Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 121 - 164)

- Đề xuất bổ sung một số biện pháp tạo cây con có bầu và trồng rừng ngập mặn tạ

4.4.3. Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh

và sinh khối của cây con trong vườn ươm

4.4.3.1. Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh khối của cây Vẹt khang

- Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sự nảy mầm

Bảng 4.32. Thời gian, tỷ lệ nảy mầm của trụ mầm Vẹt khang ở các mức ngập Mức ngập nước của bầu cây Không ngập Ngập 25% Ngập 50% Ngập 100%

Tỷ lệ nảy mầm (%) 97,78 91,11 88,89 100

Thời gian nảy mầm (ngày) 25 25 25 24

Kết quả bảng 4.32 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm ở các công thức thí nghiệm đều rất cao, biến động từ 88,89% đến 100%. Sai khác về tỷ lệ nảy mầm giữa các công thức không có ý nghĩa (χn2 =7,2 < χ0.52 =7.81).

Thời gian nảy mầm khá đồng đều giữa các công thức. Các công thức không ngập, ngập 25%, 50% hoàn thành nảy mầm sau 25 ngày, công thức ngập 100% hoàn thành sớm hơn 1 ngày. Như vậy, sự nảy mầm của Vẹt khang không phụ thuộc vào mức độ ngập nước của bầu cây.

Như vậy, sự nảy mầm của Vẹt khang không phụ thuộc nhiều vào mức độ ngập nước của bầu cây. Do đó, trong thực tiễn sản xuất giống cây Vẹt khang, tùy vào điều kiện thực tế để bố trí mức ngập nước của bầu cây cho phù hợp.

- Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sinh trưởng và sinh khối cây Vẹt khang

Bảng 4.33. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Vẹt khang ở các mức ngập nước

Chỉ tiêu Thời gian Công thức

x2, sig Không ngập Ngập 25% Ngập 50% Ngập 100% Tỷ lệ sống (%) 1 tháng 97,78 91,11 93,33 93,33 Hvn (cm) x2>0,05 5,07 4,98 5,03 4,48 D0 (cm) x2>0,05 0,43 0,44 0,45 0,45 Số lá sinh ra 2,0 2,0 2,0 2,0

Tỷ lệ sống (%) 3 tháng 97,78 91,11 93,33 93,33 Hvn (cm) x2> 0,05 14,48 14,93 15,35 14,08 D0 (cm) x2< 0,05, sig>0,05 0,51 0,52 0,54 0,55 Số lá sinh ra x2< 0,05, sig>0,05 10,32 11,93 12,08 14,07 Tỷ lệ sống (%) 6 tháng 97,78 91,11 93,33 93,33 Hvn (cm) x2< 0,05, sig>0,05 16,55 17,98 18,51 19,14 D0 (cm) x2< 0,05, sig>0,05 0,55 0,56 0,58 0,58 Số lá sinh ra x2< 0,05, sig>0,05 12,48 13 13,95 15,31 Số lá rụng 0 0 0 0 Tổng sinh khối tươi (g/cây) 29,52 29,96 30,57 31,78

Tổng sinh khối khô

(g/cây) 6,55 7,12 7,17 7,58

Về tỷ lệ sống: Không có sự sai khác về tỷ lệ sống qua các tháng theo dõi. Tại thời điểm cây 6 tháng tuổi, tất cả các Công thức thí nghiệm đều không có cây con bị chết, tỷ sống đều đạt 100%. Chứng tỏ mức ngập nước của bầu cây không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con.

Sinh trưởng chiều cao cây (Hvn), đường kính thân cây (Do) và số lá

Kết quả bảng 4.33 cho thấy:

- Sinh trưởng Hvn của các công thức có sự khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng. Cây 1 tháng tuổi, công thức không ngập có Hvn cao nhất (5,07cm), thấp nhất là công thức ngập 100% (4,48cm). Cây 3 tháng tuổi, Hvn ở công thức ngập 100% vẫn thấp nhất (14,08cm), nhưng lúc này Hvn lớn nhất thuộc về công thức ngập 50% (15,35cm). Tuy nhiên, khi cây 6 tháng tuổi, tăng trưởng Hvn có tính quy luật tăng dần theo mức độ ngập nước của bầu cây: không ngập (16,55cm) < ngập 25% (17,98cm) < 50% (18,51cm) < 100% (19,14cm).

