Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 164)

- Đề xuất bổ sung một số biện pháp tạo cây con có bầu và trồng rừng ngập mặn tạ

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận

Dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa: (1) kế thừa các kết quả nghiên cứu về sinh lý, sinh thái loài, kỹ thuật gây trồng cây ngập mặn đã có trong nước và trên thế giới; (2) điều tra khảo sát, đánh giá đặc điểm phân bố, sinh lý, sinh thái các loài cây ngập mặn sẵn có và đặc điểm đất ngập mặn của các địa điểm dự kiến gây trồng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn loài cây trồng dự tuyển và tiến hành các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng để kiến nghị áp dụng trong thực tiễn.

Từ quan điểm và cách tiếp cận nêu trên, đề tài đã thực hiện các bước nghiên cứu theo sơ đồ sau:

2.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu

- Kế thừa số liệu, tài liệu, báo cáo, các kết quả nghiên cứu có liên quan. - Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Kế thừa kết quả quan trắc độ mặn để phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản của Chi cục Nuôi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế và các kết quả nghiên cứu đã có để phân tích đặc điểm độ mặn của nước ở các vùng đất ngập tại Thừa Thiên Huế.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

* Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

- Điều tra, đánh giá thành phần loài, đặc điểm phân bố của TVNM:

+ Địa điểm thực hiện: tất cả các khu vực hiện có RNM ở khu vực Thừa Thiên Huế, bao gồm: i) khu vực đầm Lập An, ở cửa sông Bù Lu thuộc huyện Phú Lộc; ii) ở Tân Mỹ huyện Phú Vang; iii) ở rú Chá, thị xã Hương Trà.

+ Tại các khu vực có RNM, tiến hành lập các tuyến điều tra. Do các quần xã thực vật ngập mặn hiện có phân bố thành dải hẹp từ vài mét đến vài chục mét nên ở mỗi khu vực chỉ bố trí 01 tuyến điều tra, như vậy tổng số có 4 tuyến điều tra, gồm: 01 tuyến ở đầm Lập An, 01 tuyến ở cửa sông Bù Lu, 01 tuyến ở Tân Mỹ và 01 tuyến ở rú Chá.

+ Trên các tuyến điều tra tiến hành lập tổng số 22 ô tiêu chuẩn, kích thước 20 x 10m, diện tích 200 m²/ô, cụ thể gồm: đầm Lập An lập 13 ô, các khu vực RNM ở cửa sông Bù Lu, Tân Mỹ và rú Chá, lập 3 ô/khu vực (tổng số 9 ô). Ở những nơi RNM phân bố thành từng dải hẹp (<5m) ở ven đầm phá tiến hành quan trắc trên toàn bộ diện tích.

+ Các chỉ tiêu quan sát, đo đếm:

 Mô tả đặc điểm đất đai, địa hình, thực vật ngập mặn trên tuyến điều tra.  Xác định thành phần loài cây.

 Thu mẫu theo các phương pháp nghiên cứu thực vật của Thái Văn Trừng (2000) [47], Phan Nguyên Hồng (2003) [22], FAO (2006) [74], chụp ảnh tất cả mẫu vật và hiện trạng RNM tại các địa điểm nghiên cứu.

+ Mật độ tương đối = 100 * ni/ N + Tần suất tương đối = 100 * fi/ F

Trong đó: ni là số cá thể của loài thứ i, N là tổng số cá thể, fi tần suất xuất hiện của loài thứ i, F tổng tần suất.

- Xác định diện tích các khu rừng ngập mặn: Sử dụng máy định vị GPS 76CSx để xác định diện tích các khu rừng ngập mặn.

* Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng đầm phá, cửa sông và ven biển

- Đo độ mặn: Sử dụng khúc xạ kế ATAGO: S-28 của Nhật Bản để đo độ mặn của nước tại các khu vực nghiên cứu chưa được ngành thủy sản quan trắc, gồm các khu vực ven biển Tư Hiền, ven biển Lăng Cô và đầm Lập An.

Phương pháp lấy mẫu nước để đo độ mặn: Mỗi khu vực nghiên cứu lấy tại một địa điểm cố định cách bờ khoảng 2m, mỗi tuần lấy mẫu 01 lần, thời gian lấy trong khoảng từ 9h -14h hàng ngày; thời gian thu mẫu là 12 tháng (từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013).

