0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Về thời gian và chi phí cho việc thẩm đinh

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 44 -49 )

EVN đã tổ chức thẩm định một cách nghiêm túc,chặt chẽ các dự án đầu tư.Mỗi dự án đều được phân tích khá chi tiết các chỉ tiêu của quá trình phân tích tài chính dự án như chỉ tiêu về chi phí bao gồm tổng mức đầu tư,nguồn vốn đầu tư, doanh thu cừ các nguồn,ia scar đầu vào và Gía thành rõ rang.Dự án đưuọc đánh giá toàn diện trên các mặt chính trị-xã hội,tác đọng về nahan văn,về môi trương cũng như hiệu quả kinh tế.

Đối với các dựu án nhóm A thao quy định tại Nghị ddingj số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưu xây dựng công trình,EVN thành lập tổ thẩm định,tổ chứ c thẩm định sơ bộ,đánh giá hiệu quả và các yêu cầu thiết yếu mà dự án đòi hỏi.Sau đó EVN gửi kết quả thẩm định tới các cơ quan chuyên ngành như Bộ Xây Dựng,Bộ Tài Chính,Bộ Khoa học công nghệ môi trường…để xin ý kiến tư vấn nhằm tìm ra các thiếu sót của dự án.Tiếp thu các ý kiến đóng góp cho dự án,tổ thẩm định sửa đổi, bổ sung báo cáo thẩm đinh dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Song môi trương pháp lý ở Việt Nam vẫn còn tồn tại hiều vướng mắc,bất cập,chưa hoàn thiện.Hệ thống pháp luật nước ta còn chồng chéo,thiếu đồng bộ,mâu thuẫn hay đã lạc hậu chưa kịp thời điều chỉnh theo tình hình mới.Các văn bản pháp lý ,chế độ,chính sách quy định về nghiệp vụ thẩm định dự án,về quản lý đầu tư xây dựng,đấu thầu…còn thiếu gây khó khăn cho công tác tra cứu,tham khảo.Ở khía cạnh khác, nhiều chính sách của nhà nước có sự thay đổi liên tục làm cho các hoạt động khác cũng thay đổi theo.Có nhiều quy định được ban hành,doanh nghiệp cũng như các tổ chức chưa kịp nắm bắt thì đã có quy định mới.Những quy định này còn nhiều chỗ không rõ ràng ảnh hưởng đến việc áp dụng chúng trong thực tiễn.

Trong các nội dung thẩm định dự án đầu tư,thì khía cạnh được Tập đoàn đoàn đặc biệt quan tâm là phương diện tài chính của dự án.Đó là căn

cứ quan trọng để thấy được mức độ an toàn của khoản vốn đầu tư,khả năng thu hồi và lợi nhuận mà Tập đoàn nhận được trong tương lai.Khi thẩm định EVN luôn đứng trên quan điểm của chủ đầu tư do đó chú trọng vào mức sinh lời của dự án đồng thời cũng không bỏ qua khía cạnh an sinh xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được,công cuộc đầu tư của EVN vẫn còn có hạn chế cần khắc phục là việc áp dụng phần mềm trong thẩm định chưa được chú trọng,quá trình thẩm định tài chính đối với dự án chủ yêu dựa vào phương pháp thủ công,chưa có hệ thống công nghệ tin học hỗ trợ.Vì vậy,tính hiệu quả và độ chính xác của việc thẩm định là không cao.Mặt khác EVN vẫn chưa xây dựng chương trình phần mềm phục vụ riêng cho công tác này.Hầu hết các bộ vẫn sử dụng chương trình Excel trên máy tính để dự toán nên hiệu quả cả về thời gian và chất lượng chưa như mong muốn.

Vấn đề này bắt nguồn từ việc ứng dụng công nghệ thong tin vào công tác quản lý còn chưa cao.Hiện nay Tập đoàn mới chủ yếu là sử dụng thống nhất chương trình kế toán,vật tư,tài sản.Trong khi đó,công tác ứng dụng công nghệ trong công tác quản trị để phục vụ lãnh đạo Tập đoàn quyết đinh chưa kịp thời và chưa đồng bộ.Hơn nữa đội ngũ sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế về ngoại ngữ và trình độ máy tính.Nguyên nhân là do công tác quản trị của Tập đoàn chưa được chú trọng và nghiên cứu triệt để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị tham mưu lãnh đạo đơn vị chỉ đạo hoạt động kinh doanh hiệu quả cao hơn.

