II.1.5.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.

Một phần của tài liệu Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại việt nam và trên thế giới (Trang 31 - 35)

*Công đoạn 1: Vật liệu tái chế chưa được phân loại sẽ được đưa qua một băng chuyền để

tách bìa các tông và các vật liệu có giá trị ra khỏi phần còn lại. Những thứ chưa được phân loại sẽ bị chuyển đến công đoạn tiếp theo.

*Công đoạn 2: Tại đây, những người công nhân sẽ tiếp tục phân loại vật liệu và loại bỏ

những thứ không phù hợp, chẳng hạn như túi ni lông bởi loại này có thể gây hỏng các quy trình. Theo đó, những nhà tái chế sẽ bán vật liệu đã được xử lý của họ cho các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nếu lô hàng chứa quá nhiều chất gây ô nhiễm, khả năng từ chối sẽ rất lớn.

Đây là những nguyên liệu không phù hợp và bị loại bỏ. Chúng sẽ được đem chôn hoặc mang đi làm phế liệu.

*Công đoạn 3: Chiếc trống này để loại bỏ thủy tinh ra khỏi quy trình. Khi trống quay, thủy

tinh bị vỡ và rơi vào máy thu gom đặt bên dưới.

*Công đoạn 4: Phân loại sợi từ bìa các tông và giấy báo. Các sợi sẽ mỏng đi sau mỗi lần tái

chế nên bìa các tông có giá trị hơn đối với các nhà sản xuất giấy.

*Công đoạn 5: Nhựa và nhôm rớt xuống ở công đoạn đầu tiên sẽ được vận chuyển nhanh

chóng qua các bộ truyền để đến vị trí phân loại bằng quang học.

Ở công đoạn này, máy quang học sẽ đo đạc hơn 100 thông số bao gồm màu sắc, hình dạng và mật độ phân bố của nhựa để có thể phân loại chính xác vật liệu. Khi nhận ra một loại nhựa cụ thể, máy sẽ “thổi” vật thể xuống một thùng riêng biệt. Bởi có trọng lượng riêng lớn hơn nên khi người ta sử dụng thiết bị tạo ra từ trường xoáy, nhôm sẽ bị rơi đi xa hơn các loại nhựa và được đựng vào hộp riêng. Đối với thiếc, quy trình phân loại cũng diễn ra tương tự.

Công đoạn cuối : nhựa tái chế được sử dụng để làm các loại quần áo hay thảm, nhờ có chúng

mà con người tiêu hao ít năng lượng hơn và cũng hạn chế việc khai thác tài nguyên.

Một phần của tài liệu Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại việt nam và trên thế giới (Trang 31 - 35)