BÁNH QUY
− Dùng để sản xuất nguyên liệu bánh bích quy. − Tốc độ trộn: 23 vòng / phút, tốc độ cố định. − Dung tích trộn: 150 – 200 kg/ mẻ.
− Thời gian trộn: 15 – 25 phút/ mẻ. − Công suất: tổng công suất 12.5 kw.
Hình 10: Máy nhào bột
4.1.1. Cấu tạo : Cụm máy trộn bột gồm có 2 phần
− Phần1: Nhóm thiết bị làm quay các cánh khuấy để khuấy hỗn hợp trong bồn đựng bột, nhóm này gồm motor làm quay trục cánh khuấy qua hai lần giảm tốc là cặp pulley và hộp số.
− Phần 2: Nhóm thiết bị làm nhiệm vụ nâng hạ bồn: gồm motor 9 quay khớp nối 8 làm quay trục vitme thông qua hộp giảm tốc (trục vitme ăn khớp với trục motor bằng một cặp bánh răng côn), trục vitme 6 thẳng gốc với trục motor. Trục vitme ngoài chuyển động quay chính nó và quay quanh trục motor, thông qua hộp giảm tốc tròn ăn khớp với trục vitme sẽ quay lên hoặc xuống bồn trộn.
4.1.2. Nguyên lý hoạt động : trộn quay kiểu trục vít 2 hướng
− Nhóm thiết bị khuấy : tốc độ từ động cơ điện giảm xuống một lần qua cặp pulley và được giảm tốc lần 2 qua hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc với một trục vào và 2 trục ra là 2 trục có gắn cánh khuấy. Hộp giảm tốc có các kết cấu bên trong gồm 4 bánh răng 1, 2, 3, 4 ăn khớp với nhau trong đó 2 cặp bánh răng 3, 4 có cùng đường kính và modun tạo cho tốc độ 2 trục ra là như nhau và ngược chiều nhau.
4.2. Máy định hình lô cắt
− Tạo hình bánh bích quy thông qua 2 trục cắt. − Tốc độ của máy có thể điều chỉnh được.
− Có thể điều chỉnh áp lực cắt và thành hình bánh bích quy một cách độc lập.
− Khuôn cắt có thể tháo lắp. − Năng suất 6 tấn /8 giờ.
Hình 11: Máy định hình lô cắt
4.2.1. Cấu tạo
− Gồm có 3 trục hình côn đặt song song nhau, trong đó có 2 trục đồng tâm là trục in và trục ép còn trục kia là trục vô bột. Trên trục in có các khuôn in có sẵn hoa văn, trên bề mặt khuôn có một lớp màu đen có tác dụng chống dính bột vào khuôn sau khi in khuôn. Phía dưới trục in có dao gạt để gạt bột thừa, còn phía trên các trục có bồn đổ bột.
− Đối với bánh quy xốp thì ta cho trực tiếp vào bồn đổ bột và tiến hành in khuôn.
4.2.2. Nguyên lý hoạt động
Dưới tác dụng của trục vô bột kéo bột từ trên phểu xuống và làm đầy khuôn, dưới tác dụng của dao gạt bột làm cho bề mặt dưới của bánh được lán đẹp và tác dụng ép của trục ép làm cho bột được chặt, hoa văn rõ nét.
4.3. Lò nướng
− Lò có thể tăng giảm nhiệt độ. − Công suất: 600kw.
− Tốc độ: 0 – 26 mm /phút − Năng suất: 6 tấn /8 giờ
4.3.1. Cấu tạo
− Bộ phận đốt lò có ống quan sát bằng mắt, ở giữa có lỗ để bắt ống dẫn dầu của bộ phận đốt.
− Dầu phun sương với áp lực lớn bằng một bơm cao áp, lửa mồi được thiết kế với những điện cực đánh lửa và một biến thế.
