Định hướng phát triển của EVN

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại doanh nghiệp (Trang 49 - 61)

EVN là một trong những DN nhà nước đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Vì thế EVN luôn quán triệt chỉ đạo của chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu trọng tâm là: ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảM các cân đối lớn của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đảm bảo an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Nhằm định hướng cho quá trình phát triển ngành điện VIỆT NAM, ngày 21/7/2011 Thủ tướng CP đã ký quyết định 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030.Theo đó, nếu thực hiện thành công nội dung của quy hoạch mới này, VIỆT NAM sẽ có hy vọng giảm được đáng kể áp lực về đảm bảo nguồn cung điện cũng như vấn đề cung cấp than cho các nhà máy điện. So với quy hoạch điện VI, nội dung quy hoạch này đã giải tỏa hầu hết những bất cập được các nhà khoa học về năng lượng, chuyên gia kinh tế chỉ ra trong những năm vừa qua.

Dựa trên những mục tiêu phát triển đưa ra, chiến lược hoạt động của EVN trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, trong đó các ngành sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông cộng đồng, cơ khí điện lực

vẫn là những ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực VIỆT NAM phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành điện phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội

- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho phát triển điện, kết hợp với việc nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lí, đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, bảo tồn nhiên liệu và đảm bảo an ninh năng lượng cho tương lai

- Từng bước nâng cao chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao. Thực hiện gía bán điện theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả

- Phát triển điện đi đôi với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sanh thái, đảm bảo phát triển bền vững đất nước

- Từng bước hình thành, phát triển thị trường điện canh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia

Mục tiêu phát triển

+ Mục tiêu tổng quát

Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, gía cả hợp lý cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

+ Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 – 210 tỷ kWh, năm 2020 khoảng 330 – 362 tỷ kWh, năm 2030 khoảng 695 – 834 tỷ kWh

- Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất năm 2020 và 6,0% năm 2030.

- Giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2,0 hiện nay xuống còn bằng 1,5 vào năm 2015 và 1,0 năm 2020

- Đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện

 Định hướng công tác thẩm định

Nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình dân dụng của EVN sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tới nhằm đảm bảo vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh điện cả nước. Vì vậy công tác thẩm định tài chính dự án phải được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có quy trình thống nhất và đồng bộ với quy trình khác, tạo thành một tổng thể mang tính chiến lược trong định hướng phát triển của tập đoàn. Để củng cố và phát triển công tác này, một số nội dung chính về phương hướng, nhiệm vụ cụ thể được đưa ra như sau:

- Xác định đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính và là yếu tố quyết định, góp phần hoàn thiện nhiệm vụ thẩm định.

- Công tác thẩm định dự án phải phù hợp với chủ trương, chính sách chung của các Bộ, ngành và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển

- Quy trình tiến hành công tác thẩm định phải được tiến hành một cách khoa học, tiêu chuẩn hóa và thực hiện thống nhất trong toàn Tập đoàn.

Quy trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị có liên quan phối hợp trong việc lập, đóng góp ý kiến, đưa ra quyết định đầu tư.

- Củng cố, hoàng thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án. Các phòng ban chức năng của EVN có hoạt động thẩm định sẽ phát triển về số lượng và chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn công tác thẩm định tài chính dự án cho các đơn vị

- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, phần mềm phù hợp hỗ trợ tốt nhất cho cán bộ thẩm định

- Chủ động và phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan giám sát việc thực hiện dự án sau khi thẩm định

2.5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tạiEVN EVN

Trong tình hình kinh tế hiện nay, mọi dự án trước khi tiến hành đầu tư đều phải được xem xét kỹ trên giác độ hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội. Đó chính là cơ sở cho việc kêu gọi tài trợ vốn, ra quyết định đầu tư cũng như để giải quyết các vấn đề có liên quan đến dự án. Thẩm định tài chính dự án có vai trò rất quan trọng. Vì thế để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cần thực hiện một biện pháp đồng bộ, toàn diện trên các mặt. Cụ thể:

Hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định

Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của EVN được bắt đầu từ khi các đơn vị cấp dưới trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật cho đến lãnh đạo EVN ra quyết định cuối cùng về việc có thực hiện dự án hay không. Do đó, một quy trình thẩm định hợp lí, cụ thể, thống nhất và khoa học sẽ giúp cho cán bộ thẩm định thu thập được các thông tin liên quan đến dự án một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính

xác. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho chất lượng thẩm định. Phương pháp thẩm định chính là cách thức xử lí những thông tin thu được liên quan đến dự án. Có nhiều phương pháp thẩm định tài chính dự án nên việc lựa chọn phương pháp cho phù hợp với dự án là hết sức cần thiết.

EVN cần nghiên cứu đề hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định. Trong đó quy định rõ hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tài chính cho các loại dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khác nhau. Phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ thẩm định từng loại dự án theo hướng chuyên môn hóa. Có như vậy quá trình đi đến quyết định đầu tư mới được đẩy nhanh.Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.Các chỉ tiêu này cần phải giải quyết hai vấn đề là định hướng và xác định tiêu chuẩn để đánh giá của các chỉ tiêu đó. Việc thiếu các tiêu chí đánh giá như thế nào là một dự án khả thi, đã dẫn đến những cách hiểu thiếu chính xác, không thống nhất nên rất khó đánh giá một cách khách quan về chất lượng thẩm định. Việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết cho công tác thẩm định, bởi chính là những cơ sở cho việc đánh giá dự án.Vì vậy, cần có quy định về hệ thống các tiêu chí cụ thể đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của một dự án.

Đối với công tác đánh giá hiệu quả tài chính, cán bộ thẩm định phải tìm ra được những hạn chế của chỉ tiêu thẩm định cũ, áp dụng các phương pháp mới hiện đại có nhiều lợi thế hơn để có thể chuẩn hóa được các chỉ tiêu thẩm định, hoàn chỉnh quy chế quy trình thẩm định. Đặc biệt cán bộ thẩm định phải tuân thủ nghiêm túc các chính sách đã được xây dựng và thực hiện đồng bộ thống nhất những chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả dự án. Xác định đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lấy ý kiến tham gia của các ngành, địa phương, ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn

Phân cấp thẩm định mạnh hơn nữa cũng là một hướng đi cần được xem xét. Điều này có nghĩa là các đơn vị cấp dưới được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn. Lãnh đạo các đơn vị cấp dưới được phê duyệt những dự án không quá phức tạp, không phải dự án trọng điểm hoặc tổng mức đầu tư không quá 1000 tỷ đồng. Như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng cho cán bộ thẩm định Tập đoàn đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian thẩm định, nhanh chóng đưa dự án vào thực hiện.

Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định

Trong thực thế, không thiếu những dự án đầu tư khi đưa vào hoạt động mới bộc lộ những mặt sai sót. Vì vậy trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định phải có đủ kiến thức chuyên ngành, thu thập các thông tin về thị trường phục vụ cho công tác thẩm định và kiến thức thực tế để đánh giá được chính xác đối với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dự án có quy mô lớn, khối lượng công việc thẩm định quá đồ sộ. Cán bộ thẩm định có vai trò là người phản biện trong việc thẩm định dự án nhằm phát hiện những điểm bất hợp lí, những điều chưa chắc chắn, những rủi ro khó lường của dự án đồng thời đưa ra những nhận xét có tính xác thực. Những dự án mà việc thẩm định cần những kiến thức nằm ngoài khả năng chuyên môn của các chuyên viên trong ban thẩm định thì có thể thông qua những nhà tư vấn hoặc những chuyên gia trong và ngoài nước giúp đỡ.

