Các quy định nhiều khả năng được áp dụng nhằm kiểm soát hoạt động của các công ty kinh doanh ở nước ngoài là những điều liên quan tới nhiệm vụ giám sát các hoạt động cá nhân của công dân nước mình. Phần này sẽ tập trung phân tích rõ hơn vào những trường hợp có liên quan tới các hành vi bạo lực nhằm vào người nước ngoài diễn ra trên lãnh thổ nước chủ nhà. Điều luật này buộc các tổ chức gây ra những hành động phá hoại và những hành vi bắt cóc có liên quan phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
Đó là sự kết của 2 điều luật để giải quyết vấn đề trách nhiệm pháp lý của một nước đối với hoạt động của các công ty đa quốc gia của nước đó mà có liên quan đến hành vi tra tấn tại nước ngoài. Trước khi giải quyết câu hỏi về trách nhiệm quản lý công dân của mình ở nước ngoài, cần lưu ý rằng thẩm quyền kiếm soát công dân ở nước ngoài của một nước đã được ghi nhận trong luật quốc tế.
Điều này tương đối bình thường đối với một số hệ thống luật pháp, nhất là những nước có hệ thống dân luật (Hệ thống luật Châu Âu lục địa), việc 1 công dân phạm tội nghiêm trọng ở nước ngoài là vi phạm vào luật hình sự. Theo quy tắc chung, thẩm quyền của hệ thống dân luật có xu hướng quy định áp dụng luật hình sự trên cơ sở lãnh thổ. Việc xây dưng một bộ luật hình sự xuyên quôc gia, có thể áp dụng vượt ra ngoài lãnh thổ không phải là điều phổ biến với nhiều nước bất kể bản chất hệ thống luật pháp của nước họ như thế nào, tuy nhiên Mỹ luôn là quốc gia sẵn sàng nhất trong việc đưa ra những ngoại lệ đế có thể áp dụng được luật Mỹ đối với các cá nhân hay tổ chức của Mỹ ở ngoài biên giới. Nhưng, dù vậy Mỹ cũng vẫn lựa chọn trong việc vận dụng thẩm quyền xét xử này. Mỹ chỉ vận dụng thẩm quyền này khi còn tận dụng được những ích lợi từ nó. Nói cách khác, sự lựa chọn ở đây được hiểu là cho đến chừng nào việc áp dụng điều luật này vẫn còn mang lại lợi ích cho họ. Do vậy thẩm quyền này sẽ không được áp dụng một cách hoàn toàn vì những lý do mang tính vị tha. Trường hợp của Unocal, một công ty của Mỹ, đã được đưa ra xét xử tại một phiên tòa trong nước, bản thân vụ việc đã hình thành sẵn một cơ sở tố tụng pháp luật mà buộc tòa án phải xem xét những đơn kiện chống lại tập đoàn này do liên quan tới những cáo buộc đã tham gia vào vụ tra tấn người dân ở nước sở tại. Mặc dù Unocal là một tập đoàn của Mỹ, nhưng cơ sở pháp lý của vụ án buộc Unocal phải bị xét xử tại tòa án Mỹ là dựa trên một điều luật chung, có tính chất bắt buộc đối với mọi quốc gia trong việc vi phạm luật quốc tế như là hành vi tra tấn và nô lệ chứ không phải dựa trên cơ sở quốc tịch.
Vấn đề là liệu khả năng kiểm soát của một quốc gia đối với các hoạt động của công dân nước đó sống ở nước ngoài có được áp dụng không khi quốc gia này nhận thức được về những mối nguy hại do công dân nước mình gây ra và tác động đến công dân hay quốc gia khác. Nói theo cách này, có thể thấy rằng mắt xích duy nhất đang bị thiếu đó là một nghĩa vụ chủ động dứt khoát từ phía chính
phủ để vận dụng thẩm quyển xét xử nhằm kiếm soát hành vi đạo đức của công dân đang ở nước ngoài. Rõ ràng trách nhiệm đó sẽ xuất hiện nếu như có những yêu cầu, quy định cụ thể được đưa ra đối với hành vi gây tổn hại cho người khác của công dân nước đó ở nước ngoài. Nhưng ở đâu đang thiếu những quy định này và liệu chỉ những định nghĩa về hành vi được gọi là gây tổn hại là đủ để yêu cầu nước đó chịu trách nhiệm do thất bại trong việc triển khai những điều cần thiết để ngăn chặn các hành vi gây tổn hại do công dân nước mình gây ra? Cuối cùng thì trách nhiệm chủ động tích cực của quốc gia có doanh nghiệp đang hoạt động ở nước ngoài là như thế nào trong trường hợp doanh nghiệp đó bị cáo buộc đang thu lợi từ việc vi phạm nhân quyền của nước sở tại? Nói cách khác, giống như trong trường hợp của Unocal, phải chăng Mỹ cần phải có trách nhiệm can thiệp để ngăn chặn sự thỏa thuận ngầm của Unocal với chính phủ Myanmar trong vụ việc tra tấn và hãm hiếp dân thường địa phương.
