Tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ năm 2011 2012

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và phát triển điện (Trang 69 - 83)

Cũng do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty mà các khoản tiền thu được do bán hàng và cung cấp dịch vụ được thể hiện trên hóa đơn bán hàng được tập hợp trên tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 119,272,047,333 đồng, tăng 44,668,381,253 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 59.87%.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 236,473,060 đồng, tăng 118,403,150 đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 100.28%.

Thu nhập khác năm 2012 là 2,206,241,195 đồng. Do năm 2012 doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định nên tạo nên thu nhập cho năm 2012.

 Để có cái nhìn tổng quát ta đi so sánh doanh thu của công ty qua các năm. Ta có biểu đồ 2.3 so sánh doanh thu thuần từ 2008 – 2012.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh thu thuần giai đoạn 2008 - 2012

Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu tăng dần qua các năm. Mặc dù trong mấy năm qua nền kinh tế có lạm phát, khủng hoảng, khó khăn, điều này cho thấy nỗ lực của công ty trong việc thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng quy mô kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ.

 Các yếu tố làm tăng doanh thu trong năm 2012.

• Sự mở rộng quy mô công ty

Một trong những nỗ lực bắt kịp cầu về xây dựng công trình của một số tỉnh mới mở như các tỉnh ở vùng núi phía Bắc hay một số tỉnh miền Trung. Với nguồn vốn lớn hơn, công ty có thể đấu thầu được nhiều công trình xây dựng lắp đặt hơn. Do đó, có nhiều hơn những hợp đồng kinh tế. Đồng vốn sử dụng hiệu quả như thế nào sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong phần 2.2.4.4 (tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh).

• Mở rộng quan hệ khách hàng

Công việc kinh doanh sẽ không thành công nếu công ty không xây dựng cho mình một mạng lưới khách hàng ngày càng lớn và thân thiết hơn. Năm 2012, với

sự nhạy bén của ban giám đốc, phòng kinh doanh đã tăng cường quảng bá hình ảnh công ty bằng các phương tiện như đăng tin trên các trang web về ngành thiết bị điện, điện tử; gửi e-mail/thư chào hàng… Song song với việc mở rộng là củng cố quan hệ khách hàng bằng cách đưa ra các chính sách hấp dẫn. Công ty không ngừng giữ vững và nâng cao uy tín về chất lượng hàng bán, thời gian thực hiện hợp đồng với khách hàng.

• Ưu thế về chính sách hoạt động của công ty.

Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như phong cách phục vụ là ưu tiên hàng đầu của công ty.

Chính sách đảm bảo chất lượng là chính sách quan trọng nhất của công ty. Với việc cung cấp cho khách hàng hàng hóa từ các hãng nổi tiếng trên thế giới có cam kết về xuất sứ và các dịch vụ bảo hành sau mua một cách tốt nhất với đội ngũ chuyên gia – kỹ thuật viên bảo hành. Tạo uy tín, lòng tin cho khách hàng là một ưu thế lớn của công ty.

2.2.4.4. Tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua 2 năm 2011 – 2012

Vốn kinh doanh là nền tảng ban đầu mà các chủ doanh nghiệp thực hiện kinh doanh. Vốn kinh doanh tồn tại dưới hai dạng: vốn cố định (tài sản dài hạn) và vốn lưu động (tài sản ngắn hạn). Quản lý tốt hai loại vốn này là một trong những yếu tố tốt làm nên hiệu quả kinh doanh của công ty.

 Vốn lưu động

Với đặc thù là một doanh nghiệp xây lắp, kinh doanh thương mại và dịch vụ, vốn lưu động là chiếm tỷ trọng lớn hơn trong công ty, tồn tại dưới dạng tài

sản ngắn hạn.Thời điểm 31/12/2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 65.98% tổng tài sản của công ty. Đây là động lực chính giúp công ty thực hiện lợi nhuận. Xem xét tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu sau: ( Bảng 2.7)

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV Đồng 119,272,047,333 74,603,666,080 44,668,381,253 59.87 2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 5,255,871,775 4,170,462,607 1,085,409,168 26.03 3 Giá vốn hàng bán Đồng 107,517,638,565 65,696,203,447 41,821,435,118 63.66 4 Hàng tồn kho bình quân Đồng 13,736,974,674 6,332,663,274 7,404,311,400 116.92 5 Các khoản phải thu bình quân Đồng 6,274,726,220 3,326,810,808 2,947,915,412 88.61 6 Vốn lưu động bình quân Đồng 36,977,269,042 35,038,651,350 1,938,617,692 5.53

7 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2.59 1.96 0.63

8 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Ngày 139 184 -45

9 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 19.01 22.42 -3.41

10 Kì thu tiền bình quân Ngày 19 16 3

11 Vòng quay vốn lưu động Vòng 3.23 2.13 1.1

Qua bảng 2.7 (các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động), hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhìn chung là chưa cao. Chỉ tiêu kết quả như doanh thu thuần tăng nhưng tốc độ tăng (+59.87 %) còn kém so với các chỉ tiêu đầu vào như giá vốn hàng bán (+63.66%), các khoản phải thu bình quân (+83.61%).