2.4.3.Đánh giá chất lượng thẩm định thông qua hiệu quả cuối cùng của dự án

Thẩm định dự án được tiến hành với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn của Tập đoàn.Yêu cầu về nội dung thẩm định có khác nhau về mức độ và chi tiết giữa các dự án,tùy thuộc vào quy mô,tính chất của dự án,nguồn vốn được huy động và chủ thể có thẩm quyền thẩm định.Tuy vậy,dù đứng

trên góc độ nào đi chăng nữa,kết quả thẩm định có sức thuyết phục nhất chính là hiệu quả cuối cùng của dự án.

Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành của EVN cho đến thời điểm này đều phát huy tốt vai trò là nơi điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.Công tác thẩm định dự án đầu tư này diễn ra đúng trình tự,thủ tục của nhà nước cũng như trong nội bộ EVN,chi phí cho công tác thẩm định không qua tốn kém và trong phạm vi chế độ cho phép.

Tuy nhiên EVN cũng gặp phải những vướng mắc mang tầm vĩ mô trong quá trình hoàn thiện nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh điện.Đó là giá điện hiện nay thấp hơn so với giá thành phát điện bằng các nguồn than,khí,dầu,mua điện bên ngoài,nhập khẩu điện đã mang đến tác động tiêu cực làm cho Tập đoàn điện lực Việt Nam và các nhà đầu tư mở rộng hệ thống điện.

Trong khi đó,đáp ứng nhu cầu vốn của ngành điện và năng lượng nói chung trong giai đoạn hiện nay là thách thức lớn của ngành ngân haàng.Đầu tư cho ngành điện có thể coi là rủi ro và mạo hiểm khi mà giá đưa ra vẫn chưa được theo cơ chế thị trường.Cùng đó,thời gian thực hiện dự án lại kéo dài ,trung bình 2-3 năm cho giai đoạn xây dựng.Thời hạn cho vay một dự án thường cần tối thiểu là 5 năm.Đặc điểm này khiến dự án điện không thể lọt vào vị trsí ưu tiên trong danh mục vay vốn hiện nay của các tổ chức tín dụng.Vì rằng,trong bôí cảnh hiện nay,huy động vốn dài hạn không dễ,hầu hết các ngân hàng đều ưu tiên cho vay vốn ngắn hạn,giảm tỉ trọng cho vay vốn dài hạn trên tổng dư nợ.Chưa kể từ năm 2009,Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỉ lệ nguồn vốn vay ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn từ 40% xuống 60% nên các ngân hàng càng hạn chế việc đầu tư cho các dự án điện vốn cần vốn dài hạn.Hiện nay ở Việt Nam,hầu như chỉ có 3 Tập đoàn là EVN,Tập đoàn dầu khí VIệt Nam và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam là chủ đầu tư phần lớn các dự án điện,năng lượng,một lúc

thực hiện nhiều dự án…nên tính chất dự án thường phức tạp.Trong khi đó,quy định của ngân hàng không cho vay vượt 50 % vốn tự có đối với nhóm hàng liên quan.Trong thời gian này ,các chính sách thắt chặt tín dụng như Ngân hang Nhà nước giới hạn mức tăng trưởng tín dụng gưới 20 %,giới hạn cho vay một khách hàng không quá 15 % và bảo lãnh không quá 25 % vốn tự có cũng khiến cho nếu ngân hàng thu xếp được vốn cho ác ngành năng lượng thì cũng khó thực thi được.Với tất cả những đặc thù trên,dự án điện trở nên thiếu hấp dẫn đối với các ngân hàng.

Chất lượng thẩm định dự án có thể do sự tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.Một trong những nhân tố quan trọng bao trùm lên tất cả là tình hình kinh tế xã hội của đất nước.

Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển theo định hướng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển toàn diện,bền vững,kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.Do vậy, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn dễ chịu tác động từ bên ngoài.Nền kinh tế thị trường chưa được định hình một cách rõ nét nên hoạt động kinh tế gặp phải nhiều thách thức,đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều rủi ro,bất ổn trong quá trình hội nhập và phát triển.Đây được coi là cội nguồn của các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án tại các doanh nghiệp.

Có thể nói,trong thời gian qua,bên cạnh những thành tựu thu được,công tác thẩm định tài chính dự án của EVN cũng gặp không ít khó khăn,hạn chế.Để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong thời gian tới,EVN cần đưa ra giải pháp nhanh chóng,kịp thời,từng bước nâng cao chất lượng công tác thẩm định,giúp cho EVN có được một công cụ đánh giá tốt hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao,phát triển bền vững trong tương lai.

Từ những đánh giá trên,dựa trên những nghiên cứu thực tế và những tài liệu có được,dưới đây tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự á tại EVN

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 44 -49 )

×