Một điều vừa được làm sáng tỏ đó là trách nhiệm quốc gia phát sinh từ việc vi phạm nhiệm vụ kiểm soát những hành vi xâm phạm nhân quyền của các công ty đa quốc gia ở nước ngoài. Khi một sự vi phạm như vậy xảy ra, sẽ nảy sinh trách nhiệm của nước xuất xứ đầu tư là phải cung cấp những giải pháp hiệu quả cho các nạn nhân. Trong trường hợp Bhopal hay Unocal, nước xuất xứ đầu tư đã thể hiện trách nhiệm, đưa ra cách giải quyết thông qua việc mở các phiên tòa trong nước. Đây thật sự là một cuộc đấu tranh lớn vì ngay từ đầu đã rất khó để thành lập các phiên tòa như thế này, và như vậy người ta đã thừa nhận rằng phải có một nghĩa vụ ngăn chặn công dân đang sống ở nước ngoài gây tổn hại cho người sống ở nước khác, trách nhiệm này phải được xem như là một vấn đề cần xem xét trong luật.
Mô hình hiện tại về nhiệm vụ cung cấp một giải pháp hữu hiệu được mô tả thông qua tình huống một người dân nước sở tại đang phải chịu đựng nhưng tổn thương ở tay. Theo quy định trong bộ luật thì trách nhiệm ở đây là cho anh ta tiếp cận với một tòa án địa phương để nhận được một giải pháp hiệu quả. Theo đó, một khi trách nhiệm chính là ngăn chặn những tổn hại xảy ra ở nước ngoài được chấp nhận, phù hợp với nước xuất xứ đầu tư thì luật phải được định hình để đảm bảo nước xuất xứ đầu tư đó có thể đưa ra một giải pháp hiệu quá cho nạn nhân. Đó là, ít nhất ở nơi mà nước xuất xứ đầu tư này không hoàn thành bổn phận kiểm soát các tập đoàn đa quốc gia của mình, trong khi vẫn nắm được thông tin đầy đủ về cách thức hoạt động của các tập đoàn đó, thì nghĩa vụ đưa ra cách giải quyết của các nước này là vấn đề của những cân nhắc cơ bản về pháp lý.
Điều có ý nghĩa đặc biệt là, những điều luật đang tồn tại thì không phải là hoàn toàn cũ mà nó đang quy định những phần cốt lõi trong trách nhiệm cung cấp cho tòa án của nước xuất xứ đầu tư những dẫn chứng để xem liệu các nước xuất xứ đầu tư này có phải chịu trách nhiệm về sự thất bại trong việc kiểm soát các tập đoàn kinh doanh của họ ở nước ngoài trước và trong quá trình gây ra tổn hại. Có
đủ thẩm quyền để buộc một nước mà không chịu cung cấp phương án khắc phục cho những tổn hại có chủ ý do công dân nước mình gây ra, phải chịu trách nhiệm đối với nước đang phải gánh chịu thiệt hại.
Cuối cùng, phải chú ý rằng nghĩa vụ đưa ra giải pháp khắc phục cho nạn nhân có thể tồn tại trong luật nhân quyền quốc tế nói chung một cách khá độc lập bất kể những lý lẽ liên quan đến trách nhiệm quốc gia của một nước thất bại trong việc ngăn chặn vi phạm nhân quyền. Có một luận cứ đáng tin cậy đó là không phải chỉ cần có trách nhiệm đưa ra cách khắc phục hậu quả mà trong trường hợp vi phạm các điều khoản bắt buộc chung như việc công dân có tham gia vào việc tra tấn người khác ở nước ngoài thì sẽ phải có thêm nhiệm vụ nữa đó là tiến hành truy tố theo luật quốc tế. Nếu có thêm một trách nhiệm như vậy thì khi đó sẽ căn cứ vào mức độ thất bại của một nước trong việc kiểm soát sự vi phạm để đưa ra thêm những trách nhiệm quốc gia mà nước đó phải chịu.
2.5. Kết luận
Qúa trình toàn cầu hóa đang ngày càng mạnh mẽ, nhưng về phương diện lịch sử, quá trình này luôn đi kèm với sự rạn nứt của văn hóa và giá trị riêng của con người để đối mặt với những sự công kích của những giá trị toàn cầu mới. Qúa trình rạn nứt này thì hiếm khi được nghiên cứu. Bạo lực phát sinh từ những xung đột, mâu thuẫn sẽ là mối quan tâm trong tương lai. Tuy nhiên, những nguy cơ tiềm tàng về sự vi phạm nhân quyền trong quá trình xung đột này cũng hiếm khi được nghiên cứu. Đây chỉ là một số ít những quy định trong luật quốc tế được đưa ra để kiếm soát những vi phạm này.
Quá trình toàn cầu hóa là quá trình dựa vào sức mạnh để tìm kiếm sự bảo vệ an toàn cho các quyền lợi kinh doanh đến mức có thể gây phương hại đến quyền con người. Những căn cứ thực chứng cho các quy định về nghĩa vụ quốc gia đã được trình bày có hệ thống để nhấn mạnh rằng quá trình này đang đề cao vai trò của những nhà đầu tư nước ngoài và làm lu mờ đi những quy định pháp lý ban
đầu là nước xuất xứ đầu tư phải có trách nhiệm quản lý công dân của mình ở nước ngoài. Các văn bản dự thảo về trách nhiệm nhà nước của hội động luật quốc tế đang tiếp tục đi theo xu hướng này bằng cách nhấn mạnh vào các giải pháp dựa vào sức mạnh đối với trách nhiệm quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển của luật nhân quyền trong luật quốc tế lại dựa vào khái niệm của chủ nghĩa duy tâm cạnh tranh, trong đó yêu cầu công nhận trách nhiệm của một quốc gia trong việc vi phạm quyền rất cơ bản của con người bất kể diễn ra ở đâu miễn là trực tiếp hay gián tiếp quy tội được cho quốc gia này. Có những bằng chứng rõ ràng cho thấy sự tác động của khái niệm cạnh tranh này. Những tiến bộ hướng tới sự ổn định của quy tắc này có thể tiếp tục tăng nhưng nếu có những dấu hiệu cho thấy, một khi các vi phạm vẫn còn nảy sinh thì luật sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng để duy trì sự tiến bộ này.
Chương 3. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ TRUNG QUỐC