Kỹthuật gieo tinh nhân tạo heo 1 Phát hiện động dục

Một phần của tài liệu bài giảng môn truyền giống (Trang 46 - 50)

2. Chẩn đoán phi lâm sàng

4.2. Kỹthuật gieo tinh nhân tạo heo 1 Phát hiện động dục

4.2.1. Phát hiện động dục

Theo dõi phát hiện lợn động dục và thời điểm dẫn tinh thích hợp

a. Đối với các giống lợn nội

Lợn nội thường động dục trong vòng 3 ngày và biểu hiện qua từng ngày như sau :

- Ngày thứ nhất : Lúc bắt đầu động hớn lợn tỏ ra không bình thường, thỉnh thoảng kêu rít, ăn uống thất thường , có khi bỏ ăn. Âm hộ có hiện tượng ứ máu, màu hồng tươi và hơi mở. Nếu có lợn đực thí tình đến thì nó bỏ chạy không cho tiếp xúc.

- Ngày thứ hai : Lợn nái như cuồng lên, bỏ ăn, phá chuồng, muốn nhảy ra ngoài tìm đực, thích nhảy lên con khác (kể cả những con cùng giới). Âm hộ vẫn đỏ, có máy động, mép âm hộ mở to hơn, dịch nhờn chảy ra nhiều, lúc đầu loãng và trong suốt, về sau đặc và keo dính. Âm hộ bắt đầu se lại có nếp nhăn và ngả màu mận chín, lợn bắt đầu yên tĩnh. Nếu cho lợn đực thí tình vào đầu ngày thứ hai thì lợn cái vẫn không chịu, nhưng cũng tỏ ra ý muốn giao phối.

- Ngày thứ ba : Lợn nái yên tĩnh hẳn, không cần đực thí tình, nếu như gia chủ, người chăn nuôi hoặc người dẫn tinh kích thích và ấn nhẹ lên lưng là nó hạ thấp hai chân sau xuống và dạng chân ra tỏ ý muốn giao phối. Giai đoạn này là giai đoạn mê ỳ (thích đực). Kích thích vào âm hộ thì nó đứng yên. Chân và người run lên, bụng co thóp từng đợt. Lợn thường băn khoăn, nằm sấp, âm hộ

tiếp tục giảm xung huyết và thâm se hơn. Dịch nhờn, keo có màu trắng đục chảy ra từ âm hộ.

* Chú ý : Giữa nái cơ bản và hậu bị có sự sai khác nhau một chút. Nái tơ khi động dục linh hoạt hơn, ít yên tĩnh, sợ người “e thẹn”, nên khi có người lợn thường sợ, không phá chuồng hoặc không nhảy lên con khác. Thường khi ta đụng vào người nó thì nó nằm bẹp xuống chuồng hoặc quay mông vào thành chuồng. Còn biểu hiện cục bộ đường sinh dục thì không có gì sai khác với nái hậu bị.

b. Đối với các giống lợn cái ngoại và nái F1, F2

Thời gian động dục của lợn này kéo dài 5-6 ngày và biểu hiện không mãnh liệt như lợn nội. Cuối ngày thứ 3, đầu ngày thứ 4 có triệu chứng điển hình ở đường sinh dục như cuối ngày thứ 2 đầu ngày thứ 3 ở lợn nội.

Tóm lại : Đối với lợn nái lai thì chu kỳ động dục chưa thật sự ổn định. Vì vậy, khi phát hiện lợn động đục và chọn thời điểm dãn tinh thích hợp ta cần chú ý.

* Cách phân biệt lợn động dục thật với động dục giả

Động dục giả là trường hợp lợn có chửa nhưng vẫn động dục. Động dục giả không cố định theo thời gian nào, nó xuất hiện ở lợn mang thai tháng thứ nhất, tháng thứ hai, thậm chí ở cả tháng thứ ba. Có những trường hợp gần đến ngày đẻ nhưng vẫn động dục.

Để phân biệt trước tiên ta cần hỏi gia chủ về tiền sử của con nái, sau đó ta có thể căn cứ vào một số đặc điểm sau để phân biệt :

- Âm hộ vẫn xung huyết nhưng không có dịch nhờn chảy ra.

- Có hiện tượng nhảy lên con khác nhưng không cho con khác nhảy lên mình.

- Thời gian động dục ngắn, không quá hai ngày.

- Khi con vật có chửa thì bầu vú có hiện tượng hơi căng, núm vú cương và bển ra hai bên chứ không chìa thẳng xuống đất như khi không có chửa.

- Nếu có đực thí tình thì nó bỏ chạy.

Chúng ta cần phải căn cứ vào các đặc điểm trên đây để phân biệt cho chính xác trước khi quyết định dẫn tinh cho lợn. Bởi vì nếu không chính xác thì khi lợn có chửa mà ta vẫn dẫn tinh vào sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng sẩy thai.

