4. 2 Điều tra thống kê
4.2.2 Phân loại điều tra thống kê
Tùy theo tính phức tạp của hiện tượng kinh tế - xã hội, mục đích nghiên cứu thống kê và khả năng thu thập tài liệu mà người ta áp dụng loại hình điều tra thống kê thích hợp.
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê
a - Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
Tùy theo yêu cầu phản ánh tình hình các cá thể của tổng thể một cách liên tục hay không liên tục, người ta áp dụng điều tra thường xuyên hay không thường xuyên.
- Điều tra thường xuyên : tiến hành thu thập tài liệu của các cá thể của tổng thể một cách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ : người ta thường xuyên ghi chép biến động nhân khẩu (sinh, tử, số người chuyển đi, chuyển đến), đăng ký biến động đất đai.
Điều tra thường xuyên tạo ra khả năng theo dõi được tỷ mỉ tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian, thường dùng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lưu thông, dịch vụ.
- Điều tra không thường xuyên tiến hành thu thập các tài liệu của các cá thể trong tổng thể không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Tài liệu của điều tra không thường xuyên chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng ở một thời gian nhất định. Chẳng hạn, các cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây trồng, điều tra vật tư hàng hóa tồn kho,… là điều tra không thường xuyên.
Như vậy, điều tra không thường xuyên đáp ứng cho những trường hợp hiện tượng xảy ra không thường xuyên, cho những trường hợp không cần theo dõi thường xuyên hoặc điều kiện vật chất không cho phép điều tra thường xuyên.
b - Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
Tùy theo mục đích điều tra phản ánh toàn bộ hay một bộ phận của tổng thể, có thể phân loại điều tra thống kê theo sơ đồ sau :
Điều tra thống kê
Điều tra toàn bộ Điều tra không toàn bộ
Điều tra chọn mẫu Điều tra trọng điểm Điều tra chuyên đề
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê
Trước tiên điều tra thống kê phân thành 02 loại : điều tra toàn bộ, điều tra không toàn bộ
- Điều tra toàn bộ : (hay còn gọi là tổng điều tra) tiến hành thu thập tài liệu về toàn bộ các cá thể của tổng thể, không bỏ sót bất cứ cá thể nào. Chẳng hạn, tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, tổng kiểm kê đất đai,… là các cuộc điều tra toàn bộ.
- Điều tra không toàn bộ : tiến hành thu thập tài liệu của một số cá thể được chọn ra từ tổng thể chung. Tùy theo mục đích nghiên cứu, điều tra không toàn bộ được phân loại như sau : điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề.
+ Điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành điều tra một số cá thể được chọn ra từ tổng thể. Những cá thể được lựa chọn được gọi là mẫu điều tra, phải đại diện được cho tổng thể. Kết quả trên mẫu điều tra được tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Chẳng hạn điều tra năng suất, sản lượng lúa,…
+ Điều tra trọng điểm chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể, khác với điều tra chọn mẫu điều tra trọng điểm không dùng để đại diện được cho toàn bộ tổng thể, chỉ cho phép nhận thức được tình hình cơ bản của tổng thể. Chẳng hạn, trong nông nghiệp có một số cây trồng tập trung thành vùng chuyên canh, đối với điều tra năng suất, sản lượng người ta tiến hành điều tra trọng điểm ở một số địa điểm cụ thể nào đó.
+ Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành ở một số ít đơn vị, thậm chí chỉ trên một cá thể của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu rất nhiều đặc điểm của chúng. Mục đích của điều tra chuyên đề là nghiên cứu các nhân tố mới, xu hướng phát triển của hiện tượng, rút ra các bài học cho công tác quản lý, chỉ đạo.
c - Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn
- Báo cáo thống kê định kỳ : là một hình thức điều tra thống kê thường xuyên, có định kỳ, theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất của cơ quan thẩm quyền quy định.
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt buột, bắt đơn vị báo cáo phải thực hiện đúng quy định, nếu sai là vi phạm kỹ luật báo cáo.
- Điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần
Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê
điều tra. Chẳng hạn, điều tra dư luận xã hội là hình thức tổ chức điều tra chuyên môn.