Vốn lưu động bình quân năm 2012 tăng 5.31%, tương đương 1,938,617,692 đồng. Để đánh giá việc tăng vốn lưu động là hợp lý hay không ta tính toán chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động kí hiệu là VTK năm 2012:

VTK = 119,272,047,333 /360* ( 111– 169) = -19,216,052,0070(nghìn đồng)

Như vậy trong năm 2011 vừa qua công ty đã tiết kiệm 19,216,052,0070 đồng vốn lưu động. Việc tăng vốn lưu động là hợp lý.

Kết quả về tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho thấy, so với năm 2011 số vòng quay vốn lưu động năm 2012 tăng lên 1.1 vòng , điều này làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 58 ngày. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do:

+ Doanh thu thuần tăng 44,668,381,253 đồng nhưng tốc độ tăng là rất lớn so với tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (59.87% so với 5.53%). Điều này do trong năm 2011, các công trình lớn đang trong thời gian thi công và đến năm 2012, hầu như là đã hoàn thành , doanh thu của các công trình đã được thu về.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên : Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2011 là 1.96 vòng, sang năm 2012, con số tăng 0.63 vòng xuống còn 2.59 vòng. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho do đó giảm 45 ngày. Điều này do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn gần 2 lần so với tốc độ tăng của hàng tồn kho (63.66% so với 116.92%). Hàng tồn kho tăng tồn tại dưới dạng chi phí

SX,KD dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất điều này do trong năm tới công ty có thêm các dự án mới việc gia tăng sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu tương lai. Tuy nhiên hàng tồn kho ứ đọng gây tốn kém chi phí cũng như làm ứ đọng vốn.

Tốc độ các khoản phải thu cũng giảm: vòng quay các khoản phải thu năm 2012 giảm 3.41 vòng đã làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng 3 ngày, từ 16 ngày (năm 201) lên 19 ngày (năm 2012). Công ty đã để cho đối tác chiếm dụng vốn lâu hơn. Do năm vừa qua các dự án đã thực hiện được tăng lên kết quả làm tăng doanh thu vì vậy mà khoản trả trước người bán cũng phải tăng lên tương ứng với giá trị nguyên liệu đầu vào nhập khẩu (với mỗi đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào công ty phải trả trước 30-40% giá trị hợp đồng) Điều này làm tăng chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro trong thanh toán.

ĐVT: Số tiền: đồng Tỷ trọng (%) STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng I Vốn bằng tiền 3,823,027,075 10.41 3,000,236,402 8.06 (822,790,673) -2.35 -21.52

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0

III

Các khoản phải thu ngắn

hạn 3,132,460,740 8.53 11,989,590,179 32.21 8,857,129,439 23.68 282.75 1 Phải thu của khách hàng 559,862,261 17.87 9,949,844,126 82.99 9,389,981,865 65.11 16677.20 2 Trả trước cho người bán 2,572,598,479 82.13 2,039,746,053 17.01 (532,852,426) -65.11 -20.71

IV Hàng tồn kho 10,840,719,436 29.51 16,633,229,911 44.69 5,792,510,475 15.17 53.43

V Vốn lưu động khác 18,935,893,759 51.55 5,599,380,582 15.04 (13,336,513,177

) -36.51 -70.43

Cộng 36,732,101,01

Đi sâu xem xét cơ cấu vốn lưu động trong bảng 2.7 ta thấy:

Trong năm qua công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào do công ty đã chú trọng vào hoạt động kinh doanh chính.

Hàng tồn kho năm 2012 chiếm tỷ trọng cao thứ hai với mức 44.69%, năm 2011 chiếm 29.51 tức là tăng 15.17%.

Tỷ trọng vốn bằng tiền năm 2012 giảm so với năm 2011 là 2.35% trong đó năm 2012 là 8.06%, năm 2011 là 10.41%. Vốn bằng tiền tăng giảm làm công ty giảm tính thanh khoản cũng như bị động hơn trong việc thanh toán với đối tác.

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 32.51% năm 2012 xuống 8.53% năm 2011. Lý do chủ yếu là phải thu khách hàng tăng mạnh trong năm 2012. Cụ thể năm 2012 các khoản phải thu chiếm 82.99% , trả trước cho người bán chỉ chiếm 17.01%. Như vậy chênh lệch 65.98%.

Như vậy vốn lưu động của công ty tăng lên nhưng lại chủ yếu nằm ở hàng tồn kho và tăng vốn bị chiếm dụng. Cơ cấu vốn lưu động của công ty là chưa hợp lý.

 Vốn cố định

Tài sản cố định của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và phát triển điện - FTD chiếm tỷ trọng không phải là nhỏ trong tổng tài sản do đặc điểm của FTD là công ty xây lắp . Đến năm 2012 doanh nghiệp đã thanh lý một số tài sản vì vậy mà tài sản cố đinh giảm xuống.

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong 2 năm 2011 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

So sánh Tuyệt đối

Hiệu suất sử dụng

VCĐ Lần 6.14 4.27 1.87

Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăng nhẹ. Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 1.87% với năm 2010. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong năm qua là có tăng nhưng mới chỉ ở mức thấp.

