Trên cơ sở sự tương tác giữa chất tan và pha tĩnh người ta chia sắc ký ra làm các loại sau đây:
- Sắc ký hấp phụ: Pha tĩnh là chất rắn, pha động là chất lỏng hay khí. Chất tan được hấp
phụ trên bề mặt của các hạt rắn. Các chất tan được hấp phụ càng mạnh thì nó càng di chuyển chậm ở trong cột (hình 9-2).
3
Hình 9-3. Sắc ký trao đổi ion và sắc ký loại cỡ phân tử
Hình 9-4. Sắc ký ái lực
- Sắc ký phân bố: Pha tĩnh là chất lỏng được liên kết với bề mặt rắn, thường là SiO2. Pha
tĩnh thường là chất khí. Cân bằng của chất tan giữa với pha tĩnh và pha lỏng được thiết lập trong sắc ký khí (hình 9-2).
- Sắc ký trao đổi ion: Các loại nhựa trao đổi ion, ví dụ nhựa trao đổi anion - hay
nhựa trao đổi cation – được liên kết với pha tĩnh bằng liên kết cộng hóa trị. Pha
động là các chất lỏng chứa các ion chất tan có điện tích trái dấu được liên kết với pha tĩnh bởi lực tĩnh điện (hình 9-3).
- Sắc ký loại cỡ phân tử: còn được gọi là sắc ký lọc gel hay sắc ký thẩm thấu gel. Kỹ
4
kích thước lớn hơn sẽ đi qua cột nhanh chóng. Trong trường hợp lý tưởng của sắc ký loại cỡ phân tử, sẽ không có tương tác giữa pha động và chất tan. Pha động là chất khí hay lỏng sẽ đi qua gel xốp. Các lỗ xốp là đủ nhỏ để loại các phân tử chất tan có kích thước lớn. Các phân tử lớn không cần thâm nhập vào các lỗ xốp. Do vậy, các phân tử nhỏ sẽ cần nhiều thời gian hơn để đi qua cột (hình 9-3).
- Sắc ký ái lực: Đây là loại sắc ký có độ chọn lọc cao nhất sử dụng sự tương tác chọn lọc
giữa phân tử chất tan và một phân tử thứ hai, phân tử gắn với pha tĩnh nhờ liên kết cộng hóa trị. Ví dụ, các phân tử bất động có thể là một kháng thể với một loại protein cụ thể. Khi có một hỗn hợp chứa hàng nghìn protein đi qua cột, chỉ có một protein là phản ứng với kháng thể liên kết của cột. Tất cả các chất tan khác được rửa sạch từ cột, protein cần tách sẽ được tách ra bằng cách thay đổi độ pH hoặc cường độ ion (hình 9-4).