Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 51)

14 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố

2.2.3.Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD ở Quảng Ninh

2.2.3.1. Quản lý người nộp thuế

Muốn thu được thuế thì trước hết cần phải quản lý được đối tượng nộp thuế có nghĩa là phải xác định được đối tượng thuộc diện quản lý của Luật thuế. Do vậy công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc đầu tiên trong cả quá trình thu thuế và có ý nghĩa quyết định đến số thu vào NSNN cũng như đến việc kiểm tra, thanh tra sau này. Công tác cấp mã số thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh được thực hiện theo đúng quy trình quy định của Luật thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế, kịp thời, chính xác,

không gây phiền hà, chậm trễ do các doanh nghiệp khi đến đăng ký xin cấp mã số thuế. Số lượng doanh nghiệp NQD ngày càng tăng là một thách thức đòi hỏi cán bộ thuế cần phải có những phương pháp quản lý khoa học và hợp lý. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện khá tốt công tác quản lý các doanh nghiệp NQD trên địa bàn trong những năm gần đây.

Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế, lãnh đạo Cục, đặc biệt là phòng kiểm tra thuế căn cứ vào số doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp mã số thuế để đối chiếu, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp, mở sổ theo dõi tình hình biến động của các doanh nghiệp mang tính liên tục hàng tuần.

Bảng 2.5 : Tình hình quản lý số lượng doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị tính: đơn vị Loại hình doanh nghiệp Đang hoạt động Tạm nghỉ kinh doanh có công văn Doanh nghiệp bỏ trốn Doanh nghiệp không đăng ký thuế Cty cổ phần 2273 2 0 0 Cty TNHH 3200 238 48 37 DNTN 561 62 35 46 Khác 942 108 63 26 Tổng 6976 410 146 109

Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy Cục đã có nhiều biện pháp quản lý các doanh nghiệp NQD. Căn cứ hồ sơ cấp mã từ phòng kê khai và kế toán thuế chuyển đến, căn cứ phân loại và phân cấp quản lý Cục thuế tiến hành phân cấp quản lý theo địa bàn cho các chi cục thuế quản lý và văn phòng Cục thực hiện quản lý một số doanh nghiệp đặc thù và doanh nghiệp lớn. Cục chỉ đạo các chi

cục thuế giao các đội kê khai thực hiện kiểm soát chặt chẽ kê khai thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn được phân cấp Chi cục quản lý. Đội quản lý doanh nghiệp căn cứ vào số lượng doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế để đối chiếu, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp thường xuyên mở sổ theo dõi tình hình biến động của các doanh nghiệp. Tổ chức nhiều đợt thanh tra bất thường tới trụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể nhận biết được doanh nghiệp hoạt động thực sự hay tạo doanh nghiệp ảo để mua hóa đơn khống. Qua đó đưa ra được các biện pháp xử lý các trường hợp cụ thể:

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động cơ quan thuế thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, số thuế các doanh nghiệp này nộp vào NSNN.

Đối với các doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có công văn thì cán bộ quản lý căn cứ vào công văn xin tạm nghỉ kinh doanh của doanh nghiệp để vào sổ theo dõi, từ đó xác định thời gian xin tạm nghỉ hoạt động và có đề ra phương án thu hồi hóa đơn của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nghỉ kinh doanh không có công văn đến cơ quan thuế thì khi cán bộ quản lý phát hiện cán bộ sẽ viết giấy mời đến kê khai và xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên cũng có trường hợp sau ba lần gửi giấy mời tới doanh nghiệp này mà không đến cơ quan thuế để kê khai, đối với trường hợp này đội quản lý doanh nghiệp tại Chi cục sẽ cử cán bộ quản lý của đội đến địa phương mà doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh kết hợp với địa phương lập biên bản tình trạng doanh nghiệp có trên địa bàn có hay không tồn tại. Nếu doanh nghiệp có tồn tại tại địa phương thì lập biên bản và xử

phạt hành chính, còn không tồn tại thì lập biên bản và đóng mã số thuế của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp bỏ trốn đây là trường hợp doanh nghiệp tồn tại không có trụ sở rõ ràng, khi xác minh gặp trường hợp này trên địa bàn quản lý thì cán bộ lập biên bản doanh nghiệp không tồn tại để đóng mã số thuế.

Đối với doanh nghiệp không đăng ký thuế, không xin cấp mã số thuế khi cán bộ phát hiện sẽ tiến hành xử phạt hành chính và hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký thuế.

2.2.3.2. Công tác quản lý kê khai

Yêu cầu của việc kê khai nộp thuế là:

+ Các doanh nghiệp phải kê khai đúng và đầy đủ doanh thu, đúng thuế suất của từng mặt hàng và số thuế đầu vào phát sinh trong tháng.

