BÀN TỈNH QUẢNG NINH.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 59)

- Lực lượng thanh tra, kiểm tra ít, chưa có nhiều kinh nghiệm và theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan thuế không có chức năng điều tra trong

BÀN TỈNH QUẢNG NINH.

3.1. Mục tiêu hoạt động quản lý thu thuế GTGT trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua và thực trạng quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp NQD, trước những chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho Cục thuế thì yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý thu thuế là làm sao phải thực hiện tốt kế

hoạch nhiệm vụ thu hàng năm. Phải khai thác được mọi nguồn thu để tránh thất thu động viên đầy đủ, kịp thời cho NSNN, đồng thời phát huy được những vai trò tích cực của các sắc thuế trong nền kinh tế thị trường.

Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta không thể phủ nhận rằng công tác này vẫn còn khá nhiều tồn tại và vướng mắc. Để dần dần tháo gỡ những vướng mắc đó Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời đề ra các định hướng hoạt động cụ thể sau đây:

+ Toàn ngành phải quán triệt nhiệm vụ chính trị giao cho đơn vị mình, phát huy những kết quả đạt được qua các năm, khắc phục nhanh chóng những tồn tại, triển khai ngay công việc từ đầu mỗi năm, mỗi quý, mỗi tháng nhất là thu tồn đọng, thuế môn bài và kiểm tra lại doanh số mua, bán hàng hoá, rà soát toàn bộ các ngành nghề đang hoạt động để đưa vào bộ thuế nhằm chống thất thu thuế. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm túc luật thuế trong thời gian qua bằng chính sách hoàn thuế.

+ Lãnh đạo Cục, các phòng ban, các chi cục phải thường xuyên bám sát cơ sở như doanh nghiệp, các tổ, các đội công tác, đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra một cách thường xuyên để kịp thời giúp cơ sở trong việc triển khai công tác, đồng thời tháo gỡ ngay những khó khăn vướng mắc từ cơ sở sản xuất và cán bộ công nhân viên.

+ Tiếp tục rà soát lại chất lượng cán bộ trong toàn ngành, làm tốt công tác bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo. Từng bước thực hiện đề án tinh giảm biên chế theo hướng dẫn của Tổng cục thuế, thường xuyên kiểm tra cán bộ về việc thực hiện quy chế của ngành, những cán bộ thoái hoá biến chất, vi phạm có hệ thống quy

định của ngành, năng lực yếu, sức khoẻ kém đều thuộc diện phải xem xét bố trí công tác cho phù hợp, sắp xếp để nghỉ theo chế độ, nếu không bố trí được thì cho liên hệ công tác hoặc đưa vào diện tinh giảm biên chế.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế trong dân cư, phải chủ động phối hợpchặt chẽ với các ngành nội chính, cơ quan thông tin báo, đài trung ương và địa phương, tổ chức hội thảo, giải đáp tư vấn , giao lưu về thuế để tuyên truyền rộng rãi các luật thuế, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong công tác thuế.

+ Quản lý tốt cơ sở vật chất hiện ngành, tập trung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, kinhphí phục vụ công tác thu. Đảm bảo chế độ về tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, quản lý tốt và chi tiêu đúng chế độ kinh phí hoạt động của ngành.

+ Tăng cường công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng đầu vào của các doanh nghiệp, kiểm tra sau hoàn thuế một cách chặt chẽ.

+ Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác thuế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các ngành đoàn thể mặt trận, đẩy mạnh công tác xã hội hoá công tác thuế, xây dựng tốt mối quan hệ công tác giữa cấp uỷ, chuyên môn,công đoàn trong từng đơn vị, trên cơ sở lấy nhiệm vụ chính trị làm trọng tâm và mục tiêu phấn đấu, chống lại biểu hiện bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ.

Với các định hướng nêu trên, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh rất cần có những giải pháp để có thể nhanh chóng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

3.2. Một số giải pháp tăng cường hoạt động quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Một số giải pháp cụ thể

3.2.1.1. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp NQD

Những năm gần đây, với việc số lượng và vốn đăng ký của các doanh nghiệp NQD tăng lên đáng kể đã tạo tỷ trọng thu ngày càng lớn trong số thu NQD. Tuy nhiên với việc số lượng cán bộ ở Cục có hạn cộng thêm với số lượng công việc tương đối nhiều và quy mô sản xuất của các doanh nghiệp tương đối nhỏ, mang tính phân tán cao trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cho nên việc quản lý đối tượng này gặp nhiều khó khăn, đây cũng là lĩnh vực thất thu lớn và diễn ra khá phổ biến.

