II.2.2.3 KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN.

Một phần của tài liệu Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại việt nam và trên thế giới (Trang 49 - 50)

Việc phân loại rác tại nguồn sẽ giúp tái sử dụng hiệu quả các phế liệu có trong rác thải, các loại rác thải hữu cơ được xử lý thành phân compost bón cho cây trồng thay thế phân hóa học. Lượng chất thải rắn còn lại phải chôn lấp rất ít, sẽ tiết kiệm được diện tích chôn lấp rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác gây ra.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày TPHCM thải ra hơn 7.000 tấn rác. Lượng rác này được giao cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ở huyện Bình Chánh và Phước Hiệp huyện Củ Chi xử lý. Do chưa có phân loại chất thải rắn tại nguồn, nên phần lớn lượng rác thải hiện nay của thành phố đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Hàng năm thành phố dành từ 10 - 15 héc ta đất để thực hiện việc này và gần 1.500 tỉ đồng cho chi phí xử lý rác. Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, Nguyễn Văn Phước, phân loại chất thải rắn tại nguồn là một giải pháp quản lý rác đô thị mang tính định hướng lâu dài đã được nhiều nước áp dụng. Việc phân loại sẽ giúp giảm thiểu được khối lượng rác đưa ra bãi chôn lấp, tiết kiệm đất chôn lấp và chi phí xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguyễn Văn Phước, nhấn mạnh:

Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình tổ chức và thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên phạm vi toàn thành phố. Phân loại rác tại nguồn là việc nhỏ có ý nghĩa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình tái chế, giúp tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm bớt gánh nặng khai thác tài nguyên thiên nhiên và quan trọng là bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người. Chính vì điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương phải cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.

Hiện ở Hà Nội đang thực hiện một chiến dịch 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) bằng hình thức phân loại rác tại nguồn với sự tham gia tích cực của người dân.Chiến dịch nhằm xây dựng một thủ đô xanh-sạch-đẹp. Trong đó, quan trọng nhất nhưng cũng là khó khăn nhất để thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn là gia đình bạn cần có kiến thức phân loại rác và phải trang bị 2-3 thùng rác riêng biệt để chứa ba loại rác cơ bản, gồm rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Song song đó phải có nơi tập kết, tiếp nhận nguồn rác

sau khi được phân loại này. Ngoài ra, chương trình này còn quy định người dân đổ rác và cơ quan thu gom rác phải thực hiện đúng ngày, đúng giờ và đúng nơi quy định.

Một phần của tài liệu Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại việt nam và trên thế giới (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)