Kiểm tra cho thấy chưa có sai khác về Hvn giữa các công thức tại thời điểm cây 1 và 3 tháng tuổi (χ2 > 0,05), nhưng đã có sự sai khác khi cây đạt 6 tháng tuổi (χ2 < 0,05). Tuy nhiên, sai khác Hvn giữa công thức tốt nhất (ngập 100%) và công thư tốt thứ hai (ngập 50%) không có ý nghĩa do giá trị sig >0,05.

Sinh trưởng Do và số lá sinh ra tương tự sinh trưởng Hvn khi cây 1 tháng tuổi (χ2 > 0,05). Tuy nhiên, khi cây 3 tháng tuổi, mức ngập nước của bầu cây đã có ảnh

hưởng đến sinh trưởng Do và số lá sinh ra ở các công thức thí nghiệm (χ2 < 0,05) và sự ảnh hưởng này tiếp tục diễn ra cho cả giai đoạn cây từ 4-6 tháng tuổi. Cây 6 tháng tuổi có Do và số lá tuân theo quy luật tăng dần theo mức độ ngập nước của bầu cây: Công thức không ngập (0,55cm;12,48lá) <ngập 25% (0,56cm; 13,07lá) <50% (0,58cm;13,95lá) <100% (0,58cm; 15,31lá). Có sự sai khác về các chỉ tiêu này giữa các công thức thí nghiệm (χ2 < 0,05), nhưng sai khác giữa trị số lớn nhất và lớn thứ hai không có ý nghĩa (sig >0,05).

Về sinh khối: Kết quả ở bảng 4.33 cho thấy có mối tương quan thuận giữa sự tăng trưởng Do, Hvn và số lá với sinh khối. Cây ở mức ngập nước sinh trưởng tốt thì có sinh khối cao và ngược lại. Công thức ngập 100% có sinh khối khô lớn nhất (7,58 g), tiếp đến là công thức ngập 50% (7,17 g), thấp nhất là công thức không ngập, chỉ đạt 6,55 g.

Tóm lại: Qua 6 tháng theo dõi sự nảy mầm của trụ mầm, sinh trưởng và sinh khối của cây Vẹt khang trồng ở các mức ngập nước khác nhau của bầu cây cho thấy mức ngập nước đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của cây con. Vẹt khang trồng trong túi bầu đặt trong điều kiện có ngập nước sinh trưởng tốt hơn không ngập, trong đó mức ngập 50% và 100% là thuận lợi nhất.

4.4.3.2 .Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh khối của cây Đước đôi

- Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sự nảy mầm

Bảng 4.34. Thời gian, tỷ lệ nảy mầm của trụ mầm Đước đôi ở các mức ngập Mức ngập nước của bầu cây Không ngập Ngập 25% Ngập 50% Ngập 100%

Tỷ lệ nảy mầm(%) 84,4 88,89 93,33 93,33

Thời gian nảy mầm (ngày) 32 30 29 28

Kết quả bảng 4.34 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm ở các công thức thí nghiệm đều rất cao, biến động từ 84,4% đến 93,33%. Không có sai khác về tỷ lệ nảy mầm giữa các công thức (χn2 = 2,72 < χ0.52 =7.81). Chứng tỏ sự nảy mầm của trụ mầm Đước đôi không phụ thuộc vào mức độ ngập nước của bầu cây.

Về thời gian nảy mầm: công thức ngập nước 100% nảy mầm sớm nhất (28 ngày), tiếp đến là công thức ngập 50% (29 ngày), chậm nhất là công thức không ngập (32 ngày). Như vậy mức ngập nước của bầu cây càng cao thì trụ mầm Đước đôi nảy mầm càng sớm.