- Đo độ sâu ngập triều: Đề tài đã phối hợp với Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh và Công ty Quản lý các Công trình thủy lợi tỉnh thiết lập 02 điểm quan trắc thủy triều liên tục trong cả năm 2013, gồm điểm số 1 đặt ở khu vực giao nhau giữa sông Hương, phá Tam Giang và cửa biển Thuận An gọi là điểm Thuận An, đại diện cho vùng có chế độ bán nhật triều đều và điểm số 2 đặt ở ven biển Lăng Cô, đại diện cho vùng có chế độ bán nhật triều không đều. Theo dõi mực nước thuỷ triều được thực hiện bằng cách ghi chép mực nước trên cột đo thuỷ triều.

Thời gian đo liên tục hàng ngày vào thời điểm nước lớn và nước ròng nhất.

- Lấy mẫu và phân tích đất: Đề tài đã tiến hành lấy mẫu đất để phân tích tại 17 khu vực đại diện cho các vùng ĐNM điển hình của tỉnh Thừa Thiên Huế (phụ lục 1) theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cs (1996) [24]. Tại mỗi khu vực lấy 2 mẫu, mẫu thứ nhất ở độ sâu 0 - 20 cm, mẫu thứ hai ở độ sâu 20 - 50 cm, lượng lấy mỗi mẫu là 1,5kg, cho vào túi nilon và ghi phiếu mẫu. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu pH, OC, N, P, K và thành phần cơ giới của đất theo các tiêu chẩn Việt Nam, do Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế thực hiện.

 pHKcl : Theo TCVN 5979:2007

 Các bon hữu cơ (OC): Theo TCVN 6644:2000.  Đạm tổng số (%): Theo TCVN 6645:2000  Lân tổng số: Theo TCVN 4052:1985  Kali tổng số (%): Theo TCVN 8660:2011  Thành phần cơ giới: Theo TCVN 8567:2010

- Xây dựng bản đồ khoanh vùng các loại đất ngập mặn

Sử dụng ảnh Bing Aerial, bản quyền năm 2014 của “Image Courtesy of NASA”, Earthstar Geographics SIO và tập đoàn Microsoft, download từ trang web http://www.bing.com/maps/ có độ phân giải 1m, tích hợp vào phần mềm Mapinfo ver. 12 và dữ liệu tọa độ địa lý bằng máy định vị vệ tinh GPS 76CSx để xây dựng bản đồ khoanh vùng các loại đất ngập mặn của tỉnh.

* Nghiên cứu chọn loài cây trồng, ảnh hưởng của mức độ ngập triều và

điều kiện trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng rừng ngập mặn

- Thí nghiệm chọn loài cây trồng rừng ngập mặn

+ Thí nghiệm chọn loài cây trồng rừng ngập mặn xây dựng vào tháng 01/2011 tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc trên 2 khu vực gồm:

* Khu vực 1: Bố trí trên bãi bồi ven biển Lăng Cô; * Khu vực 2: Bố trí trên bãi bồi ven đầm Lập An.

+ Cơ sở đề xuất các loài cây dự tuyển dựa trên các thông tin nghiên cứu đã có, yêu cầu sinh thái của loài và kết quả điều tra đánh giá thực trạng RNM hiện có ở Thừa Thiên Huế. Tại mỗi khu vực bố trí 03 công thức thí nghiệm, mỗi loài cây là một công thức, gồm:

CT 1: Trồng Đước đôi. CT 2: Trồng Vẹt khang. CT 3: Trồng Mắm biển.

Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp trồng 200 cây. Diện tích mỗi công thức thí nghiệm là 800 m²; tổng diện tích thí nghiệm là 0,5 ha.

+ Tiêu chuẩn cây con khi trồng: Cây con được ươm trong túi bầu nilon kích thước 12 x 20 cm, thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm là 06 tháng.

 Cây con Đước đôi: Cây cao từ 40 đến 60 cm, có 6 đến 8 lá; thân thẳng, bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

 Cây con Mắm biển: Cây cao từ 30 - 45 cm, có 8-10 lá; thân thẳng, bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

 Cây con Vẹt khang: Cây cao từ 25- 35cm,có 6 đến 10 lá, thân thẳng, bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

+ Biện pháp kỹ thuật áp dụng: Các công thức thí nghiệm được trồng thuần loài, mật độ trồng áp dụng chung cho cả 3 loài là 7.000 cây/ha (1,5m x 1m). Chăm sóc liên tục trong 2 năm đầu sau khi trồng; biện pháp chăm sóc chủ yếu là vớt rêu, rác bám vào cây, chống đỡ những cây bị ngã đỗ.

