Đánh giá mật độ và tình hình sinh trưởng của rừng Cọ khiết

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên (Trang 32 - 35)

Theo thiết kế ban đầu của Lâm trường rừng Cọ khiết được trồng với mật độ 450 cây/ha và phải luôn đảm bảo mật độ này trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay nhiều lô rừng Cọ khiết có mật độ thấp hơn có nơi chỉ đạt 300 cây/ha nhưng cũng có nơi mật độ cao đạt 800 cây/ha. Một số nguyên nhân dẫn đến mật độ thay đổi: Những rừng Cọ khiết này thả rệp cánh kiến nhiều năm nay cây bị khai thác quá mức nên chết; do người dân phá bỏ cây Cọ khiết khi Lâm trường giải thể; một số hộ trồng dặm làm mật độ tăng lên. Rừng Cọ khiết được trồng vào khoảng những năm 1999, 2000 có mật

Hình 10: Rừng Cọ khiết trồng

năm 1980 Hình 11: Rừng Cọ khiết trồng năm 1990 - 2000

mấy năm gần đây có mật độ dầy hơn nhiều, theo thiết kế của Ban quản lý rừng phòng hộ những rừng Cọ khiết này có mật độ từ 1800 – 1900 cây/ha. Mật độ trồng ở những giai đoạn sau cao hơn rất nhiều so với trước vì ngoài nuôi thả cánh kiến các rừng Cọ khiết còn có chức năng phòng hộ đầu nguồn.

Bảng 5.3: Tỷ lệ phần trăm cây đậu kiến trong 10 OTC TT OTC Năm trồng Số cây OTC Số cây đậu kiến Tỷ lệ % cây đậu kiến Sinh trưởng 1 1980 56 32 57,14 Tốt 2 1980 41 16 39,02 Tốt 3 1980 33 14 42,42 Tốt 4 1980 30 19 63,33 Tốt 5 1980 37 23 62,16 Tốt 6 1999 43 19 44,19 Tốt 7 1999 38 20 47,36 Tốt 8 2000 34 22 64,71 Tốt 9 2006 74 Chưa thả 10 2006 69 Chưa thả

Nhìn vào bảng ta thấy khả năng đậu rệp của các lâm phần Cọ khiết điều tra là khác nhau. Kinh nghiệm sản xuất người dân chỉ ra rằng một khu rừng Cọ khiết có khoảng từ 20 – 80% số cây có khả năng đậu rệp. Mặt khác khi đậu rệp rồi thì khả năng cho nhựa của các cây cũng rất khác nhau. Có những cây rệp cánh kiến sống được ở tất cả các cành, nhưng có những cây rệp chỉ sống ở một số cành nhất định. Theo kinh nghiệm của những người thả cánh kiến lâu năm thì những cây Cọ khiết có vỏ đen khả năng đậu rệp cao hơn những cây có vỏ trắng. Vì vậy, khi thả cánh kiến nên lựa chọn những cây Cọ khiết vỏ đen, không nên thả rệp vào các cây Cọ khiết có vỏ trắng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)