2.3. Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và phát triển điện

Bảng 2.10: Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty

Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh (%)

Doanh thu Triệu đồng 118,975 119,272 100,25

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 106,306 107,518 101,14

CPQLDN Triệu đồng 3,184 3,248 102,00

CPHĐTC Triệu đồng 3,379 2,637 78,03

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 7,005 5,760 82,28

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 6,567 5,256 80,04

LNST/DT % 55.20 44.07 79.84

Doanh thu năm 2012 đạt 119,272 triệu đồng, bằng 100.25 % so với kế hoạch của đại hội cổ đông thông qua. Mặc dù cơ quan điều hành tìm nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh nhưng do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng so với dự kiến nên lợi nhuận 2012 không đạt so với kế hoạch mà Đại hội cổ đông đề ra. Cụ thể lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 82.28% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 80.04% so với kế hoạch.

2.4. Những thành công và hạn chế cơ bản trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và phát triển điện - FTD

2.4.1. Những thành công

Thành công lớn nhất ghi nhận mọi nỗ lực của công ty là mức lợi nhuận 2 năm đều dương và tăng đều qua các năm . Để đạt được thành quả này, tập thể ban lãnh đạo, nhân viên, công nhân của công ty đã giải quyết các nhu cầu về vốn trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh.

Doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng so với năm 2011 với tốc độ tăng là 59.87%. Đây được đánh giá là thành tích của doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt việc đa dạng hóa các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mở rộng địa bàn hoạt động giúp công ty khai thác được thị trường tiềm năng. Đây là một chiến lược kinh doanh được đánh giá cao và cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Nhờ ưu thế về chính sách hoạt động mà công ty đã tạo được uy tín lòng tin đối với khách hàng điều này đã giúp công ty bước đầu thành công trong việc mở rộng địa bàn hoạt động tăng quy mô kinh doanh.

Trong năm 2012, doanh nghiệp đã tăng vốn lưu động lên5.31%, tương đương 1,938,617,692 đồng. Việc tăng vốn lưu động đó là hợp lý vì giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản 19,216,052,007 đồng.

Ở cả thời điểm đầu và cuối năm khoản phải thu khách hàng của công ty đều bằng 0 chứng tỏ công tác quản lý nợ phải thu của công ty là rất tốt. Tiết kiệm được một lượng vốn so với trong trường hợp bị chiếm dụng giúp công ty phần nào giảm được chi phí sử dụng vốn.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được, công ty còn có những vấn đề tồn tại là những trở ngại có thể làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Về công tác theo dõi chi phí sản xuất: Dù đã được dự báo từ năm 2011 về xu hướng biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào của nguyên vật liệu ngành xây lắp tuy nhiên do chưa theo dõi sát sao tình hình biến động giá cả của nguyên vật liệu làm cho công ty bị động trong việc dự trữ nguyên vật liệu khi công ty có lượng đơn đặt hàng lớn kết quả là chi phí nguyên vật liệu tăng cao (tăng 92.84 % so với năm 2011).

• Kết quả hoạt động tài chính giảm mạnh.

Điều này là hệ quả của việc tăng vay nợ ngắn hạn. Lãi vay tăng mạnh do lãi suất tăng cao, một số khoản vay cũ chưa trả được nên lãi nhập vốn gốc. Trong khi đó doanh thu tài chính lại giảm dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh làm cho lợi nhuận chung giảm theo.

Hàng hóa đầu vào của công ty chủ yếu từ nhập khẩu các công ty nước ngoài. Do đó, giá cả biến động thất thường và nhiều khi không chủ động được nguồn hàng. Bên cạnh đó, để vận chuyển về bến cảng, công ty phải trả thêm chi phí vận chuyển, bảo hiểm nên giá vốn tăng. Ngoài ra, một số rủi ro khác như bão, sóng thần.. có thể ập đến gây thiệt hại cho công ty.

Khi vận chuyển đến bến cảng, công ty phải trả thêm chi phí bốc dỡ hàng hóa và lưu kho. Các chi phí này cũng làm tăng giá vốn hàng bán.

Các khoản chi này đóng góp vào giá vốn với mức độ lớn, thường xuyên nên công ty phải kiếm soát chặt chẽ.

• Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp

- Thể hiện hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảm so với năm 2010 và còn khá là thấp và hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm sút thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm sút cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn còn chưa cao.

- Bên cạnh đó cơ cấu vốn lưu động còn chưa hợp lý. Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động. năm 2012 hàng tồn kho là đồng chiếm 44.69%, và tăng 29.51% so với năm 2011. Hàng tồn kho lớn làm phát sinh nhiều chi phí quản lý hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản… làm ứ đọng nguồn vốn và gây thiếu vốn cho các hoạt động khác.

● Hiệu quả kinh doanh còn chưa cao so với trung bình ngành: Qua biểu đồ 2.1, 2.2 ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp thể hiện các hệ số sinh lời của công ty biến đổi thất thường qua các năm và so với hệ số trung bình ngành còn thấp hơn rất nhiều do vậy trong năm tới công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình

• Hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán của công ty cần

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và phát triển điện (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w