CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTCNNH TỈNH BÌNH ĐỊNH III.1 Các loại hình công nghiệp và đặc trưng của CTCNNH tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại cho khu công nghiệp phú tài và long mỹ (Trang 27 - 30)

III.1. Các loại hình công nghiệp và đặc trưng của CTCNNH tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải nam Trung bộ,là một trong 5 tỉnh thuộc khu kinh tế trọng điểm miền trung. Hiện nay Bình Định có 14 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đang hoạt động với nhiều loại hình công nghiệp. Tỉnh Bình Định đã và đang thực hiện chương trình quy hoạch phát triển công nghiệp thời kỳ 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước,quy hoạch phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm miền trung và gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là: công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp sản xuất đường và các sản phẩm sau đường, công nghiệp sản xuất nước giải khát, công nghiệp chế biến dừa, công nghiệp chế biến tinh bột sắn và thức ăn chăn nuôi gia súc, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp may mặc – giày da.

Nhóm ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản bao gồm: khai thác và chế biến đá, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp lọc-hóa dầu-hóa chất và dược phẩm, công nghiệp sản xuất cơ khí.

Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp cảu tỉnh thì lượng chất thải phát sinh trong toàn tỉnh cũng tăng lên một cách đáng kể, theo dự báo của sở tài nguyên và môi trường của tỉnh Bình Định thì lượng chất thải rắn phát sinh trong toàn tỉnh đến năm 2020 là 8073 tấn/ngày. Trong đó chất thải rắn sinh hoạt là 1176 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp là 6724 tấn/ngày, chất thải y tế là 8,5 tấn trên ngày.

Đối với chất thải rắn công nghiệp thì lượng chất thải phát sinh được phân loại tại xí nghiệp hoặc khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chất thải được phân loại thành chât chất thải rắn có thể tái chế tái sử dụng, chất thải có thể chế biến phân vi sinh, chất thải được chôn lấp và chất thải nguy hại. Đối với các khu công nghiệp và cụm công nghiệp việc thu gom và vận chuyển chất thải được ký kết với đơn vị có giấy phép thu gom, vận chuyển và xử lý.

Ở Bình Định hiện nay rác thải công nghiệp thường được phân loại và được xử lý cùng với rác thải đô thị. Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có lắp đặt lò đốt rác công nghiệp nào. Đối với chất thải nguy hại chủ yếu là rác thải bệnh viện thì chủ nguồn thải ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị Quy Nhơn vận chuyển và xử lý

bằng phương pháp đốt bằng các lò đốt rác công suất nhỏ đặt chủ yếu ở các bệnh viện.

Nhìn chung công nghiệp tỉnh Binh Định chủ yếu tập trung sản xuất và chế biến lâm sản, nên lượng chất thải công nghiệp nguy hại thường chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10% lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh)

III.2. Đặc trưng CTNHCN khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ một số cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp Ngành công nghiệp Nguồn phát sinh Chất ô nhiễm

Công ty TNHH Tân Bình

sản xuất bao bì Xỉ thanChất thải rắn sinh hoạt

Công ty chế biến nguyên

liệu giấy(sản xuất dăm gỗ) Cắt vụn gỗ Mùn cưa, mẩu gỗXỉ than Chất thải rắn sinh hoạt Công ty 508 (sản xuất cơ

khí)

Hàn, cắt, mạ Đánh bóng, sơn

Phế liệu kim loại

Xỉ kim loại, bùn cặn chứa kim loại và dầu mỡ

Doanh nghiệp tư nhân Vạn

Phát (sản xuất cồn) Nấu, ủ nguyên liệuLên men Bã cồnXỉ than và chất thải sinh hoạt

Doanh nghiệp tư nhân Trường Xuân (sản xuất bìa cactong)

Cắt, may, in… Vải vụn, chỉ thừa Xi than

Chất thải sinh hoạt Xí nghiệp mỏ MEDICO

GRANITE (chế biến đá) Cưa xẻ, cắt đáĐánh bóng,mài sản phẩm Bùn cặn, đất, đáChất thải sinh hoạt Doanh nghiệp tư nhân

Thành Đạt (chế biến đá)

Cưa xẻ, cắt đá

Đánh bóng,mài sản phẩm

Bùn cặn, đất, đá Chất thải sinh hoạt Xí nghiệp xuất nhập khẩu

lâm sản Quy Nhơn (chế biến lâm sản)

Sơ chế nguyên vật liệu Nạp liệu, nghiền cắt và đóng bao

Mùn cưa, mẩu gỗ Xỉ than

Xí nghiệp tư nhân Nam Bình, doanh nghiệp tư nhân Sơn Hải (chế biến lâm sản)

Sơ chế nguyên vật liệu Nạp liệu, nghiền cắt và đóng bao

Mùn cưa, mẩu gỗ Xỉ than

Nhà máy gạch ốp lát

COSEVCO Trộn phối liệuĐánh bóng sản phẩm Đất đá, xi măng , cát Công ty cổ phần thức ăn

chăn nuôi

Sơ chế nguyên vật liệu Công đoạn sản xuất( nạp liệu, cắt, nghền…)

Bao bì nilong Xỉ than

Chất thải sinh hoạt Công ty TNHH Tân Đức

Duy (chế biến lâm sản)

Sơ chế nguyên vật liệu Công đoạn sản xuất( nạp liệu, cắt, nghền…)

Mùn cưa, mẩu gỗ Bùn cặn, xỉ than Chất thải sinh hoạt

Theo báo cáo ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Định, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại hai khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ là 11520 tấn/năm. Trong đó lượng chất thải nguy hại chiếm khoảng 10% tổng lượng chất thải rắn phát sinh. Chất thải nguy hại từ hai khu công nghiệp này chủ yếu là bùn cặn kim loại, dầu mỡ từ các công ty sản xuất cơ khí. Sơn dầu, vecni từ quá trình cạo bóc gỗ chế biến lâm sản

III.3.Lựa chọn phương án xử lý

Khu công nghiệp Phú Tài với diện tích quy hoạch 348 ha, thuộc phường Trần Quang Diệu và phường Bùi Thị Xuân thành phố Quy Nhơn. Khu công nghiệp Long Mỹ diện tích 210 ha thuộc xã Phước Mỹ thành phố Quy Nhơn. Đây là hai khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất trên địa bàn tỉnh, hai khu công nghiệp này cách nhau khoảng 7km. Vì vậy việc thu gom và vận chuyển chất thải từ hai khu công nghiệp này về xử lý tập trung tại bãi chôn lấp Long Mỹ là phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể chất thải rắn đô thị và công nghiệp. Tại đây ta lắp đặt lò đốt rác thải công nghiệp nguy hại công suất 3,2 tấn/ngày.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại cho khu công nghiệp phú tài và long mỹ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w