Trong tập Những bông hoa không chết, chúng tôi nhận thấy, phần lớn các bài thơ của Lưu Quang Vũ đều có vẻ đẹp của những bức tranh mà trên đó, không có những gam màu nhòe lẫn vào với nhau mà luôn là những mảng màu tương phản. Chúng tương phản nhau để, hoặc làm nên những bản hòa âm, hoặc
làm nên những cung trầm bổng khác nhau của điệu hồn. Những sự phân cực đối lập của những cung bậc cảm xúc khác nhau của cái tôi trữ tình qua đó mà bộc lộ.
Cuộc vận động của hành trình thơ Lưu Quang Vũ được thể hiện rất rõ nét qua thủ pháp vận dụng và phối hợp những mảng màu thông qua việc xây dựng bằng thế giới hình ảnh âm thanh ánh sáng đối lập, phân cực. Nếu như ở chặng đường thơ đầu tiên, thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ được xây dựng với những mảng màu tươi sáng, đẹp đẽ, thể hiện cái Tôi mơ mộng, cảm xúc, ở chặng đường thơ thứ hai, đó lại là những gam tối, hướng tới diễn tả sự tàn khốc của hiện thực, đồng thời bộc lộ những đổ vỡ, sự vỡ mộng của cái Tôi trữ tình, thì ở chặng đường thơ thứ ba, chúng tôi nhận thấy, trong tập thơ Những bông hoa không chết, sự đổ vỡ và tỉnh thức đã xoay sang chiều nhận thức, khát vọng đi tìm, cắt nghĩa đời sống bùng cháy, nhiều bài thơ là những bức tranh trên đó hiện lên những mảng màu tương phản gay gắt, tạo nên những ấn tượng dữ dội cho người đọc. Cái tôi trữ tình trong tập thơ này qua đó hiện lên với trọn vẹn những ám ảnh, những trở trăn, những nỗ lực đi tìm và khám phá chân lí đời sống.
Tuy nhiên, cũng phải phân biệt rằng, không phải đến những năm 1974 – 1976 trong những bài thơ của tập thơ này mới có sự tương phản về thế giới hình ảnh, về những mảng màu sáng tối. Trước đó cũng có, thậm chí rất nhiều, đó là sự tương phản của hình ảnh thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào, con người câm lặng giữa bạn bè tươi vui, giữa những vần chữ đẹp với những chữ lấm lem của đời thực, … Nhưng sự tương phản đó là để hướng tới phản ánh cái tôi đa diện, cái tôi vật vã cô đơn trong cơn tỉnh thức đầu tiên, cái tôi không làm chủ được thế giới của mình mà lạc lõng bơ vơ lần đầu nhận ra mình trong đó. Còn ở đây, thế giới phân cực đối lập đã được xây dựng trong sự chủ động của chủ thể trữ tình, trong một khả năng vượt thoát lớn lao, sự vận động cảm xúc của cái tôi trữ tình luôn là đi từ những mảng màu tối – không gian u ám, vật vã sang một thế giới trong lành, tươi sáng, yên vui, thế giới của tình yêu và tự do.
Bài thơ Em là một tác phẩm có kết cấu như vậy. Sự phân cực đối lập của các mảng màu tương phản cho thấy những trở trăn, kiếm tìm vật vã:
Tôi đi tìm em Bờ biển bão
Những cô gái ướt đầm đìa như cá Những đôi mắt trập trùng biển lạ… Tôi đi tìm em hầm hố chật
Bom nổ tung bụi đất
…tìm em những chiến hào máu đẫm Tôi gào la bắn vào mặt quân thù Tìm em buổi sớm mùa thu
Nước bên đường trong vắt Tìm em cô gái mười sáu tuổi Hiền như một trái mơ xanh Em đợi tôi nghi ngút nắng rừng ở bản Tà Lề ờ ngã ba Đồng Hới em đợi tôi thành phố cũ
dưới bóng y-lăng hoa đỏ…
(Em) Có thể thấy, trong cuộc kiếm tìm, hình ảnh em (cô gái, hình tượng của tình yêu – hay em còn có thể là những khát vọng lớn hơn cả tình yêu) được đặt trong những mảng màu tương phản, những hình ảnh đối lập như hai thái cực: đau thương kì dị, chết chóc chia li và ngọt ngào tươi sáng, lãng mạn, bình yên. Đó có thể là sự đối lập giữa thực tại nghiệt ngã với ước mơ trong lành, cũng là hai thái cực đã trở thành một ám ảnh trong suốt chiều dài tập thơ. Thế nhưng, cuộc kiếm tìm đi từ trong đạn bom khốc liệt cuối cùng lại cập được tới bờ vui, cô gái anh đi tìm không chết trong những chiến hào máu đẫm, không xơ xác nhân hình trong khói lửa mà “Em đợi tôi nghi ngút nắng rừng/ ở bản Tà Lề ờ
ngã ba Đồng Hới/ em đợi tôi thành phố cũ/ dưới bóng y-lăng hoa đỏ…”. Hình
tìm thấy chân lí của mình, tìm thấy điểm tựa tin yêu trong tình yêu và hạnh phúc đời thường giản dị mà lãng mạn.
Sự vận động của thế giới hình ảnh đi từ bóng tối u buồn, từ ảm đạm ghê rợn đau thương tới bình yên tươi sáng là hành trình trở về nguồn cội, về với tình yêu nguyên sơ thưở ban đầu. Những hình ảnh thơ chuyển màu đột ngột, tạo nên những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ:
Những cây gai đã lớn vụt giữa trời Những cây gai giận dữ
Những con kiến lửa
Những bụi xương rồng trần trụi âm u Nụ cười tôi rách nát
Đêm tôi rền tiếng trống buồn thưở trước Nỗi buồn của ngọn giáo đơn sơ
Của những con người đầu tiên bị giết Món nợ truyền đời cay nghiệt
Tôi còn phải trả đến hôm nay… Đêm nay từ sông Mã sông Hồng Tôi lại là đứa trẻ lang thang Đi tới bao miền xa lạ
Tìm em và bài hát ngày xưa Bao giờ cẩm chướng nở hoa Quả dâu da chín ngọt…
Niềm tin của cái tôi đã tìm thấy chân lí của đời mình thể hiện qua những cuộc hành trình gian nan nhưng luôn về tới đích ấy. Sự đan xen, phối kết, vận động của những mảng màu sáng tối, của thế giới hình ảnh âm thanh ánh sáng đã góp phần lớn lao để bộc lộ cái tôi trữ tình trong tập Những bông hoa không chết.