp hơn của Yorkshire. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Theo Đinh Văn Chỉnh và cs (2001): số con 21 ngày tuổi/ổ của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 8,86 và 9,10 con thì kết quả của chúng tôi cao hơn của tác giả.
Khối lượng 21 ngày tuổi/con
Kết quả bảng 4.5 cho thấy khối lượng 21 ngày tuổi/con của Landrace là 4,99 ± 0,11 và của Yorkshire là 4,83 ± 0,15kg. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa hai giống là không nhiều, không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Theo Đinh Văn Chỉnh và cs (2001): khối lượng 21 ngày tuổi/concủa Landrace và Yorkshire lần lượt là: 4,36 và 4,88 kg thì kết quả của chúng tôi có phần cao hơn.
Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con và khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ tăng dần đến ngày 21 sau khi đẻ sau đó giảm dần. Do đó người ta dùng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khă năng tiết sữa của lợn mẹ.
Kết quả theo dõi ở bảng 4.5 cho thấy khối lượng 21 ngày tuổi của Landrace đạt 49,50 ± 4,11, của Yorkshire đạt 51,03 ± 3,09 kg. Kết quả cho thấy khối lượng 21 ngày tuổi/ổ của Landrace thấp hơn của Yorkshire. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số con cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Qua bảng 4.5 cho thấy số con cai sữa/ổ của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 9,25 ± 0,81 và 9,41 ± 0,76 con. kết quả cho thấy số con cai sữa/ổ của Landrace thấp hơn của Yorkshire. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Đoàn Xuân Trúc và ctv (2000) cho biết số con cai sữa/ổ của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 9,51 ± 3,01 và 9,57 ± 2,8 con. Kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn kết quả trên.
Khối lượng cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu sinh sản quan trọng nó liên quan chặt chẽ với khối lượng sơ sinh, nó làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng.
Kết quả bảng 4.5 cho thấy khối lượng cai sữa/ổ của Yorkshire cao hơn của Landrace, cụ thể: khối lượng cai sữa/ổ của Yorkshire là 63,08 ± 5,26 kg, của Landrace là 60,15 ± 5,09 kg. Sự khác biệt này là rõ ràng, có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).
Khối lượng cai sữa/con
Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 4.5. cho thấy khối lượng cai sữa/con của Landrace và Yorkshire là: 6,42 ± 0,46 và 6,58 ± 0,15 con. Kết quả cho thấy khối lượng cai sữa/con của Landrace thấp hơn của Yorkshire. Sự chênh lệch này là rõ ràng, có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Đặng Vũ Bình (1995) cho biết: khối lượng cai sữa/con của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 8,2 ± 0,5 và 8,1 ± 0,3 con. Như vậy kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của tác giả.
Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là tổng số con sống đến cai sữa trên tổng số con để lại nuôi. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được như sau: tỷ lệ nuôi sống của Landrace cao hơn Yorkshire, cụ thể: tỷ lệ nuôi sống của Landrace là 93,65 ± 1,52%, của Yorkshire là 92,05 ± 1,32%. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/con. Thời gian cai sữa sớm cho lợn con có tác dụng làm giảm khoảng cách lứa đẻ tăng năng suất sinh sản của lợn nái. Kết quả thời gian cai sữa chúng tôi theo dõi được của Landrace và Yorkshire lần lượt là: 29,61 ± 0,50 và 29,74 ± 0,38 ngày. Kết quả cho thấy thời gian cai sữa của hai giống không chênh lệch nhau nhiều vì thời gian cai sữa của trại Mỹ Văn quy định trong khoảng 28 – 30 ngày. Sự sai lệch này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).