− Bộ phận truyền động tải: Được thiết kế với 2 tấm búa 1 ở đầu lò và 1 ở cuối lò − Băng tải được căng nhờ 1 trục lăn trung gian đặt trên vòng trở về và trước tấm búa
dẫn truyền.
4.3.2. Nguyên lý hoạt động
Nhiệt lượng sau khi được tạo ra ở vùng đốt được chuyển đến nắp phân bố nhiệt để phân bố hơi nóng vào các ống dẫn nhiệt, và tại đây nó sẽ trao đổi nhiệt cần thiết cho lò lướng. Trên vách lò có nắp được bắt treo như một con lắc tự động, mở khi bị hút và đóng lại nhờ trọng lượng của chính nó khi hệ thống trong lò chạy bình thường. Nắp này có tác dụng cung cấp khí sạch và giải nhiệt.
Trên hệ thống còn có nắp khởi động với tác dụng ngắt nguồn hơi trở về trên ống R1, ở ngay miệng ống khói có nắp K6 có tác dụng giữ lại một phần nhiệt lượng qua đêm khi nhiệt độ bên ngoài thấp, tiết kiệm lượng dầu đốt sáng hôm sau và không cho nhiệt độ lò xuống quá thấp.
4.4. Băng tải làm nguội
− Dùng để làm nguội bánh sau khi ra lò nướng. − Tốc độ: 0 – 13m /phút.
− Công suất: 1.5kw.
− Chất liệu đai tải: vải bạt sợi bông.
Hình 13: Băng tải làm nguội
4.4.1. Cấu tạo
Thiết bị làm nguội có cấu tạo đơn giản chỉ có một băng tải bằng inox để trên các giá đỡ bằng sắt, tác nhân làm nguội là không khí thường và bằng quạt, công ty có bố trí 3 quạt hút.
− Hai khung A và B được nối với nhau bằng các ống thép. Các phần C và D có thể tháo ráp dễ dàng
− Băng tải E làm bằng thép không rỉ
− Đầu giao nhận F và G có thể điều chỉnh chiều dài cho phép điều chỉnh tối ưu việc giao nhận sản phẩm từ lò nướng đến hệ thống làm nguội.
− Trục truyền động băng tải H được bọc cao su.
− Các trục truyền động bằng inox I. Có làm vệ sinh băng tải L − Motor M có thể thay đổi tốc độ được.
4.4.2. Nguyên lý hoạt động
Mở công tắt làm băng tải chuyển động để làm nguội bánh, khi chạy hết băng tải là nhiệt độ của bánh đạt yêu cầu
4.5. Máy đóng gói4.5.1. Cấu tạo 4.5.1. Cấu tạo
− Máy đóng gói gồm có: Băng chuyền để đưa bánh vào máy đóng gói, bộ phận các trục kéo giấy, căng giấy và các trục để giấy.
− Tại đây còn có sensor quang để phát hiện các điểm trên bao bì để máy cắt bao bì theo đúng chỗ và đều. Bộ phận ép gồm : hai con lăn định hình bao bì, điện trở gia nhiệt để ép bao bì dính lại với nhau. Bộ phận dao cắt được gia nhiệt có tác dụng cắt rời từng chiếc bánh sau khi đã bao gói.
Hình 14: Máy đóng gói
4.5.2. Nguyên lý hoạt động
Sau khi khởi động máy, dưới tác dụng của trục kéo giấy sẽ kéo giấy trên trục để giấy tiếp tục qua bộ phận căng giấy để giấy được thẳng. Sau đó 2 mép của bao bì được gấp lại và chạy tiếp xuống chính giữa hai con lăn định hình bao bì rồi qua điện trở đã được gia nhiệt để ép bao bì dính chặt lại với nhau, sau đó bao bì được làm chặt lại một lần nữa nhờ 2 mép con lăn ngàm bụng. Bao bì sau khi ép ngàm bụng xong được mang đi ép kín 2 đầu bao bì và cắt riêng từng chiếc bánh sau khi bao gói.