Để quản lý tốt các doanh nghiệp NQD trong việc nộp thuế GTGT cần: - Cục cần quản lý tốt công tác cấp Mã số thuế cho doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý hồ sơ đối tượng nộp thuế. Điều này đỏi hỏi trong thời gian tới đây Cục phải tiếp tục duy trì và phát triển việc ứng dụng tin học vào trong công tác thuế, trang bị thêm hệ thống máy vi tính hiện đại, đồng thời tích cực đào tạo phổ biến các chương trình ứng dụng tin học sâu rộng cho cán bộ thuế để đảm trách công tác này.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh, khá nhiều doanh nghiệp NQD chưa có bộ phận kế toán chuyên trách mà chủ yếu thuê kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước để làm báo cáo. Tình trạng đó đã gây khó khăn rất lớn cho sự quản lý của các cán bộ thuế. Để khắc phục Cục thuế cần phải: khuyến cáo yêu cầu mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định; Xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp vi phạm nhằm mục đích trốn thuế. Theo đó, Cục thuế cần phải kịp thời ra các văn bản yêu cầu các văn phòng Cục và chi cục phải phân loại doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chế độ

kế toán, hóa đơn chứng từ. Trước hết cần tư vấn hỗ trợ, tổ chức tập huấn giúp dân nắm chắc chính sách, chế độ kế toán, sau đó siết chặt trong quản lý và quản lý chặt chẽ việc kê khai thuế GTGT hàng tháng.

3.2.1.2. Tăng cường công tác quản lý căn cứ tính thuế

Quản lý căn cứ tính thuế là quản lý giá tính thuế và thuế suất. Để quản lý được giá tính thuế là một việc khá khó khăn đối với cán bộ thuế vì giá tính thuế ghi trên hóa đơn chưa thực sự có thể tin cậy được vì còn sự móc ngoặc giữa người bán và người mua. Chính vì thế trong quản lý giá tính thuế cần xác minh tính trung thực của người kê khai và tính hợp lý của giá tính thuế. Muốn chứng minh cho tính chính xác của giá tính thuế thì cán bộ thuế cần so sánh với loại hàng hóa giống như thế hoặc hàng hóa tương tự trong cùng thời điểm. Thuế suất thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc thống nhất theo loại hàng hóa dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Như vậy với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau sẽ phải chịu mức thuế suất khác nhau. Để quản lý được thuế suất cán bộ thuế phải kiểm tra tỉ mỉ từng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh, áp dụng đúng thuế suất cho các mặt hàng đảm bảo cho các doanh nghiệp nộp đúng nộp đủ.

Theo ý kiến chủ quan của cá nhân em, để quản lý tốt căn cứ tính thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD ngoài việc hoàn thiện công tác kê khai hàng tháng thì Cục thuế nên phân loại các doanh nghiệp để dễ dàng quản lý chặt chẽ hơn nữa theo chiều sâu. Bởi vì công tác kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau, có doanh nghiệp phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật, có doanh nghiệp lại dựa vào tính chất hoạt động…

- Đối với hoạt động xây lắp: Quản lý các hợp đồng kinh tế của loại hình này gắn liền với giải trình của đơn vị về tiến độ thực hiện hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng, yêu cầu đơn vị viết đầy đủ hoá đơn bán hàng đối với khối lượng hoàn thành bàn giao để theo dõi quản lý chặt chẽ doanh thu và tính thuế GTGT đúng thời điểm.

- Đối với ngành kinh doanh xăng dầu: Kiểm tra số lượng tiêu thụ mà cơ sở kê khai với cơ quan thuế và đồng hồ lưu lượng, đồng thời kiểm tra trong sổ sách giao ca với hoá đơn bán hàng... để xác định lượng hàng tiêu thụ. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo hình thức mua bán giao tay ba để đối chiếu với hợp đồng mua bán của doanh nghiệp, kiểm tra việc thanh quyết toán cước phí vận chuyển và tiền thưởng chiết khấu đơn vị thu được để xác định lượng hàng tiêu thụ mà doanh nghiệp giao tay ba không qua kho.

- Đối với doanh nghiệp thương mại và bán hàng đại lý: Tăng cường công tác kiểm tra tờ khai đối chiếu với tổng giá trị hàng bán; so sánh giá bán và giá mua; kết hợp kiểm tra đối chiếu nơi doanh nghiệp khai thác nguồn hàng so với số liệu kê khai của doanh nghiệp; phối kết hợp với cơ quan quản lý thị trường ấn định giá bán thống nhất cho từng loại mặt hàng được trao đổi trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 59)