. - Ảnh hưởng mức ngập nước đến sinh trưởng và sinh khối cây Đước đôi

Bảng 4.35. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Đước đôi ở các mức ngập nước

Chỉ tiêu Thời gian Công thức

x2, sig Không ngập Ngập 25% Ngập 50% Ngập 100% Tỷ lệ sống (%) 40 ngày 84,4 88,89 93,33 93,33 Hvn (cm) x2>0,05 5,14 6,08 6,48 6,78 D0 (cm) x2>0,05 0,46 0,45 0,45 0,46 Số lá sinh ra 2 2 2 2 Tỷ lệ sống (%) 90 ngày 84,4 88,89 93,33 93,33 Hvn (cm) x2> 0,05 15,57 16,08 16,21 16,71 D0 (cm) x2>0,05 0,58 0,56 0,53 0,56 Số lá sinh ra x2>0,05 5,11 5,15 5,64 5,24 Tỷ lệ sống (%) 180 ngày 84,4 88,89 93,33 93,33 Hvn (cm) x2< 0,05, sig<0,05 18,09 19,31 19,75 22,13 D0 (mm) x2>0,05 0,60 0,60 0,59 0,59 Số lá sinh ra x2< 0,05, sig>0,05 5,34 6 ,00 5,86 5,93 Số lá rụng 0 0 0 0 Tổng sinh khối tươi (g/cây) 69,23 71,05 72,99 73,18 Tổng sinh khối khô (g/cây) 16,9 15,53 17,79 17,96

Về tỷ lệ sống: Không có sự sai khác về tỷ lệ sống qua các tháng theo dõi. Cây 6 tháng tuổi, tất cả các công thức thí nghiệm đều có tỷ sống đạt 100%. Chứng tỏ mức độ ngập nước của bầu cây không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con.

Sinh trưởng chiều cao cây (Hvn), đường kính thân cây (Do) và số lá

Kết quả bảng 4.35 cho thấy:

- Sinh trưởng Hvn của các công thức thí nghiệm luôn theo quy luật tăng dần với mức ngập nước của bầu cây. Cây 40 ngày tuổi, công thức ngập 100% có Hvn lớn nhất, đạt 6,78cm, tiếp đến là công thức ngập 50%, đạt 6,48cm, thấp nhất là công

thức không ngập, chỉ đạt 5,14cm; cây 3 tháng tuổi, Hvn ở công thức ngập 100% đạt 16,71cm, công thức không ngập chỉ đạt 15,57cm; cây 6 tháng tuổi, công thức ngập 100% có Hvn đạt 22,13cm, công thức ngập 50%, đạt 19,75cm, thấp nhất là công thức không ngập, chỉ đạt 18,09cm.

Kiểm tra sai khác về Hvn giữa các công thức thí nghiệm cho thấy chưa có sự sai khác khi cây 3 tháng tuổi (χ2 >0,05) nhưng đã có sai khác khi cây đạt 6 tháng tuổi (χ2 < 0,05) và sai khác trị số Hvn của công thức tốt nhất (ngập 100%) và công thức tốt thứ hai (ngập 50%) là rất rõ rệt (sig <0.05). Cây 6 tháng tuổi, công thức gập 100% hiệu quả nhất.

- Sinh trưởng Do của các công thức thí nghiệm ở các tháng tuổi biến động rất nhỏ, chỉ từ 0,01-0,05cm. Kiểm tra sai khác có kết quả χ2 > 0,05 ở tất cả các độ tuổi, như vậy mức ngập nước của bầu cây không ảnh hưởng đến sinh trưởng Do của cây Đước đôi.

- Về số lá sinh ra: Cũng như Do, sinh trưởng về lá biến động rất nhỏ giữa các công thức thí nghiệm. Cây 3 tháng tuổi, trị số số lá sinh ra biến động từ 5,11 - 5,64 lá và chưa có sự sai khác giữa các công thức nghiệm (χ2 > 0,05). Cây 6 tháng tuổi có trị số lá sinh ra biến động từ 5,34-6,0 lá. Đã có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm (χ2 < 0,05), nhưng sai khác giữa công thức tốt nhất (ngập 25%) và công thức tốt thứ hai (không ngập) không rõ rệt (sig > 0,05)

- Về sinh khối: Có mối tương quan thuận giữa tăng trưởng Hvn và sinh khối. Cây trồng ở mức ngập nước có sinh trưởng Hvn tốt thì có sinh khối cao và ngược lại. Công thức ngập 100% có sinh khối khô lớn nhất, đạt 17,96g, tiếp đến là công thức ngập 50%, đạt 17,29 g và thấp nhất là công thức không ngập, chỉ đạt 16,9g.