+ Đặc điểm cơ bản các khu vực nghiên cứu: * Khu vực ven biển Lăng Cô: Là

bãi triều rộng gần 1,0 ha, tương đối bằng phẳng, thượng lưu của bãi triều giáp chân núi Hải Vân, hạ lưu là biển Lăng Cô. Chế độ thủy triều là bán nhật triều, biên độ triều nhỏ, thời gian ngập triều từ 4-10 giờ/ngày. Đất thuộc dạng đất bùn đến sét

mềm (Hình 2.2).

Hình 2.2. Bãi triều ở ven biển Lăng Cô

* Khu vực ven đầm Lập An: Là bãi triều rộng 0,5 ha, bằng phẳng. Trước đây, bãi triều này gắn liền với mặt nước của đầm Lập An, tuy nhiên từ sau năm 2008, nó bị ngăn cách với đầm Lập An bởi tuyến đường giao thông mới được xây dựng, nước thủy triều chỉ xâm nhập vào trong qua cống trên đường. Đất thuộc dạng đất sét chặt, chỉ ngập khi triều cao (Hình 2.3).

Hình 2.3. Bãi triều ở ven đầm Lập An, nơi bố trí thí nghiệm chọn loài CNM

- Thí nghiệm ảnh hưởng của mức độ ngập triều đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Đước đôi

+ Thí nghiệm được xây dựng tháng 01/2011, tại ven biển Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Khu vực nghiên cứu có mức ngập triều thấp, nên đề tài bố trí 02 công thức thí nghiệm tương ứng với 2 mức ngập triều, gồm:

CT1: Ngập triều thấp.

CT2: Ngập triều trung bình.

+ Chênh lệch mức ngập triều giữa 2 khu vực dao động từ 20 - 25cm

+ Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp trồng 100 cây. Tổng diện tích thí nghiệm là 0,1 ha.

+ Tiêu chuẩn cây con khi trồng: Cây con được ươm trong túi bầu nilon kích thước 12 x 20 cm, thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm 06 tháng; chiều cao khá đều, trung bình là 39,3cm; có 6 đến 8 lá; thân thẳng, bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

+ Biện pháp kỹ thuật áp dụng: Mật độ trồng 7.000 cây/ha (1,5m x 1m). Chăm sóc liên tục trong 2 năm sau khi trồng. Biện pháp chăm sóc chủ yếu là vớt rêu, rác bám vào cây, chống đỡ những cây bị ngã đỗ.

- Thí nghiệm ảnh hưởng của điều kiện trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Đước đôi.

+ Thí nghiệm được xây dựng vào tháng 02/2013 với 04 công thức thí nghiệm trên 04 loại ĐNM điển hình của tỉnh Thiên Huế là ĐNM ao nuôi thủy sản, ĐNM cửa sông; ĐNM ven đầm phá và ĐNM ven biển gồm:

CT1: Trồng Đước đôi ở ven biển Lăng Cô.

CT2: Trồng Đước đôi ở ven phá Tam Giang - Cầu Hai CT3: Trồng Đước đôi ở cửa sông Hương.

CT4: Trồng Đước đôi trong ao nuôi thủy sản

+ Mỗi công thức thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp bố trí trồng 300 cây. Tổng diện tích thí nghiệm là 0,5 ha.

+ Tiêu chuẩn cây con khi trồng: Cây con được ươm trong túi bầu nilon kích thước 12 x 20 cm, thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm 06 tháng; chiều cao khá đều, trung bình 45,2cm; có 6 đến 8 lá; thân thẳng, bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

+ Biện pháp kỹ thuật áp dụng: Mật độ trồng 7.000 cây/ha (1,5m x 1m). Chăm sóc cây trồng bằng cách vớt rêu, rác bám vào cây, chống đỡ những cây bị ngã đỗ.