4.2.2. Xác định thời điểm phối giống thích hợp

Đối với lợn nội khoảng từ 29 - 48 giờ kể từ lúc 0 giờ- giờ động dục. Để phát hiện được chính xác thời điểm này ta cần hỏi gia chủ về thời gian động dục của lợn. Nếu không ta phải căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cụ thể của con vật về biến đổi đường sinh dục và phản xạ toàn thân (phản xạ mê ì) của con vật để quyết định thời gian dẫn tinh thích hợp.

Trường hợp đối với nái hậu bị thường không có phản xạ mê ì, ta có thể phối cưỡng bức nếu thấy thời điểm phối tinh đã thích hợp.

Đối với lợn nái F1 thì ta có thể phô vào thời điểm cuối ngày thứ ba đầu ngày thứ tư.

Đối với nái F2 và nái ngoại, ta có thể phối vào cuối ngày thứ tư đầu ngày thứ năm.

Chú ý : Đây là những thời điểm đưa ra với tính chất tương đối còn trong thực tế chúng ta cần căn cứvào điều kiện cụ thể của từng con mà có quyết định thời điểm dẫn tinh thích hợp tránh áp dụng máy móc.

4.2.3. Chuẩn bị dụng cụ

Gồm dẫn tinh quản (loại ống cao su trơn hoặc loại ống plastic có đầu xoắn hoặc không xoắn) và bộ phận chứa tinh dịch (bằng lọ thủy tinh hoặc plastic). Xi lanh dùng để dựng và bơm tinh dịch (trong trường hợp lọ đựng tinh bằng thủy tinh). Những dụng cụnày được làm bằng các chất liệu không độc cho tinh trùng.

4.2.4. Chuẩn bị con cái

+ Con nái phải là giống tốt, có điều kiện sinh lý, sinh sản bình thường. + Cọ rửa sạch sẽ vùng hông, đuôi, âm hộ con cái bằng nước và chất sát trùng.

4.2.5. Thao tác gieo

Bước 1 : Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, cần quan sát triệu chứng động dục, xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp. Thời điểm dẫn tinh, xác định từ lúc bắt đầu động dục, được coi là thích hợp như sau:

Lợn nái nội: cuối ngày thứ hai sang đầu ngày thứ ba.

Lợn nái lai (ngoại x nội) và lợn ngoại: cuối ngày thứ ba sang đầu ngày thứ tư.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ:

- Vô trùng dụng cụ dẫn tinh: Dụng cụ dẫn tinh được luộc trong nước sạch, sôi trong 15 phút. Sau đó vẩy ráo nước. Dùng 5-l0ml dung dịch nước sinh lý NaCl 0,85%, hoặc 3-5 ml tinh dịch đã pha loãng, hoặc môi trường pha loãng để' tráng lại lòng dẫn tinh quản. Dùng vazơlin hoặc glyxerin bôi 2/3 mặt ngoài phía đầu dẫn tinh quản.

Bước 3 : Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong 1 liều dẫn, như sau:

- Nâng dần nhiệt độ lọ tinh bằng cách cầm nắm trong lòng bàn tay (đến khi lọtinh không còn lạnh là được). Nếu có kính hiển vi, nên kiểm tra lại hoạt lực của tinh trùng trước khi dẫn tinh.

- Quy định về thể tích và số tinh trùng có hoạt động tiến thẳng cần thiết cho một liều dẫn tinh như sau:

- Đối với lợn nái nội: 30ml tinh pha, trong đổ đảm bảo 0,5 - 1,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng.

- Đối với lợn nái lai (ngoại x nội) : 60ml tinh pha, trong đó đảm bảo 1,0- 1,5ml tỷ tinh trùng tiến thẳng.

- Lợn nái ngoại: 90ml tinh pha trong đó đảm bảo 1,5-2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng (Nếu sử dụng xi lanh thì rót tinh dịch từ từ vào xi lanh theo thành ống, tuyệt đối không lắp xi lanh vào dẫn tinh quản rồi hút tinh dịch, làm sục tinh dịch, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng).

4.2.6. Theo dõi phối giống

Trước khi tiến hành chẩn đoán nái có thai hay không cần nắm rõ một số thông tin sau:

- Thời gian phối giống cho lợn lần cuối cùng, số lần phối. - Sau khi phối giống lợn có động dục lại không.

- Lợn có bệnh về đường sinh dục không. - Tình hình nuôi dưỡng lợn nái.

* Cách nhận biết lợn chửa

- Nhìn bên ngoài: nái có thai thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên.

- Lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối. - Siêu âm để chẩn đoán

Sau khi phối giống 21 ngày không thấy heo nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Nhưng nếu sau 3 tháng tiếp theo mà không có hiện tượng phát triển bộ vú với những đặc điểm của thời kỳ nái mang thai (núm vú dài ra, quầng núm vú rộng, hai hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc vùng bụng, có rãnh

phân chia riêng biệt hai hàng vú và các vú) thì xem như nái bị hiện tượng nâng sỗi không sinh sản được...

Thời gian mang thai kéo dài khoảng 114 – 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày). Nếu nái mang thai nhiều con sẽ có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh từ ngày 115 – 118. Còn trường hợp nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con.

Một phần của tài liệu bài giảng môn truyền giống (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w