GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG.

Một phần của tài liệu Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại việt nam và trên thế giới (Trang 50 - 53)

III.1. QUY ĐỊNH XỬ LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẤT THẢI RẮN.

CĂN CỨ ĐIỀU 14 VÀ 15 CỦA NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ SỐ 81/2006/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 14. Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thải chất thải rắn không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép ảnh hưởng đến con người và sinh vật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.

Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải, các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi tr- ường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại đối với trường hợp đối với trường hợp phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.

7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này gây ra.

III.2. GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH.

Giáo dục môi trường phải được đưa vào chương trình học của THCS. Các trường THCS được xác định khuôn viên; diện tích chi tiết các phòng học, sân chơi, vườn trường; các loại cây cảnh, cây được trồng trong vườn sinh vật để xây dựng nội dung bài giảng và chuyển tải cho phù hợp với các nhóm học sinh. Học sinh tích cực học tập, có ý thức tốt đối với môi trường là một việc rất cần thiết và cấp bách. Việc tiếp thu bài giảng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường phải không làm ảnh hưởng đến các môn học chính của học sinh. Thực tế, nhà trường, nhất là các em học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nhân dịp Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Làm cho thế giới sạch hơn, Ngày thứ bảy xanh làm vệ sinh thu gom rác thải

trên đường phố, trong thôn, xóm; Tết trồng cây mùa xuân. Nhiều trường học nên phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường tổ chức hướng dẫn học sinh thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Có làm được như thế thì ý thức về môi trường sẽ phát triển ngày càng sâu rộng không những trong học sinh mà còn cả các bậc phụ huynh và toàn xã hội.

III.3 PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG.(*)

Thông qua những hoạt động tại trường, lớp, xã, phường, chúng ta sinh hoạt cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường sống dưới hình thức tuyên truyền qua tờ rơi, bày báo cáo, phim ảnh…Hiện nay trên internet có rất nhiều phim ngắn về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của con người, chúng ta cần vận dụng kho tài liệu ấy vào trong bài giảng trên lớp cũng như bài tuyên truyền trong một cuộc hội thảo, phim ảnh rất xúc tích và khả năng truyền đạt rất nhanh, người xem có thể dễ dàng nắm bắt và học hỏi.

Một phần của tài liệu Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại việt nam và trên thế giới (Trang 50 - 53)