- Đề xuất bổ sung một số biện pháp tạo cây con có bầu và trồng rừng ngập mặn tạ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở phía Nam vùng duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông với tổng chiều dài đường bờ biển hơn 120 km.
Tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 16044’30” độ vĩ Bắc và 107023’48” độ kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền; điểm cực Nam: 15059’30” độ vĩ Bắc và 107041’52” độ kinh Đông ở đỉnh núi cực Nam xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông; điểm cực Tây: 16022’45” độ vĩ Bắc và 107000’56” độ kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới; điểm cực Đông: 16013’18” độ vĩ Bắc và 108012’57” độ kinh Đông tại đảo Sơn Chà, xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc [8].
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và 06 huyện là huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới (hình 3.1).
3.1.1.2. Diện tích, địa hình
Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 5.033,2 km2, địa hình khá phức tạp, chia thành 3 vùng gần như riêng biệt:
- Vùng núi: Chiếm khoảng 70% diện tích, chủ yếu ở phía Tây là một đoạn của dãy Trường Sơn với những đỉnh núi cao từ 500-1000m.
- Vùng đồng bằng: Phần lớn nhỏ hẹp, chiếm khoảng 9,78% diện tích, bị các dãy núi thấp nhô ra biển và mạng lưới sông suối dày đặc có độ dốc lớn chia cắt thành từng mảnh [37].
- Vùng đầm phá ven biển: Có đường bờ biển dài hơn 120 km. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68 km, với diện tích hơn 22.000 ha, thuộc địa phận 04 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà; đầm Lập An biệt lập với hệ đầm Tam Giang - Cầu Hai, có diện tích khoảng 1.650 ha, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc [37].
3.1.1.3. Khí hậu
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,20C; cao nhất là 420C; thấp nhất là 80C.
- Gió: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam và ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới dữ dội từ biển Đông. Gió mùa Đông Bắc về mùa Đông, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và gió Tây Nam về mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9. Đồng thời, còn chịu tác động của gió biển và gió đất liền theo chu kỳ ngày đêm.
Bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập trung vào tháng 9 và kéo dài đến tháng 10 hàng năm. Các cơn bão nhiệt đới thường đi kèm với các đợt triều cường gây ngập lụt lớn [37].
- Mưa: Là khu vực có lượng mưa lớn nhất nước, lượng mưa tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.995,5 mm; lượng mưa tối thiểu là 1.882 mm và lớn nhất là 4.937 mm [37].
- Độ ẩm không khí: Thừa Thiên Huế là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao với độ ẩm tương đối trung bình hằng năm biến động từ 83-87%, phân bố theo quy luật chung là tăng theo độ cao địa hình [37].
3.1.1.4. Thủy văn
Toàn tỉnh có 6 con sông chính là: Ô Lâu, Hương, Nong, Truồi, Cầu Hai và Bù Lu, trong đó hệ thống sông Hương là quan trọng nhất. Nhìn chung, các sông đều ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh.
Chạy dọc theo bờ biển là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích mặt nước hơn 22.000 ha, có nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học khá phong phú [37].