Hình ảnh những đứa trẻ

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ (Trang 46 - 50)

III. Hệ thống hình ảnh: thế giới của những biểu trưng đầy ám ảnh

2. Hình ảnh những đứa trẻ

Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới định nghĩa, trẻ thơ là “biểu tượng

của sự trong trắng, vô tội; là trạng thái chưa hề mắc tội lỗi, […] biểu tượng của tính chất phác tự nhiên, tính hồn nhiên” [4; 496]. Trong thơ Lưu Quang Vũ,

hình ảnh đứa trẻ trở đi trở lại trong một số bài thơ, có ý nghĩa lớn trong việc biểu hiện cách nhìn, cách cảm về hiện thực của cái tôi trữ tình trong tập thơ này.

Chúng tôi tiến hành khảo sát về tần số xuất hiện và những biến thể của những đứa trẻ và thu được kết quả như sau:

Biểu tượng/ biến thể Số lần xuất hiện

Trẻ con 5

Đứa con 1

Con 14

Một con người nhỏ xíu 1

Lũ em lớn lên 1 Con trẻ 1 Những đứa trẻ con 2 Lũ trẻ 2 Đôi mắt trẻ con 1 Đứa trẻ 11 Trẻ thơ 1 Em bé/ bé em 6

Hình ảnh những đứa trẻ và biến thể của nó xuất hiện 46 lần trong tập thơ này, là một con số đáng lưu ý. Quả thực, đây là một hình ảnh trở đi trở lại và có ý nghĩa đặc biệt trong tập thơ này.

Hòa bình lập lại, cuộc sống mới đang được dựng xây. Nhưng bắt đầu từ đâu, khi mà “chưa ai yêu thương bên huyệt mộ căm thù”? Với cái tôi Lưu Quang Vũ, sự sống chỉ có thể hồi sinh qua những đứa trẻ, chính trẻ con sẽ là người đi

nối lại những chiếc vòng trên mặt đất:

Đứng bên thềm em lặng lẽ nhìn con

Chúng sẽ nối lại chiếc vòng sẽ đi hết con đường Bằng hi vọng của em trên mặt đất

Hình ảnh em bé mắt trong là biểu trưng cho sự sống, cho chân lí cuộc đời mãi mãi xanh tươi, đối lập lại những gì là đen tối, đối lập với những bi kịch của kiếp người:

Bên đường một em bé mắt trong Đốt chuỗi đèn hạt bưởi

Đầu phố tưng bừng đám cưới Gió thổi bay những cánh hoa hồng

Hình ảnh trẻ thơ trong Lưu Quang Vũ luôn có vẻ đẹp của sự sáng trong, ngây thơ, hồn nhiên. Tuy nhiên, chính sự vô tội của trẻ thơ nên chúng cũng chính là nạn nhân đau xót nhất trong những cuộc tàn diệt con người. Hình ảnh những đứa trẻ bị giết trở đi trở lại như một ám ảnh xót xa về sự mất mát, đau thương:

Tôi yêu trái đất này sao được

Người ta ném bom xuống làng xóm chúng tôi Những máy bay nhanh hơn tiếng động

Những người trai của một thành phố khác Cày nát đất tôi rồi

Bao đứa trẻ con đã chết Dưới mặt trời ô nhục

Trái đất mình đẹp lắm phải không em?

Và khi cuộc đời còn lắm bất công, nỗi cơ cực vẫn còn hoành hành trên mỗi số phận người, trẻ con là đối tượng đầu tiên chịu nỗi khổ đau, trẻ con là đại diện cho những nỗi khổ nghèo mà con người vẫn chưa thể vượt qua:

Mà đất đai vẫn ngày đêm cơ cực

Những đứa trẻ con tràn trụi chạy trên đời

Và đòi quyền sống quyền tự do cho con người, cũng chính là đòi lại sự sống bình yên cho những trẻ thơ trên đời:

…không còn đứa trẻ móc túi nào để mọi người được xông vào đánh đập

Không đứa trẻ nào bị napan thiêu đốt Không có đứa trẻ nào không có đồ chơi

Có khi, cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ lại nhập thân vào đứa trẻ như sự trở lại quá khứ, trở về tuổi thơ để tìm lại bài ca đã mất:

Đêm nay từ sông Mã sông Hồng Tôi lại là đứa trẻ lang thang Đi tới bao miền xa lạ

Tìm em và bài hát ngày xưa

Có thể nói, hình ảnh đứa trẻ đã thành một niềm ám ảnh trong tập thơ

Những bông hoa không chết. Cái tôi trong đời thực là một người cha, nhưng

trong thơ thì thiên về tính mẫu với tình cảm trìu mến thương yêu với những số phận trẻ thơ, đau xót trước cái chết của trẻ thơ, xem trẻ thơ là nguồn cội sự sống, trở về với trẻ thơ cũng là hành trình tìm lại tuổi thơ êm đềm dấu yêu đã mất. Hình ảnh trẻ thơ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc trong tập thơ này.

Hai hình ảnh biểu tượng là còn quá sơ sài để xây dựng nên diện mạo của thế giới hình ảnh mang tính biểu tượng của tập thơ này. Tuy nhiên, do dung lượng đề tài, chúng tôi chỉ tạm khảo sát hai hình ảnh đó để đi tới những nhận xét sơ bộ về thế giới biểu tượng trong tập thơ Những bông hoa không chết của Lưu Quang Vũ.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua quá trình khảo sát thống kê, phân tích, chúng tôi đã tìm hiểu về cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ với những khía cạnh độc đáo và phong phú. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy bước phát triển vận động của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong các giai đoạn đến tập thơ này. Chúng tôi cũng đã cố gắng có sự phân biệt giữa các chặng đường thơ trong quá trình đó để tìm ra điểm khác biệt của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong tập thơ này và ý nghĩa của nó trong hành trình thơ của anh. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, bài tập này không thể tránh khỏi những sơ sài, thiếu sót. Hi vọng rằng, sau đề tài này, sẽ tiếp tục có những công trình đi nghiên cứu sâu hơn về tập thơ này nói riêng, thơ Lưu Quang Vũ nói chung, làm nổi bật giá trị của những sáng tác thi ca Lưu Quang Vũ, góp phần dựng lại một chân dung thơ vốn còn chưa được quan tâm xứng đáng của giới nghiên cứu phê bình! ./.

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w