TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy thiết bị bưu điện (Trang 53 - 54)

TRƯỜNG ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

Là một Nhà máy được thành lập và hoạt động trong thời kỳ quản lý kinh tế theo hướng tập trung quan liêu bao cấp. Qua một thời kỳ quá dài theo kiểu’’ cấp phát’’, Nhà máy chỉ làm quen theo khẩu hiệu’’ tất cả cho sản xuất’’ định hướng chất lượng theo khả năng của người sản xuất mà không chú ý đến người tiêu dùng. Bước sang hoạt động theo cơ chế mới, nhận thức của cán bộ Nhà máy về vai trò của thị trường và công tác nghiên cứu thị trường đã có nhiều tiến bộ song việc thực hiện công tác này vẫn chưa thật đầy đủ và thiếu sự chuẩn bị.

Mấy năm gần đây, công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy được tiến hành hết sức khó khăn do chất lượng và giá cả chưa phù hợp với người tiêu dùng. Điều này cũng do khâu nghiên cứu thị trường còn yếu kém, ngoài ra các kênh tiêu thụ chưa được tổ chức hợp lý, hệ thống đại lý, của hàng chưa phát triển, không có hình thức khuyến mại quảng cáo.

Đối với tình hình tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì vai trò chất lượng của hàng hoá cũng như vai trò của công tác nghiên cứu thị trường ngày càng quan trọng. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ xác định đúng tiêu chuẩn sản phẩm cần sản xuất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, từ đó có chính sách cải tiến chất lượng, mẫu mã, cho thích hợp. Đã đến lúc nhà máy phải định hướng các hoạt động của mình theo nhu cầu của thị trường. Bằng mọi cách phải vươn lên đáp ứng cho được những nhu cầu đó. Để làm được điều này, ban lãnh đạo Nhà máy phải tiến hành chỉ đạo thực hiện một số nội dung cụ thể như:

Hiện nay cơ chế hoạt động của phòng thị trường là hoàn toàn độc lập nhưng công tác nghiên cứu thị trường của phòng lại không hoàn thành. Việc nghiên cứu, tiêu thụ sản phẩm đôi khi lại là công việc của phòng kế hoạch vật tư do không nắm bắt, nghiên cứu được tình hình của thị trường. Vì vậy, đội ngũ Marketing phải đi sâu vào những đặc điểm mang tính đặc thù của khu vực thị trường riêng với các mục tiêu chính là thực hiện chiến lược khai thác và mở rộng thị trường.

Với thị trường trong nước: đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng, ở nhiều loại sản phẩm cầu còn lớn hơn cung. Trong khi cạnh tranh để chen chân vào thị trường nước ngoài là một điều hết sức khó khăn do đó cần phải đáp ứng nhu cầu trong nước. Hướng mở rộng thị trường vào các tỉnh miền núi phía bắc và mở thêmchi nhánh ở phía nam hình thành một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.

Đối với thị trường nước ngoài: Tranh thủ phát huy lợi thế của ngành, của Nhà máy và có quan hệ tốt với các đối tác hiện nay để dần chiếm lĩnh thị trường.

Đội ngũ nghiên cứu thị trường cần phải tổng hợp thông tin về chất lượng mẩu mã, yêu cầu, thị hiếu và đưa các thông số kỹ thuật cải tiến sản phẩm đưa các sản phẩm mẫu mã ra thăm dò thị trường. Nghiên cứu thị trường bằng cách dựa trên cơ sở tài liệu nghiên cứu như các bản tin kinh tế, giá cả, thương mại do trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại xuất bản, các tạp chí công nghiệp...đặc biệt quan trọng là bằng những thông tin thu thập được từ việc nghiên cứu thăm dò thực tế. Đòi hỏi chính ở đây là đảm bảo chất lượng trong nghiên cứu phân tích các yêu cầu của khách hàng.

Ước định môi trường trong tương lai với những dự báo kinh tế và thị trường trong đó có nhu cầu về chất lượng sản phẩm mà nhà máy đang sản xuất, dự báo về các yếu tố môi trường sẽ tác động tới nhà máy và tới sản phẩm của nhà máy cũng như dự báo về tình hình của các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy thiết bị bưu điện (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w