Tóm lại: Qua 6 tháng theo dõi sự nảy mầm của trụ mầm và sinh trưởng của cây Đước đôi trồng trong túi bầu ở các mức ngập nước khác nhau cho thấy túi bầu đặt trong luống thường xuyên ngập nước ở các mức 25%, 50% và 100% thuận lợi cho sự nảy mầm của trụ mầm và sinh trưởng của cây Đước đôi. Trong đó mức ngập nước 100% là hiệu quả nhất. Đước đôi trồng trong túi bầu không được ngập nước thường xuyên sinh trưởng chậm hơn.

4.5. Đề xuất bổ sung một số biện pháp tạo cây con có bầu và trồng rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước và nhất là từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con có bầu và kỹ thuật trồng RNM tại Thừa Thiên Huế như sau:

4.5.1. Kỹ thuật tạo cây con có bầu

4.5.1.1. Thu hái, bảo quản giống

- Nguồn giống:Tại RNM ở cửa sông Bù Lu, huyện Phú Lộc.

- Thời kỳ thu hái: Thu hái giống tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch hàng năm.

- Nhận biết giống chín:

+ Giống Đước đôi: Khi trụ mầm chuyển từ màu xanh sang xanh nâu, hoặc cánh gián.

+ Giống Vẹt khang: Khi trụ mầm chuyển từ màu xanh sang nâu lục.

- Kích thước giống: Chọn những trụ mầm có chiều dài ≥ 30cm (đối với Đước đôi) và ≥ 8cm (đối với Vẹt khang).

- Phương pháp thu hái: Có 2 phương pháp

+ Vớt, nhặt trụ mầm đã chín, rụng xuống trên nền đất rừng, hoặc trôi theo thủy triều tấp vào các bờ đê, gốc cây mẹ: Chỉ chọn những trụ mầm đã chín còn nguyên vẹn (không bị bầm dập, không bị cua, còng ăn...), chưa ra rễ.

+ Thu hái trụ mầm ở trên cây: Chọn những cây mẹ nổi trội trong quần xã, có nhiều giống chín để thu hái.

- Bảo quản, vận chuyển và xử lý giống đã thu hái:Giống sau khi thu hái được chất thành đống ở nơi thoáng mát. Để tránh giống bị dập nát khi vận chuyển, cần xếp giống vào các thùng xốp hoặc khay nhựa, đối với giống Đước đôi nên dùng dây chuối bó các trụ mầm thành từng bó từ 3 - 5 kg. Khi vận chuyển giống phải hết sức cẩn thận vì trụ mầm có cấu trúc giống như một cây non nên rất dễ bị tổn thương.

Giống sau khi thu hái cần tiến hành gieo ươm ngay. Trường hợp phải giữ lại thì ủ trong cát ẩm có tưới nước lợ thường xuyên, nhưng không nên để quá 10 ngày.

4.5.1.2. Kỹ thuật làm vườn ươm cây giống và gieo ươm

- Đất làm vườn ươm: Chọn các khu đất bằng phẳng, cao ráo ở sát bờ phá Tam Giang - Cầu Hai hoặc cửa sông Hương, không bị ngập, úng nước kể cả lúc triều cường, mưa lớn để làm vườn ươm.

- Tạo bầu ươm cây

+ Túi bầu: Sử dụng túi bầu Polyethylene kích thước 12 x 20 cm, hoặc 15 x 20 cm. Cỡ bầu phải đồng nhất để dễ xếp luống và theo dõi. Dùng kéo cắt 2 góc đáy của túi bầu hoặc đục lỗ nhỏ ở thành túi để thông nước.

+ Hỗn hợp ruột bầu: Bao gồm đất, phân chuồng hoai và phân vô cơ. Có thể sử dụng cả 2 loại đất ngập mặn hoặc đất nước ngọt để làm ruột bầu. Nếu dùng đất ngập mặn, nên lấy đất ở các bãi bồi ở cửa sông Hương, sông Bù Lu, đất bồi ở ven đầm phá, hoặc đất trong ao nuôi thủy sản hạ triều. Nếu dùng đất nước ngọt, nên lấy đất phù sa ven các con sông.