Tranh cãi này chính là một trách nhiệm có thể được đưa vào trong khuôn khổ luật pháp quốc tế hiện hành. Điều này cho thấy rằng, việc đưa công dân hay tổ chức ra nước ngoài có chủ đích mà dẫn tới những tổn hại cho nước sở tại thì việc đó cũng thuộc về trách nhiệm quốc gia. Bổn phận chung trong luật quốc tế là không được gây tổn hại cho quốc gia khác, điều này cũng có nghĩa là khi một quốc gia biết rằng những hành vi của công dân nước mình sẽ, đang gây tổn hại cho công dân hay quốc gia khác thì phải có trách nhiệm ngăn chặn những tổn hại này. Theo như quy tắc chung, một nước có quyền bảo vệ công dân nước mình ở nước ngoài nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo rằng công dân nước mình hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Thêm vào đó, trong một tình huống bị cáo buộc như Unocal, quốc gia của nhà đầu tư nước ngoài đã được hưởng lợi từ quá trình đầu tư quốc tế thông qua việc chuyển lợi nhuận của công ty đó về nước. Như vậy lợi nhuận đó có được là từ những lao động bị cưỡng bức thông qua tra tấn và đàn áp. Do đó, thực tế là chính những nước có lợi bằng cách này cần phải
có trách nhiệm với nước sở tại, cần can thiệp để bảo đảm rằng các công ty của nước mình không thể tiếp tục thu lợi nhuận thông qua các phương thức mà đang vi phạm nghiêm trọng tới những quy định quốc tế.
Nước xuất xứ đầu tư có thể dựa vào việc vận dụng thẩm quyền xét xử dựa trên quốc tịch, để đảm bảo công dân nước mình sẽ là những nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh phù hợp với các quy định quốc tế. Nếu các điều luật về thuế, các điều luật khác như luật chống độc quyền đã được mở rộng theo hướng này, thì việc hình thành một nhiệm vụ để xem xét việc thực hiện thẩm quyền xét xử như thế nào nhằm bảo đảm thực hiện những quy định cốt lõi nhất của luật quốc tế là điều cần phải nghĩ đến. Một số nước đã vận dụng cách thức này để chống lại nạn tham nhũng, hối lộ trong kinh doanh quốc tế từ những tập đoàn lớn của họ, thậm chí trước cả khi những ràng buộc trong hiệp đinh đa phương bắt đầu đạt được dưới sự bảo trợ của các tổ chức khu vực và ngành như OAS và OECD. Trong các chính sách quốc tế gần đây, việc cấm hối lộ không nhận được nhiều ủng hộ như việc cấm các hành vi tra tấn. Thật vậy, trong thang bậc cấp độ tiêu chuẩn điều khoản công, việc cấm các hành vi hối lộ xếp sau việc cấm những hành vi vi phạm quyền con người và môi trường. Theo quy định điều khoản chung quốc tế, hậu quả ít nhất mà một nước phải gánh chịu vì đã không có biện pháp để ngăn chặn các vi phạm này là mất đi quyền bảo vệ công dân nước mình trên phương diện ngoại giao. Lý thuyết đầu tư quốc tế ngày xưa cũng đã chỉ ra, việc bảo vệ cho các hoạt động kinh doanh chỉ có thể đạt được dựa trên cơ sở nước xuất xứ đầu tư phải đảm bảo các hoạt động đầu tư kinh doanh ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia của nước đó là minh bạch và cởi mở, từ đó mới có thể có quyền đưa ra những phương án bảo vệ tối đa cho các tập đoàn này. Ngược lại, điều này sẽ thất bại nếu các tập đoàn đa quốc gia có các hoạt động vi phạm quy định bắt buộc là tra tấn hoặc vi phạm các điều khoản quốc tế chung khác.
