Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

trong kinh doanh cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp mình.

1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp. doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp… ngoài ra còn các yếu tố như môi trường luật pháp, các chính sách về tài chính, các đối thủ cạnh tranh…Doanh nghiệp cần phải đánh giá được sự tác động của các yếu tố này để có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ ảnh hưởng, hoặc để nắm bắt thời cơ, tận dụng những lợi thế sẵn có để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh có thể chia thành hai nhóm chính đó là nhóm các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong.

1.2.1.3.1.Nhóm các yếu tố bên ngoài:

- Khách hàng:

Khách hàng là yếu tố quan trọng có tác đông rất lớn tới quyết định cho chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng chính là nguồn thu của doanh nghiệp, số lượng, loại, nhu cầu thị hiếu của khách hàng là yếu tố cần tính đến trong quá trình hoạch định kinh doanh và chiến lược đầu tư. Nếu xây dựng chiến lược đầu tư mà không xem xét đến nhu cầu của khách hàng , thị trường thì chiến lược đầu tư đó sẽ không

hiệu quả, rất có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thì khách hàng ở đây chính là người tiêu dùng.

- Các nhà cung cấp:

Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Đó là nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn… Các nhà cung cấp có thể gây áp lực cho doanh nghiệp như : giao hàng không đúng hạn, giao hàng không đúng số lượng chủng loại, ép giá…ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp cũng là yếu tố rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin với các nhà cung cấp, có mối quan hệ tốt đẹp với họ thì có thể tranh thủ được nguồn vốn (khoản phải trả người bán) giảm bớt gánh nặng tài chính trong ngắn hạn của công ty.

- Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:

Sự hiểu biết tường tận về đối thủ cạnh tranh là yêu cầu đặt ra đối với bất kì doanh nghiệp nào. Khi xem xét đối thủ cần phải nắm bắt được các loại sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng, tiềm lực tài chính, chính sách giả cả, phân phối & marketing , nguồn nhân lực , quan hệ xã hội…Nó cho phép doanh nghiệp có thể dự báo được thị trường cũng như đưa ra được sách lược phù hợp để có thể giành ưu thế về mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

- Môi trường vĩ mô:

Đó là các nhân tố như tình hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia, của lĩnh vực sản xuất, tác động của các nhân tố thuộc về luật pháp và quản lý nhà nước, tác động của các nhân tố kĩ thuật công nghệ, ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội đến nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên…

Trước hết là ảnh hưởng của môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật. Các qui định trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ không những tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp mà còn khiến các doanh nghiệp tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với luật pháp đề ra. Ngược lại, môi trường pháp lý không lành mạnh, minh bạch rõ ràng sẽ không đánh giá đúng thực chất của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có đủ trình độ, năng lực nhưng nhờ những mối quan hệ lại có thể loại bỏ được những doanh nghiệp có năng lực và trình độ cao hơn. Điều này sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế và trật tự xã hội.

1.2.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp muốn tồn tại phải có sức cạnh tranh so với các đối thủ. Doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả thể hiện ở việc đầu tư vào đúng thị trường, đúng đối tượng, hàng hóa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng như vậy mới có thể tồn tại trên thị trường. Ngoài ra chiến lược hiệu quả của doanh nghiệp còn thể hiện qua việc lường trước các xu hướng của thị trường, đi đầu các lĩnh vực có tiềm năng, đề ra các biện pháp thích ứng được với sự thay đổi của thị trường.

- Năng lực tài chính: năng lực tài chính là nguồn lực hết sức quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khả năng tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động đầu tư hợp lý từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Năng lực tài chính lớn, ổn định cho phép doanh nghiệp đối phó với các rủi ro của môi trường tốt hơn, cũng như giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay tốt hơn các doanh nghiệp có năng lực tài chính không ổn định.

- Công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ: Một công nghệ tiên tiến sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp, nó quyết định đến chi phí và chất lượng sản phẩm.Công nghệ càng tiên tiến, hiện đại thì càng tạo ra sức cạnh tranh lớn. Ngày nay, do nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi rất nhanh, các tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng được cải tiến vì vậy nếu doanh nghiệp không có khả năng đổi mới công nghệ thì không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường dẫn tới sức cạnh tranh giảm, thậm chí không thể tồn tại.

- Cơ cấu tổ chức &quản lý của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý, phân công rõ trách nhiệm quyền hạn sẽ hoạt động trôi chảy, năng suất cao.Việc lựa chọn được mô hình tổ chức hợp lý với doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, tăng hiệu quả, thu hút được các nguồn lực có chất lượng. Đội ngũ quản lý tài giỏi, đủ đức đủ tài sẽ là người cầm lái doanh nghiệp đạt được mục tiêu, đem lại kết quả và hiệu quả từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Hệ thống phân phối : việc xây dựng hệ thống phân phối hợp lý có tác động rất lớn tới các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp. Nếu không có hệ thống phân phối tốt, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, sản phẩm khó tiếp cận tới tay người tiêu dùng, đồng thời việc phản hồi thông tin từ phía khách hàng là hạn chế.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w