+ Cơ quan thuế phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra để đảm bảo các doanh nghiệp kê khai đúng quy định.

Theo điều 13 Luật thuế GTGT, các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT, dù có hay không việc phát sinh thuế GTGT đầu vào, GTGT đầu ra, đều phải tự tính thuế GTGT phải nộp, lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo quy định tại các mẫu số từ 01 đến 06 theo thông tư 60/2004 TT- BTC tùy theo đơn vị mình thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp nào. Các đơn vị phải có trách nhiệm kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế GTGT, phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của toàn bộ nội dung tờ khai. Cơ quan thuế chỉ thực hiện nhiệm vụ thu theo đúng chức năng Nhà nước quy định, hạn chế việc cán bộ thuế tiếp xúc riêng với đối tượng nộp thuế, áp dụng hình thức phạt nặng đối với các trường hợp khai man, lậu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ cho Ngân sách Nhà

nước, giảm hiện tượng trốn thuế xuống mức thấp nhất. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo.

Qua quá trình tìm hiểu tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, em thấy công tác quản lý kê khai thuế GTGT đối vơi doanh nghiệp NQD nói riêng và đối tượng nộp thuế nói chung khá tốt. Cục đã duy trì việc quản lý đăng ký thuế, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp không đăng ký hoặc chậm khai bổ sung đăng ký thuế. Công tác rà soát mã số thuế luôn được quan tâm và chú trọng đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế; thường xuyên theo dõi người nộp thuế tạm ngừng, giải thể theo quy định. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tiếp nhận, giám sát, kiểm tra hồ sơ khai thuế, tổ chức thực hiện đúng quy trình khai thuế, tăng cường công tác đôn đốc nộp tờ khai, kiểm tra, kiểm soát việc khai thuế...Do đó hầu hết các doanh nghiệp NQD đều chấp hành tốt việc kê khai, nộp thuế kịp thời, sát với số phát sinh.

Năm 2010, số hồ sơ khai thuế phải nộp của các doanh nghiệp NQD đạt tỷ lệ 96%, tỷ lệ nộp hồ sơ đúng hạn đạt 98%. Số hồ sơ khai thuế chưa nộp chủ yếu từ các doanh nghiệp mới thành lập, một số doanh nghiệp chưa tuân thủ chính sách pháp luật thuế nên việc khai thuế không theo quy định. Cục đã xử phạt 85 lượt doanh nghiệp do vi phạm chế độ nộp tờ khai thuế, trong đó phạt cảnh cáo với 16 doanh nghiệp và phạt tiền 69 doanh nghiệp.

Năm 2011, số hồ sơ khai thuế tăng 38% so với cùng kỳ. Số lượt tờ khai đã nộp của doanh nghiệp NQD đạt tỷ lệ 97,5% số hồ sơ khai thuế phải nộp; tỷ lệ nộp hồ sơ đúng hạn trên 92%.

Tuy nhiên do đặc thù công tác quản lý kê khai, hàng tháng các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế, những thông tin trên tờ khai đó được

nhập vào máy tính để lưu trữ và tiến hành kiểm tra sự chính xác của tờ khai. Khi áp dụng tin học vào công tác quản lý thì xảy ra một số hạn chế sau:

- Nhiều trường hợp do lỗi phần mềm máy tính báo kết quả sai làm cho cán bộ quản lý lúng túng và rất mất thời gian khi tìm ra nguyên nhân dẫn tới sai số như thế.

- Do cán bộ thuế nhập sai số liệu làm cho kết quả thuế máy báo ra sai. Những hạn chế trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của cán bộ thuế, gây chậm tiến độ công việc cho nên lãnh đạo Cục rất quan tâm và đang nhanh chóng tìm những biện pháp khắc phục để cán bộ thuế có thể hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao.

2.2.3.3. Công tác quản lý căn cứ tính thuế

Quản lý căn cứ tính thuế luôn là một vấn đề phức tạp, nan giải. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế là một trong những yếu tố quyết định số thuế phải nộp nhiều hay ít ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Để quản lý được căn cứ tính thuế, trước hết phải quản lý được giá tính thuế. Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu.

Quảng Ninh là tỉnh với thế mạnh về khai thác tài nguyên khoáng sản, kinh tế biển, du lịch, thương mại. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh tàu du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển vô cùng mạnh mẽ. Hiện nay Quảng Ninh có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh du lịch với 500 tàu du lịch đưa đón khách thăm quan Hạ Long, trong đó 160 tàu có dịch vụ lưu trú qua đêm trên Vịnh Hạ Long. Với đặc thù ngành nghề kinh doanh việc quản lý doanh thu tính

thuế của các doanh nghiệp này rất khó khăn. Trung bình khách lưu trú qua đêm mua vé với giá 100- 120 USD, nhưng doanh nghiệp chỉ khai 40-50 USD khiến hàng năm ngân sách bị thất thu không nhỏ từ hoạt động này. Đây đang là vấn đề nhức nhối của Cục trong những năm gần đây và được các cấp lãnh đạo rất quan tâm tìm phương hướng giải quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, điển hình của dạng trốn thuế này còn một số doanh nghiệp NQD kinh doanh trong lĩnh vực xe máy, máy tính, linh kiện điện tử...

