- SLP: số lượng phơi hình thành (phơi/cụm).
h. Chồi in vitro phát sinh từ phôi soma trên môi trường SH Thước 1 cm.
3.4.2. Ảnh hưởng của phối hợp BA và NAA trong môi trường SH đến khả năng tạo chồi từ phôi soma
SH đến khả năng tạo chồi từ phôi soma
Khả năng tạo chồi khi cấy cụm phơi soma (1,0×1,0 cm) trên môi trường SH bổ sung kết hợp giữa 1,0 mg/l BA với 0,3-1,0 mg/l NAA sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phối hợp BA và NAA trong môi trường SH đến khả năng tạo chồi từ phôi soma
Chất KTST (mg/l)
Số lượng chồi (chồi/cụm)
Chiều cao chồi (cm) BA NAA 0,0 0,0 - - 1,0 0,1 0,00c 0,00d 1,0 0,3 0,75c 0,40c 1,0 0,5 68,77a 1,38a 1,0 1,0 6,15b 0,89b
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05 (Duncan's test).
Sự phối hợp nồng độ hai chất KTST này trên môi trường SH cho cảm ứng tạo chồi từ phơi soma, đây cũng chính là mơi trường chúng tơi đã sử dụng trong thí nghiệm cảm ứng tạo phơi soma ở mục 3.3.2. Cụm chồi được
hình thành và tăng trưởng tốt nhất trên môi trường bổ sung phối hợp giữa 1,0 mg/l BA với 0,5 mg/l NAA, kết quả đạt được 68,77 chồi/cụm và chiều cao chồi là 1,38 cm (Hình 3.6 e, f, g). Trên mơi trường đối chứng SH không bổ sung chất KTST, phơi khơng có khả năng phát sinh chồi (Bảng 3.9).
Dựa vào bảng 3.8 và 3.9 cho thấy, sự phối hợp giữa 1,0 mg/l BA với 0,5 mg/l NAA trong môi trường SH cho số lượng chồi (68,77 chồi/cụm) và chiều cao chồi (1,38 cm) lớn hơn so với trong mơi trường ½ MS (45,95 chồi/cụm, chồi cao 1,15 cm). Trong q trình theo dõi thí nghiệm, chúng tơi thấy cùng nồng độ phối hợp này, nhưng các chồi phát triển trên mơi trường SH (Hình 3.6 a, b) khỏe hơn, xanh hơn so với trên mơi trường ½ MS.
Biểu đồ 3.9. So sánh ảnh hưởng của nồng độ phối hợp 1,0 mg/l BA và NAA (mg/l) trên môi trường SH đến khả năng tạo chồi từ phôi soma
3.5. TẠO RỄ
Auxin là nhóm chất điều hịa sinh trưởng thực vật được sử dụng thường xuyên trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Các auxin có nguồn gốc tự nhiên
hoặc tổng hợp, được sử dụng cho việc phân chia tế bào và phân hóa rễ,…[3, 31]. Trong đó, 2,4-D và NAA là chất KTST thuộc nhóm auxin được sử dụng rộng rãi trong mơi trường tạo rễ [8, 21, 31].
Các thí nghiệm được tiến hành trên các mơi trường MS, ½ MS, SH, White có bổ sung riêng rẽ chất KTST nhóm auxin là 2,4-D và NAA để thăm dò khả năng tạo rễ ở chồi in vitro. Riêng trên mơi trường White, chúng tơi cịn thăm dò hàm lượng sucrose bổ sung ở 3 nồng độ 10, 30, 50 g/l.
Chồi in vitro (1,0-1,5 cm) được cấy lên các mơi trường thí nghiệm tạo rễ. Tuy nhiên, chồi chỉ có khả năng tạo rễ trên mơi trường ½ MS bổ sung (1,0-2,0 mg/l) NAA. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ NAA trong mơi trường ½ MS đến khả năng tạo rễ
Nồng độ NAA (mg/l) Tỷ lệ chồi tạo rễ (%) Chiều dài rễ (cm)
0,0 - -
1,0 44,39b 1,15b
2,0 67,76a 1,69a
3,0 0,00c 0,00c
Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ ra sự sai khác có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05 (Duncan's test).
Kết quả trình bày ở bảng 3.10 cho thấy, rễ khơng có khả năng hình thành trên môi trường đối chứng và môi trường bổ sung 3,0 mg/l NAA. Trên mơi trường ½ MS bổ sung 2,0 mg/l NAA, rễ được hình thành và tăng trưởng tốt nhất, với tỷ lệ 67,76 % chồi tạo rễ và chiều dài rễ đạt 1,69 cm. Theo dõi q trình ni cấy cho thấy, mỗi chồi in vitro chỉ hình thành 1 rễ cọc và chồi tăng trưởng khơng đáng kể (Hình 3.8). Đặc biệt trên mơi trường ½ MS bổ sung 3,0 mg/l NAA, thấy có sự tái hình thành callus.
Biểu đồ 3.10. So sánh ảnh hưởng của nồng độ NAA trong môi trường ½ MS đến khả năng tạo rễ