Phải có một sự đồng thuận chung trong việc đưa ra một quy định về khung trách nhiệm quốc gia trước khi một quốc gia chịu trách nhiệm. Theo Tòa án phân xử quốc tế đã tuyên trong trường hợp của ELSI, không nên đưa ra cáo buộc một cách hời hợt. Do vậy những quy định về trách nhiệm quốc gia phải được thiết lập một cách rõ ràng trước khi lời cáo buộc về trách nhiệm của một nước trong việc kiểm soát công dân nước mình ở nước ngoài được đưa ra. Theo đó, thông tin về hoạt động của người công dân đang được nói đến cần được thông báo cho nước sở tại. Tuy nhiên, rất khó để đáp ứng điều này vì một quốc gia không thể biết trước công dân nước mình tìm kiếm điều gì ở nước ngoài. Nhưng địa điểm và tình hình hoạt động của một tập đoàn đa quốc gia thì lại được nắm bắt một cách đầy đủ và rõ ràng hơn để từ đó có sở quy kết trách nhiệm, chẳng hạn như trường hợp của Unocal mà hiện thời đang bị cáo buộc vi phạm luật nhân quyền ở nước ngoài. Nước xuất xứ đầu tư không chỉ có thẩm quyền xét xử mà còn có bổn phận can thiệp để kịp thời kiểm soát hoạt động của các công ty đa quốc gia trong những tình huống đó. Vấn đề khi đó là liệu quốc gia này có đưa ra những biện pháp hợp lý để giảm bớt những tổn hại gần như chắc chắn xảy ra hoặc dừng ngay các hành vi vi phạm nhân quyền đang diễn ra hay không.
Quay lại một vấn đề song song với đó và cũng được coi như thuộc trách nhiệm quốc gia, đó là những hành động tấn công có tổ chức trên quy mô lớn của người dân sở tại nhằm vào người nước ngoài, nếu nước sở tại đã nắm rõ được diễn biến tình hình thì khi đó phải có trách nhiệm bảo vệ cho những người nước ngoài. Nếu một cuộc tấn công do người dân địa phương khởi xướng đã được dự báo từ trước thì khi đó cần một nhiệm vụ bảo vệ được thiết lập nhằm đảm bảo an toàn cho người nước ngoài.
Ngay cả khi có một chuẩn mực nghiêm ngặt về nghĩa vụ pháp lý, thì nó cũng không phải là cơ sở hình thành nên trách nhiệm quốc gia, mà chính là quá trình điều tra chi tiết các sai sót mới là cơ sở cho những tình huống - khi mà khả năng
thi hành các biện pháp để khống chế tình hình thì vẫn có nhưng lại không thể vận dụng để kiểm soát được. Vì tồn tại khả năng kiểm soát của nước xuất xứ đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động ở nước ngoài của nước đó, do vậy những điều luật tương tự có thể được mở rộng ra để những nước này có trách nhiệm pháp lý khi họ ý thức được về cung cách điều hành của các tập đoàn đa quốc gia của nước mình ở nước ngoài .