EVN nên củng cố, tăng cường nhiều hơn nữa về nguồn nhân lực và vật lực, trang bị những thông tin cần thiết để cập nhật, tiếp cận các chủ trương, chính sách cảu Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật bổ sung kiến thức chuyên ngành, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hằng năm EVN cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn cho các cán bộ thẩm định trong Tập đoàn với sự tham gia của các chuyên gia

trong nước và quốc tế, của các cán bộ giàu kinh nghiệm. Đây là môi trường để cán bộ các cấp trau dồi, cọ xát, trao đổi kinh nghiệm trong công tác, giải quyết các tình huống phát sinh từ thực tế

Cần có biện pháp khuyến khích cụ thể, thiết thực để mỗi cán bộ tự bổ sung và tích lũy kinh nghiêm, kiến thức của mình bằng việc học tập để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn về thẩm định dự án. Mỗi người chủ động sắp xếp thời gian bổ sung kiến thức còn khiếm khuyết như tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về quản lý đầu tư trong đó có thẩm định dự án, các lớp đào tạo tin học ứng dụng cho các công tác thẩm định, các lớp học ngoại ngữ chuyên ngành nhằm giúp chuyên viên mở rộng hiểu biết ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, trong công tác quản lý, đánh giá cán bộ, EVN cần hướng đến việc lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện công tác tự thanh, kiểm tra, việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Tập đoàn. Tăng cường quản lý người đại diện phần vốn của tập đoàn tại các công ty cổ phần nhằm đảm bảo lợi ích của Tập đoàn và Nhà nước. Trong thời đại tri thức, EVN cần tạo môi trường làm việc dân chủ, cởi mở, phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí, lao động tích cực của cán bộ công nhân viên.

Nâng cao chất lượng thu thập thông tin

Chất lượng thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào thông tin của dự án.Thông tin có đầy đủ thì chất lượng thẩm định mới cao. Thông tin thiếu chính xác hoặc không đầy đủ làm sai lệch kết quả thẩm địn sẽ dẫn tới rủi ro là chấp nhận một dự án tồi hoặc bỏ một dự án tốt.

Do đó, thông tin có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả của công tác thẩm định. Để nâng cao chất lượng thông tin phải có sự so sánh, đối chiếu từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, EVN phải xây dựng cho mình một kênh thu thập thông tin như sau:

Xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin nội bộ trong lĩnh vực thẩm định thông suốt, thuận tiện tra cứu, truy cập một cách nhanh chóng và thường xuyên được cập nhật nhật. Thông tin lưu trữ được phân loại theo các ngành, các lĩnh vực và được bảo mật nghiêm ngặt

Tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định đi công tác, nghiên cứu tình hình thực tế chẳng hạn như đến quan sát tình hình thực tế của dự án tương tự đã được triển khai trên địa phương khác hoặc trên cùng địa bàn. Từ đó, cán bộ thẩm định có các đánh giá nội dung của dự án một cách khách quan, đưa ra các khuyến cáo hay rút kinh nghiệm cho dự án đang thẩm định

Phối kết hợp với các bộ, ngành, các cơ quan tư vấn để có những thông tin cho dự án một cách đa dạng, đa chiều, chính xác và nhanh nhất. Ví dụ như phối hợp với Bộ Công thương để có thông tin về hướng phát triển ngành điện trong tương lai gần.

Ứng dụng công nghệ thông tin

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, EVN không nên bỏ qua những ứng dụng những thành tựu của khoa học hiện đại như ứng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phân tích thẩm định dự án. Trong công tác phân tích dự án việc sử dụng các phần mềm tin học sẽ xác định nhanh chóng và chính xác các chỉ tiêu tài chính, kinh tế - xã hội, liên kết để sử dụng thông tin phong phú, đa dạng từ các đơn vị khác giúp khai thác, xử lí, lưu trữ thông tin tốt hơn. Các thiết bị lý thuật là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người làm tăng hiệu quả trong việc tính toán, giảm thiểu sai sót và giảm bớt khối lượng công việc cho người lao động. Từ đó đưa ra các dự báo, nhận xét đúng đắn phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dự án đầu tư.

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin nhằm tạo cho EVN có một hẹ

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại doanh nghiệp (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w