- ĐC: Môi trường cơ bản MS không bổ sung chất KTST.
c. Rễ bất định hình thành sau 5 tuần; d Rễ bất định hình thành sau 8 tuần
Thước 1 cm.
3.1.2.2. Ảnh hưởng phối hợp 2,4-D và KIN đến khả năng tạo callus
Tỷ lệ auxin/cytokinin và nồng độ của hai nhóm chất KTST này rất quan trọng trong nghiên cứu phát sinh hình thái ở thực vật, để tạo callus thì cần có tỷ lệ auxin/cytokinin cao [3, 15, 34]. Trong thì nghiệm này, chúng tơi cấy mẫu lên mơi trường cơ bản MS có phối hợp 2,4-D (1,0-2,0 mg/l) và KIN (0,1- 0,3 mg/l). Kết quả sau 8 tuần nuôi cấy được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng phối hợp 2,4-D và KIN đến khả năng tạo callus
Chất KTST (mg/l) TĐC (sau … ngày) TLC (%) KLT (mg) 2,4-D KIN 0,0 0,0 - - - 1,0 0,1 14 11,00 324a 1,0 0,2 14 7,04 265ab 1,0 0,3 14 6,40 190b 2,0 0,1 14 12,70 268ab 2,0 0,2 14 18,00 285ab 2,0 0,3 14 25,60 335a
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05 (Duncan's test).
Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy, môi trường kết hợp giữa KIN nồng độ 0,1-0,3 mg/l và 2,0 mg/l 2,4-D cho tỷ lệ hình thành và khối lượng callus tươi cao hơn so với khi kết hợp với 1,0 mg/l 2,4-D. Điều này cho thấy khi tỷ lệ nồng độ auxin/cytokinin cao thì dễ kích thích sự hình thành callus [3, 41]. Trong đó, mơi trường có sự phối hợp 2,0 mg/l 2,4-D và 0,3 mg/l KIN cho tỷ lệ hình thành (25,60 %) và trọng lượng tươi callus (335 mg) cao nhất. Ở nồng độ kết hợp này, callus được tạo ra ban đầu có màu trắng, mềm (Hình 3.2 a). Sau 5 tuần nuôi cấy, callus đặc hơn, bắt đầu xuất hiện những chấm màu tím nhạt trên cụm callus (Hình 3.2 b) và có dấu hiệu hình thành phơi soma sau 8 tuần ni cấy (Hình 3.2 c, d).
Biểu đồ 3.3. So sánh ảnh hưởng của nồng độ phối hợp giữa 2,4-D và KIN đến khả năng tạo callus
Hình 3.2. Callus hình thành trên mơi trường có sự phối hợp 2,0 mg/l 2,4-D và 0,3 mg/l KIN