+ Đặc điểm cơ bản các khu vực nghiên cứu:

Ven biển Lăng Cô

Ven phá Tam

Giang - Cầu Hai Cửa sông Hương Ao nuôi

thủy sản

- Địa điểm bố trí là bãi bồi ở ven biển Lăng Cô, thuộc thị trấn Lăng Cô. - Là bãi triều tương đối bằng phẳng, thời gian ngập triều từ 4- 10 giờ/ngày; độ mặn của nước (năm 2013) từ 12-32‰ (mùa mưa 12-22‰; mùa khô từ 21- 32‰); đất ít chua, giàu kali tổng số, lân tổng số ở mức khá, trung bình về đạm tổng số và các bon hữu cơ; thành phần cơ

- Địa điểm bố trí là bãi bồi ở ven phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. - Là bãi triều tương đối bằng phẳng, thời gian ngập triều từ 6-12 giờ/ngày; độ mặn của nước (năm 2013) dao động từ 6-24‰ (mùa mưa từ 6-12‰; mùa khô từ 15- 24‰); đất rất chua, giàu kali tổng số, nhưng nghèo lân, đạm tổng số và các

- Địa điểm bố trí là bãi bồi bên bờ sông Hương thuộc vùng cửa sông, nơi tiếp giáp của sông Hương với phá Tam Giang - Cầu Hai. - Là bãi triều tương đối bằng phẳng, thời gian ngập triều từ 5-10 giờ/ngày; độ mặn của nước (năm 2013) dao động từ 3-22‰ (mùa mưa từ 3-8‰; mùa khô từ 12-22‰); đất ít chua, giàu kali tổng số, đạm tổng số ở mức khá, hơi nghèo - Địa điểm bố trí là ao nuôi thủy sản rộng 1,5ha của ông Nguyễn Hữu, ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà.

- Là ao nuôi xem ghép các loài tôm sú, cá dìa và cua; mỗi năm nuôi 01 vụ từ tháng 2 - 6. Bờ ao có cống để trao đổi nước giữa ao và nước ngoài đầm phá. Thời gian ngập triều 6-12 giờ/ngày, tuy nhiên trong thời gian nuôi, chủ ao đóng kín các cửa cống để giữ nước thì mức ngập triều trong ao gần như không thay đổi. Độ mặn của nước (năm 2013) dao động từ 8- 22‰ (mùa mưa từ 8-

giới thuộc loại cát pha sét, tầng dưới sét nhiều hơn tầng trên, hàm lượng cát từ 74,9-81,3%, thịt và sét từ 18,7-25,1%.

bon hữu cơ; thành phần cơ giới có tỷ lệ cát khá cao, trên 88% cả tầng dưới và tầng trên, hàm lượng cát từ 88,2-90,3%, thịt và sét từ 11,8- 9,7%. lân tổng số và các bon hữu cơ; thành phần cơ giới thuộc loại cát pha sét, tầng dưới sét nhiều hơn tầng trên, hàm lượng cát từ 79,8- 84,6%, thịt và sét từ 15,4-20,2%. 14‰; mùa khô từ 15- 22‰); đất ít chua; giàu kali, trung bình về đạm, lân tổng số và các bon hữu cơ; thành phần cơ giới có tỷ lệ cát thấp từ 70,0-80,5%, tỷ lệ thịt và sét từ 19,5-30%. Ao có 5 bờ gồm 4 bờ xung quanh và 01 bờ ở giữa. Cây trồng thí nghiệm được trồng ở các chân bờ ao.

* Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con ngập mặn có bầu

- Những biện pháp kỹ thuật sử dụng chung cho các thí nghiệm

+ Các thí nghiệm được xây dựng vào tháng 8/2013, tại vườn ươm sản xuất cây giống ngập mặn của Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang. Đây là vườn ươm trên cạn, không bị ngập nước khi trời mưa; nước tưới cho cây con là nước mặn bơm trực tiếp từ biển có hòa thêm với nước ngọt lấy từ giếng khoan.

+ Túi bầu ươm cây: Sử dụng túi nilon kích thước 12 x 20 cm, dùng kéo cắt 2 góc đáy của túi bầu để thông nước.

+ Hỗn hợp ruột bầu: Gồm đất ngập mặn lấy ở bờ ao nuôi thủy sản, phân chuồng lợn hoai và phân vô cơ. Thành phần ruột bầu gồm: 1% lân lâm thao + 4% vi sinh sông Hương + 25% phân chuồng lợn hoai + 70% đất.

+ Luống chứa bầu rộng 1,2m; khoảng cách giữa các luống rộng 0,5m; nền luống lót nilon để giữ nước cho ngập bầu cây, mức độ ngập nước tùy thuộc từng thí nghiệm.

+ Nguồn giống: Quả giống làm thí nghiệm được thu hái từ những cây sinh trưởng tốt ở cửa sông Bù Lu, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ cắm sâu trụ mầm đến sự nảy mầm của trụ mầm, sinh trưởng và sinh khối của cây con trong vườn ươm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)