Những bông hoa

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ (Trang 43 - 46)

III. Hệ thống hình ảnh: thế giới của những biểu trưng đầy ám ảnh

1. Những bông hoa

Xuất hiện ngay ở bài thơ đầu tiên của tập thơ, hình ảnh những bông hoa xuất hiện lặp lại nhiều lần như một niềm ám ảnh. Từ điển Biểu tượng văn hóa cho rằng, hoa là tượng trưng của tính không bền vững. Trong tư duy người phương Đông, hoa cũng là biểu hiện của sự mong manh, cái đẹp không bền, dễ úa tàn rơi rụng.

Trong tập Những bông hoa không chết, hoa xuất hiện với những biến thể với tần số như sau:

Biểu tượng/ biến thể Tần số xuất hiện

Những bông hoa/ hoa 8

Trồng hoa 3 Hoa nở 4 Đồng hoa 2 Hoa đỏ 1 Hoa gạo đỏ 1 Cúc vàng 3 Hoa mào gà 1 Hoa hồng 2 Cánh hoa 2

Hoa ngâu thơm 1

Hoa cẩm chướng 5

Mùa hoa 1

Hoa dại 2

Bằng lăng 1

Hoa muống tím 1

Hoa mắc cỡ 1

Bông sua đũa 1

Nhài 1

Những bông hoa trong tâm thức nhân loại là cái đẹp không bền vững. Thế nhưng, trong thơ Lưu Quang Vũ, những bông hoa lại có vẻ đẹp của sự bất tử. Sự bất tử của hoa biểu tượng cho sự bất tử của con người, của những giá trị vững bền không bao giờ mất đi:

Những bạn bè đã chết

Cũng sẽ trở về như những bông hoa Cắt xuân trước tháng giêng sau lại mọc Những bông hoa không chết bao giờ

Có thể thấy, hoa và những biến thể của nó xuất hiện nhiều lần, tổng cộng 42 lần trong tập thơ này. Nhưng, sự xuất hiện trở lại đó không giống nhau mà được biểu hiện bằng những biến thể khác nhau. Những bông hoa là cái đẹp không thể mất, bởi nó là điểm tựa, là niềm tin cho cái tôi trữ tình được sống để vượt qua mịt mù khói lửa:

Nếu bông hoa của tôi đã chết Tôi làm sao sống được

Trước đầm lầy mù mịt khói bay

Biến thể của những bông hoa có thể là hoa mắc cỡ, đại diện cho vẻ đẹp đồng quê, vẻ đẹp cội nguồn:

Em bỏ làng đi đâu…

Quên cánh đồng xưa quên khúc hát Quên hoa mắc cỡ ở vườn anh

Hoa là biểu tượng của sự hồi sinh sau những ngày chiến tranh đạn bom khốc liệt:

Chỗ bom cũ sẽ trồng hoa đẹp

Riêng vết đạn trên tường không thể nào quên

Hoa gạo đỏ - biến thể của hoa – là hình ảnh gợi về những hình ảnh xa xưa của văn hóa dân tộc, của nền văn minh làng xã yên bình, thanh thản với mái rạ bờ tre:

Hoa gạo đỏ bờ sông những đền miếu phố phường Mái rạ bờ tre hoàng hôn khói bếp

Những bông hoa mào gà, trong tâm thức của cái tôi trữ tình là loài hoa gợi về tuổi thơ, đưa con người trở lại thời quá vãng với màu hoa đỏ thắm mà mười lăm năm vẫn đau đáu trong tâm thức:

Tôi cũng có tuổi thơ hoa mào gà đỏ thắm Mười lăm năm màu đỏ dễ gì quên

Và những bông hoa – hoa cúc – hoa của mùa thu, nếu trong thơ ca vốn là biểu tượng của nỗi buồn thì với cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ, nó là những bông hoa vô tư – những bông hoa vui chưa bao giờ biết đến một lần chia li, một lần xa cách:

Nhưng giữa phố phường náo nhiệt đông vui Đi trong mưa em chỉ lặng mỉm cười

Ta chỉ nói về ngày gặp gỡ

Anh mua cho em một bó cúc vàng

Những bông cúc vô tư những bông cúc đầu tiên Nở xòe trong gió lạnh

Những bông hoa đã là một hình ảnh biểu trưng có ý nghĩa đặc biệt trong tập thơ này. Hoa là hình ảnh ám ảnh trong tâm thức, biểu hiện ra bằng những biến thể khác nhau, nhưng điểm tương đồng và thống nhất chính là, dù có biểu trưng cho điều gì, hoa trong thơ Lưu Quang Vũ vẫn thể hiện niềm tin, hi vọng của cái tôi trữ tình trước cuộc đời, trước hiện thực dẫu nhiều ngang trái nhưng rồi sẽ hồi sinh.

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w