Thị trường cánh kiến xã Huổi Lèng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên (Trang 50 - 53)

Khi còn Lâm trường cánh kiến Huổi Lèng tuy sản lượng cánh kiến đỏ khá cao nhưng chưa hình thành được thị trường tiêu thụ do nhựa cánh kiến được sự bao cấp và phân phối của nhà nước. Sau khi lâm trường giải thể, nghề nuôi thả cánh kiến đỏ của xã bị thu hẹp lại, sản lượng nhựa quá ít chưa hình thành nên một thị trường chỉ có một hộ thu mua rồi mang về Hà Nội bán. Mấy năm trở lại do nhu cầu nhựa cánh kiến tăng nhanh nước ta xuất khẩu nhiều nhựa thô sang Trung Quốc, sản lượng cánh kiến ở Huổi Lèng cũng tăng, hình thành nên thị trường nhựa cánh kiến. Vào mùa thu hoạch nhựa cánh kiến thị trường khá sôi động, người bán kẻ mua. Hiện nay, ở Huổi Lèng hình thành nhiều kênh tiêu thụ cánh kiến đỏ. Các kênh tiêu thụ cánh kiến đỏ được thể hiện qua sơ đồ sau.

Sơ đồ kênh tiêu thụ cánh kiến đỏ xã Huổi Lèng.

``

Người nuôi thả

Tư thương tại xã Huổi Lèng Tư thương thị xã Mường Lay Tư thương Hà Nội Người tiêu dùng

Xuất sang Trung Quốc

Có nhiều kênh tiêu thụ nhựa cánh kiến đỏ: Kênh tiêu thụ thứ nhất từ người nuôi thả bán cho tư thương tại xã Huổi Lèng, tư thương ở đây lại bán cho tư thương Hà Nội, đây là kênh tiêu thụ phổ biến nhất; kênh tiêu thụ thứ hai những tư thương buôn bán nhựa cánh kiến đỏ ở Mường Lay xuống mua nhựa cánh kiến của Huổi Lèng mang về Mường Lay bán lại cho tư thương Hà Nội; kênh tiêu thụ thứ 3 người nuôi thả bán trực tiếp cho tư thương Hà Nội, kênh tiêu thụ thứ tư thương Huổi Lèng bán cho tư thương Mường Lay, tư thương Hà Nội mua lại của tư thương Mường Lay. Những người bán trực tiếp cho tư thương Hà Nội thường cũng chính là những người thu gom nhựa cánh kiến. Hiện nay tại xã Huổi Lèng có 5 hộ gia đình thu gom nhựa cánh kiến. Tư thương Hà Nội mua nhựa cánh kiến đỏ một phần nhỏ họ bán cho các nhà máy chế biến thành Shellac còn lại phần lớn xuất nhựa thô sang Trung Quốc.

Giá bán nhựa cánh kiến có sự thay đổi rất nhiều qua từng mắt xích của kênh tiêu thụ. Kênh tiêu thụ nào càng nhiều mắt xích thì giá thu mua của người dân càng rẻ. Giá bán nhựa cánh kiến xã Huổi Lèng phụ thuộc vào ba yếu tố: Chất lượng nhựa cánh kiến, giá cả thị trường tại thời điểm mua bán, chuỗi mắt xích trong kênh tiêu thụ. Bảng 5.10 sẽ cho chúng ta thấy sự biến đổi giá cả của nhựa cánh kiến đỏ theo giá thị trường và chất lượng nhựa.

Bảng 5.10: Giá bán (đ/kg) nhựa thô cánh kiến đỏ do tư thương Huổi Lèng thu mua.

Giá (đ/kg) Năm Loại nhựa 2000 2005 2006 2007 Tốt 7000 - 9000 13000 - 16000 25000 - 28000 22000- 25000 Trung bình 4500 – 6000 11000 – 13000 20000 - 22000 18000 – 22000 Xấu 4000 7000 - 8500 15000 – 17000 15000 - 17000

- Nhựa tốt là loại nhựa có màu nâu đẹp, tổ nhựa to đều, nhựa khô giòn và không lẫn nhiều tạp chất.

- Nhựa trung bình là loại nhựa khô và không lẫn tạp chất. - Nhựa xấu là loại nhựa chưa khô kiệt và bị lẫn nhiều tạp chất. Phần lớn nhựa cánh kiến ở đây đạt chất lượng trung bình.

Tư thương Hà Nội thu mua lại nhựa cánh kiến của tư thương Huổi Lèng chênh lệch với giá tư thương Huổi Lèng mua của người dân từ 8000 – 15000 đ/kg tùy vào từng loại nhựa. Giá trung bình vào khoảng 30 000 – 35 000 đ/kg.

Các chuỗi sản phẩm thể hiện sự biến đổi giá cả nhựa cánh kiến đỏ thô qua từng mắt xích của các kênh thị trường.

- Kênh thị trường thứ nhất.

- Kênh thị trường thứ 2

- Kênh thị t

- Kênh thị trường thứ 3

- Kênh thị trường thứ 4

Nhìn vào các chuỗi sản phẩm rằng càng nhiều mắt xích tiêu thụ thì người nuôi thả bán với giá thấp hơn. Nếu như ở kênh thứ 4 người nuôi thả nhận được 35 000 đ/ kg thì ở kênh thứ nhất người nuôi thả chỉ nhận được có 15 000 – 28 000 đ/kg. Một thực trạng nữa khi nói đến thị trường tiêu thụ cánh kiến đỏ là thiếu các thông tin thị trường dẫn đến thiệt hại trong sản xuất.

Người nuôi thả 15 000 – 28 000 TT Huổi Lèng 30 00 - 35000 TT Hà Nội Người nuôi thả 15 000 – 28 000 TT Mường Lay 32 000 – 35 000 TT Hà Nội Người nuôi thả 20 000 TT Huổi Lèng 28 000 TT Mường Lay 35 000 TT Hà Nội Người nuôi thả 30 000 – 35 000 TT Hà Nội

nên giá nhựa thô và giá Shellac tại Hà Nội đều giảm hơn năm 2006. Những do không nắm bắt được các thông tin này mà các hộ tư thương ở đây vẫn thu mua nhựa cánh kiến của đồng bào người H’Mông với giá như năm 2006. Trong khi đó tư thương Hà Nội mua với số lượng ít hơn năm 2006 và giá rẻ chỉ từ 15 000 – 25 000 đ/kg.

Năm 2007 thị trường cánh kiến tại xã Huổi Lèng thu hẹp lại so với các năm 2006, một số hộ thu mua nhựa cánh kiến và một số hộ gia đình nuôi cánh kiến lấy nhựa hiện nay vẫn còn tồn nhựa chưa bán hết. Từ thực trạng thị trường cánh kiến đỏ khu vực nghiên cứu bấp bênh không ổn định như vậy đòi hỏi các cấp các ngành cùng với người dân có sự liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nhựa cánh kiến đỏ. Kết quả phỏng vấn người dân, tôi nhận thấy vấn đề bức xúc nhất của các hộ gia đình nuôi thả cánh kiến đỏ hiện nay là tìm thị trường tiêu thụ cánh kiến ổn định, giảm dần các khâu trung gian trong chuỗi sản phẩm để người dân thu được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)