Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản trí tuệ.. và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn. Hoạt động đầu tư có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì những khoản đầu tư này thể hiện.

- Đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại. - Đầu tư cho đào tạo, tuyển dụng nhân viên có trình độ.

- Đầu tư cho hoạt động marketing. - Chi cho công tác quản lý.

- Chi lập kế hoạch, lập hồ sơ mời thầu. ….

Doanh nghiệp có hoạt động đầu tư hợp lý sẽ làm tăng năng lực của doanh nghiệp từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời năng lực cạnh tranh có tác động trở lại hoạt động đầu tư. Khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên, thị phần tăng kéo theo doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, như vậy doanh nghiệp sẽ có nhiều tiền hơn để tái đầu tư.

Sơ đồ 1.3: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư hợp lý và năng lực cạnh tranh

Đầu tư hợp lý

năng lực cạnh tranh

Có thể nói, đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp phải có chiến lược, có kế hoạch đầu tư hợp lý để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của mình.

Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đã và đang là xu hướng tất yếu khách quan bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa phát triển sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Văn kiện Đại Hội Đảng IX đã xác định: “ Đối với nước ta tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới

được nâng lên một bước mới gắn với thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế”. Chính sự khác biệt về các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, chính

sách quản lý của mỗi của quốc gia, mỗi ngành , mỗi doanh nghiệp đã tạo nên những lợi thế cạnh tranh và tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Như vậy, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w