Luật quốc tế cho rằng, trong một số trường hợp hẳn phải có sự chỉ đạo cho quyền hành động từ phía chính phủ trước khi nước đó nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra ở nước ngoài. Người ta tranh cãi rằng không có sự chỉ đạo này của chính phủ trong các tập đoàn đa quốc gia nhưng ngược lại luôn có bàn tay chỉ đạo của chính phủ một nước trong các điệp vụ ngầm ở nước ngoài với mục đích phá hoại, nói cách khác, chính phủ đã nhúng tay vào giống như trong trường hợp Rainbow Warrior, các nhân viên mật vụ của Pháp được cử tới New Zealand với nhiệm vụ phá hủy con tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh đang đỗ tại một cảng của nước này. Luật quốc tế cũng đã chỉ ra rằng việc cho quyền hành động đó của chính phủ có thể được thực hiện hoặc là bằng hành động hoặc là bằng việc bỏ sót. Liệu cách chỉ thị theo kiểu bỏ sót có vi phạm luật quốc tế hay không còn phụ thuộc vào việc có hay không một nhiệm vụ tích cực được áp đặt lên các nước theo luật đặt và định quyền hạn nhiệm vụ ( - một nhiệm vụ được tiến hành theo một cách nhất định hoặc/và đạt được muc tiêu nhất định). Trong một diễn biến khác, một đám đông gây rối hoàn toàn không phải là những nhân viên mật vụ của chính phủ. Nhưng chính phủ phải có trách nhiệm can thiệp khi các nhà chức trách thất bại trong việc đối phó với những tình huống gây nguy hiểm cho người nước ngoài, những người đang bị bủa vây bởi đám đông gây rối. Đây là sự thất bại trong việc tiến hành các cuộc điều tra chi tiết, tìm hiểu phân tích các âm mưu để bảo vệ người nước ngoài. Giống như trong trường hợp của các công ty đa quốc gia, trách nhiệm cũng phát sinh bởi sự thất bại của các nhà cầm quyền đất nước
trong việc ngăn chặn các công ty này tham gia vào các vụ lạm dụng nhân quyền ở nước ngoài. Học thuyết về nghĩa vụ pháp lý được phát triển chủ yếu từ những vụ án xét xử bạo lực quần chúng, từ đây hình thành một cái khung thiết yếu cho những nguyên tắc chung để cấu thành nên trách nhiệm pháp lý của nước xuất xứ đầu tư đối với các hành vi tra tấn và vi phạm nhân quyền khi các công ty đa quốc gia của nước này tham gia vào các hành vi đó.
Chúng ta sẽ làm tốt để ghi nhớ rằng những ứng dụng này và sự phát triển của các quy tắc trong một số trường hợp cũng có thể tạo ra những bước nhảy lớn trong lập luận pháp lý từ những nguyên tắc chung chung đến những tình huống cụ thể mà không kém phần sáng tạo.
Một vài người có thể tranh cãi rằng khoảng cách là một nhân tố hạn chế quyền hạn trách nhiệm quốc gia của nước xuất xứ đầu tư đối với việc chỉ đạo doanh nghiệp làm ăn ở nước ngoài. Trong hầu hết các trách nhiệm mang tính quốc gia, thì một nước sẽ chịu trách nhiệm đối với thương tích gây ra cho người nước ngoài cư trú ở nước đó và trong giới hạn lãnh thổ quốc gia này. Nhưng tình huống chung liên quan đến khía cạnh lãnh thổ này không thể được hiểu là, việc đưa ra bất kỳ một quy tắc pháp lý nào “gần giống” như vậy là điều bắt buộc. Sự gần giống ở đây chưa bao giờ được hiểu là một quy định về giới hạn chỉ trong phạm vi lãnh thổ (tức là, không nhất thiết những hành động gây thương tích đó phải diễn ra trong pham vi lãnh thổ của nước chịu trách nhiệm). Trong bất cứ một sự việc nào, việc giới hạn lãnh thổ này cũng hoàn toàn mâu thuẫn với sự sẵn sàng trong luật quốc tế nhằm mở rộng trách nhiệm của các nước đối với các hoạt động xuyên quốc gia của công dân nước đó. Ví dụ, nếu Ayatollah Khoneini - một người Iran, xúi giục những hành động thù địch nhằm vào công dân Mỹ đang cư trú ở Iran trong khi anh ta vẫn đang sống lưu vong ở Pháp thì chính quyền mới bổ nhiệm của Iran sẽ phải có trách nhiệm cho những hành động này. Chính phủ các quốc gia mà cử nhân viên mật vụ tham gia vào việc bắt cóc ở nước ngoài hay
tham gia vào các vụ việc phá hoại ở các quốc gia khác cũng phải chịu trách nhiệm. Thực tế là, việc tồn tại các quy định về trách nhiệm của quốc gia sẽ tiếp tục được mở rộng một cách sáng tạo nhằm bao quát được hết trách nhiệm của một nước đối với những hành vi kinh doanh sai trái của các công ty. Nhưng, như đã nói ban đầu, nếu sự cần thiết và quyết tâm đạt được một chính sách cấp thiết được đạt vào vị trí trung tâm trong sự phát triển của luật quốc tế, thì việc đạt