Bảng 2.6 : Một số doanh nghiệp NQD khai giảm doanh thu điển hình phát hiện qua kiểm tra quyết toán thuế năm 2011

Đơn vị: đồng

Doanh nghiệp Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch Cty TNHH Hải Nam 56.494.178.440 56.834.193.439 340.014.999 Cty TNHH Quân Huy 7.479.341.225 7.599.549.301 120.208.076 Cty CP TM Hoàng Anh 39.367.486.490 39.784.371.990 416.885.500 Cty CP Vân Long 15.750.468.230 16.014.351.891 263.883.660 Cty Cp

Thủy sản Anh Khang

9.428.475.339 9.831.741.200 403.265.861

Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý, cán bộ thuế Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện một số sai phạm thường gặp của các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế GTGT:

- Chệnh lệch giữa tờ khai và bảng kê làm doanh thu bị hoạch toán sai. Thông thường đây là lỗi khách quan song cũng không ít trường hợp la do chủ quan của công ty. Các công ty thường cho rằng các bộ thuế ít kiểm tra bảng kê nên thường khai có doanh thu thấp hơn so với bảng kê. Nhiều trường hợp con số tổng kết trên bảng kê cộng sai hoặc không cộng, khi cán bộ kiểm tra phải cộng dồn lại rất mất thời gian và không đúng nguyên tắc.

- Nhân viên kế toán làm cho nhiều công ty khác nhau, khi lập tờ khai bằng máy tính quên thay đổi mã số thuế, tên và địa chỉ công ty.

- Nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung trong tờ khai thuế. Một số doanh nghiệp còn khai sai làm lệch liên hóa đơn, gây khó khăn cho cán bộ thuế trong việc kiểm tra căn cứ tính thuế.

Nhìn chung, công tác quản lý căn cứ tính thuế của cơ quan đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng sử dụng những mánh khóe để che dấu sai phạm đòi hỏi các cán bộ Cục thuế phải tăng cường theo dõi, kiểm tra công việc kinh doanh qua tờ khai hàng tháng, phối kết hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền địa phương về tình hình hoạt động của doanh nghiệp…

2.2.3.4. Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ

Hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán là điều kiện cơ bản để thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, đó là căn cứ để xây dựng giá trị gia tăng ở từng khâu tính thuế, xác định số thuế đầu ra, thuế đầu vào khấu trừ và số thuế phải nộp. Đây là vấn đề tập trung nhiều sự quan tâm nhất hiện nay của các nhà quản lý và cũng là vấn đề nóng bỏng không của riêng ai.

Quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng thống nhất, đầy đủ có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc này tác động tích cực góp phần thiết lập trật trự, kỷ cương trong công tác quản lý tài chính và lành mạnh trong các quan hệ kinh tế- xã hội. Đảm bảo quyền lợi người kinh doanh công bằng, hợp lý cho Ngân sách Nhà nước và mở rộng lưu thông hàng hoá trên thị trường theo các quy định của Nhà nước. Quản lý hoá đơn chứng sẽ thúc đẩy công tác hạch toán, kế toán, và thúc đẩy việc thực hiện mua, bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ hợp pháp.

Năm 2011, được coi là năm có sự thay đổi lớn trong công tác quản lý hóa đơn chứng từ với việc chính phủ ban hành nghị định 51/2010/ NĐ- CP, từ ngày 1/1/2011 các doanh nghiệp phải tự in hóa đơn hoặc dùng hóa đơn điện tử, tự chủ trong việc sử dụng hóa đơn thay mua và sử dụng hóa đơn do Bộ Tài Chính, tổng Cục thuế phát hành. Đây được xem là thay đổi quan trọng trong nhận thức và sử dụng hóa đơn chứng từ trên toàn quốc, xóa bỏ tình trạng doanh nghiệp xếp hàng chờ mua hóa đơn tại cơ quan thuế.

Căn cứ điều 11 thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức không là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm); Doanh nghiệp siêu nhỏ có từ 10 lao động trở xuống; Doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 153.

Cơ quan thuế có trách nhiệm bán hóa đơn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh theo tháng. Sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn và nội dung đề nghị mua

hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn ngay trong ngày; số lượng hóa đơn được bán không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng trước đó. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển (50 số) cho mỗi loại hóa đơn, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Với việc thực hiện nghiêm chỉnh nghị định 51 của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thuế Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cũng như các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, trong 6976 doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 51)