Thành phần ruột bầu gồm: 1% lân lâm thao + 4% vi sinh sông Hươnhg + 25% phân chuồng lợn hoai + 70% đất.

+ Đóng và xếp bầu: Cho hỗn hợp ruột bầu vào đầy túi bầu và nén chặt. Xếp các túi bầu tựa sát vào nhau thành hàng vào luống ươm cây theo từng khối 100 bầu để dễ xác định số lượng và thuận lợi cho việc theo dõi cây con sau này.

+ Luống chứa bầu rộng 1,2m; khoảng cách giữa các luống rộng 0,5m; nền luống lót nilong để giữ nước cho ngập bầu cây từ 50-100% chiều cao của bầu.

- Gieo hạt, trụ mầm vào bầu

+ Trước khi gieo phải tưới đẫm nước cho đất trong túi bầu mềm để dễ gieo. + Trụ mầm Đước đôi: Gieo trụ mầm thẳng đứng trong túi bầu, dùng que nhọn chọc lỗ ở giữa túi bầu, sau đó cắm sâu khoảng 1/3 chiều dài trụ mầm, rồi dùng tay nén đất thật kỹ cho trụ mầm thẳng đứng, mỗi túi bầu cắm một trụ mầm.

+ Trụ mầm Vẹt khang: Tương tự như trụ mầm Đước đôi, nhưng trụ mầm được cắm sâu vào đất hơn, từ 1/2 đến 3/4 chiều dài của trụ mầm.

4.5.1.3. Chăm sóc cây con trong vườn ươm

+ Độ mặn nước tưới: Giai đoạn 3 tháng đầu sau khi gieo chỉ nên tưới nước ngọt, hoặc nước lợ nhạt (độ mặn <5‰). Từ tháng thứ 4 trở đi, tưới nước có độ mặn từ 5 - 15‰ đối với Đước đôi và từ 5 - 10‰ dối với Vẹt khang. Nếu nguồn nước có độ mặn quá cao, cần tưới bổ sung thêm nước ngọt để làm giảm độ mặn.

+ Tưới hoặc xả nước ngập luống chứa bầu cây. Nếu tưới, cần chú ý tưới đẫm, đều, không gây xói mòn cục bộ, không làm lung lay, bật gốc trụ mầm.

- Nhổ cỏ, phá váng: Luôn giữ cho mặt đất trong bầu tươi xốp, thông thoáng. Để tăng khả năng thấm nước, giảm sự bốc hơi bề mặt, cần xới váng và nhổ cỏ thường xuyên. Dùng que nhỏ xới nhẹ lớp váng khoảng 1cm, lưu ý nên xới xa gốc, tránh làm cho cây con bị tổn thương.

- Đảo bầu và phân loại cây: Cây con 2 tháng tuổi đã phát triển mạnh về bộ lá và rễ do đó nên tiến hành đảo bầu. Khi cây con đạt 4 tháng tuổi, cần phải phân loại, xếp cây lớn riêng, cây nhỏ riêng để chăm sóc để hạn chế những cây lớn che khuất, cạnh tranh ánh sáng, chèn ép các cây nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cây con: Trong thời gian ở vườn ươm, cây con có thể bị một số loại sâu, bệnh sau:

+ Rệp hại thân, lá non: Rệp thường bám vào lá non và đỉnh sinh trưởng, hút chất diệp lục ở lá và thân làm cho lá bị khô và cháy. Khi phát hiện cây con bị rệp bám cần tiến hành phun thuốc trừ rệp ngay bằng loại thuốc B52 USA 500EC. Theo dõi liên tục hàng ngày sau khi phun thuốc, nếu tỷ lệ rệp giảm hơn 80% là đạt yêu cầu. Nếu sau khi bơm thuốc vài ngày vẫn thấy còn nhiều rệp thì phải tiếp tục bơm đợt 2, 3 cho đến khi hết rệp, các đợt bơm cách nhau 7 ngày.

+ Sâu ăn lá: Khi phát hiện có nhiều sâu ăn lá cây cần tiến hành phun thuốc trừ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 121 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)