Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên (Trang 60 - 61)

nuôi thả cánh kiến xã Huổi Lèng

Nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, làm thay đổi đời sống của cộng đồng người H’Mông xã Huổi Lèng, còn góp phần giải quyết công ăn việc làm. Tuy nhiên, để phát triển được nghề này còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Từ những thuận lợi và khó khăn đã phân tích, tham khảo ý kiến của chuyên gia đưa ra bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ.

Bảng 5.13: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

đối với nghề nuôi thả cánh kiến đỏ.

Điểm mạnh Điểm yếu

- Có nhiều diện tích đất trống, đồi trọc có thể sử dụng trồng cây Cọ khiết nuôi thả cánh kiến đỏ.

- Điều kiện khí hậu thuận lợi đối với nghề nuôi thả cánh kiến đỏ.

- Có nguồn nhân lực dồi dào.

- Người dân gắn bó với nghề nuôi thả cánh kiến đã lâu, có nhiều kiến thức bản địa hay trong nuôi thả cánh kiến.

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, diện tích rừng Cọ khiết của các hộ gia đình bị xé lẻ.

- Chưa hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng. Phân chia ranh giới rừng và đất rừng không rõ ràng.

- Thiếu vốn mở rộng quy mô sản xuất.

- Kỹ thuật nuôi thả cánh kiến đỏ bằng các kiến thức bản địa nên chất lượng, năng suất và sản lượng nhựa cánh kiến không ổn định. - Thiếu giống cây chủ hữu hiệu, chưa phân lập được giống rệp cánh kiến đỏ cho năng suất cao và ổn định.

- Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm phát triển cánh kiến đỏ.

- Thị trường tiêu thụ không ổn định, thiếu các thông tin thị trường.

Cơ hội Thách thức.

- Nhu cầu nhựa cánh kiến đỏ, sản phẩm Shellac của nước ta và thế giới sẽ ngày càng tăng.

- Tỉnh Điện Biên bắt đầu quan tâm cải thiện sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao. Dự án 661 của tỉnh đưa cây cọ khiết vào trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để thả cánh kiến đỏ.

- Nhiều dự án của các tổ chức phi chính phủ muốn đầu tư phát triển Lâm nghiệp bền vững.

- Cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống thông tin đã được cải thiện đáng kể và thuận lợi hơn trước.

- Đã hình thành thị trường tiêu thụ

- Cải thiện giống cây Cọ khiết, phân lập giống rệp cho chất lượng cao.

- Cơ chề cạnh tranh thị trường diễn ra ngày càng quyết liệt.

- Thị trường nhựa cánh kiến thiếu ổn định. - Hoàn thiện công tác quản lý rừng là vấn đề khó khăn nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)