- Chiều dày của lớp vỏ thép CT 3:
2. Tấm chắn dung dịch Ca(OH)2 3 Dàn phun dung dịch Ca(OH)
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO CÔNG TRÌNH VI.1 Chi phí thiết bị
VI.1. Chi phí thiết bị
lượng (VND)
1 Gạch samôt 3000 Viên 10.000 30.000.000
2 Gạch diatomit 3000 Viên 7.000 21.000.000
3 Ghi lò làm bằng
gang chịu nhiệt 1 Bộ 6.000.000 6.000.000
4 Tủ điều khiển 1 Bộ 8.000.000 8.000.000
5 Ống dẫn nước, van khóa
1 Bộ 1.000.000 1.000.000
6 Bông thủy tinh 10 Kg 50.000 500.000
7 Bột samôt 750 Kg 8.000 6.000.000 8 Thép CT3 1500 Kg 9.000 13.500.000 9 Bể chứa dung dịch hấp thụ 21 m3 2.000.000 42.000.000 10 Bể chứa dầu 1000L 1 Lít 10.000.000 10.000.000 11 Mỏ đốt 2 Cái 10.000.000 20.000.000
12 Bơm dung dịch 1 Cái 8.000.000 8.000.000
13 Bơm nước 1 Cái 5.000.000 5.000.000
14 Quạt hút 1 Cái 15.000.000 15.000.000
15 Quạt cấp gió 1 Cái 5.000.000 5.000.000
16 Thiết bị trao đổi nhiệt 1 Cái 25.000.000 25.000.000 17 Cyclon chùm 1 Cái 30.000.000 30.000.000 18 Tháp hấp thụ 1 Cái 20.000.000 20.000.000 19 Nhà bao che 168 m2 1.500.000 252.000.000 20 Phụ kiện - - 5.000.000 5.000.000 Tổng chi phí thiết bị (Ptb) 523.000.000
VI.2. Chi phí thiết kế thi công
Phí thi công Ptc = 30% .Ptb 157.000.000 Phí thiết kế Ptk = 3%.Ptb 15.700.000 Thuế VAT = 10%.(Ptb+ Ptc + Ptk) 69.570.000 Tổng chi phí xây dựng hệ thống 765.2700.000
VI.3. Chi phí nhiên liệu sử dụng trong 1 lần vận hành
TT Nhiên liệu Số lượng Đơn vị Đơn giá
VND Thành tiền VND 1 Dầu FO 482 Lít 12.800 6.169.000 2 Vôi 6,54 Tấn 1.180.000 7.717.000 3 Điện 122 kW 3.000 366.000 4 Nước 13 m3 3.500 45.000 Tổng cộng 14.300.000 Giá thành xử lý rác:
Lượng rác cần xử lý trong 1 ngày là 3,2 tấn
Số công nhân vận hành là 1 người, mức lương 2.500.000 đồng/tháng = 95.000 đồng/ngày.
Chi phí nguyên nhiên liệu: 14.300.000 đồng/ngày Vậy giá thành xử lý 1kg rác là:
KẾT LUẬN
Ngày nay, một lượng lớn chất thải rắn công nghiệp nguy hại ngày một gia tăng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại thường chiếm tỷ lệ thấp trong toàn bộ lượng chất thải phát sinh, thường khoảng 10% đến 30% tùy thuộc vào từng nhóm ngành và từng loại hình công nghiệp. Tuy lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm tỷ lệ thấp nhưng ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe con người rất lớn. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý và những kỹ thuật xử lý chất thải từ khi phát sinh cho đến khâu xử lý cuối cùng. Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bằng phương pháp thiêu đốt rất phù hợp với điều kiện của tỉnh Bình Định và phù hợp với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
Khi sử dụng lò đốt cần phải đảm bảo về mặt kỹ thuật và chế độ vận hành cần được kiểm soát một cách chặt chẽ để đảm bảo lò phát huy đúng công suất và tránh những rủi ro. Công nhân vận hành cần phải được hướng dẫn kỹ thuật để có thể vận hành lò đốt theo đúng quy trình.
Trong khuôn khổ đồ án này đã tiến hành được những công việc sau:
1. Tìm hiểu về chất thải rắn công nghiệp nguy hại và những ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe con người.
2. Tìm hiểu về các đặc trưng chất thải nguy hại của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, điển hình là 2 khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ
3. Tính toán thiết kế lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại công suất 400kg/h.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Hà Thanh, cô Vũ Ngọc Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Em xin cảm ơn các thầy cô Viện Khoa học và Công nghệ môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ.
Vì điều kiện thời gian và trình độ giới hạn nên đồ án này còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô đóng góp ý kiến để được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên Nguyễn Bá Hưng