Những tồn tại, khó khăn về công tác Marketing mà Công ty cần khắc phục.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing của công ty TNHH đầu tư và phát triển hải thịnh (Trang 60 - 62)

ên na ý

2.8. Những tồn tại, khó khăn về công tác Marketing mà Công ty cần khắc phục.

khắc phục.

2.8.1. Những tồn tại.

Hệ thống marketing của công ty còn tồn tại những nhược điểm sau:

• Về công tác phát triển sản phẩm: Tuy chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu nhưng chưa thật sự hấp dẫn khách hàng do chưa nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu sát thực trên thị trường. So với các mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin thì còn đơn điệu về kiểu dáng, hoa văn trang trí, mẫu mã chưa phong phú.

• Vài năm gần đây hoạt động marketing và quảng cáo của công ty mới được chú ý đến nên còn thiếu tính chuyên nghiệp

• Công ty chưa có phòng marketing, đó là một thiếu sót cần khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa công tác marketing của công ty theo hướng chuyên nghiệp.

• Về thị trường tiêu thụ, qua phân tích cho thấy, hầu hết sản phẩm Công ty sản xuất đều cung cấp cho các đơn vị đặt hàng và đơn vị mà Công ty đấu thầu được. Như vậy thị trường bị bó hẹp.

• Hoạt động xúc tiến còn tự phát nhỏ lẻ, công ty chưa xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài. Chi phí cho quảng cáo là rất khiêm tốn, chủ yếu trên một số tạp chí chuyên ngành.

2.8.2. Nguyên nhân của tồn tại.

Qua phân tích tình hình, ta có thể rút ra một số nguyên nhân của những tồn tại trên như sau:

 Từ phía nhà nước:

- Mặc dù được nhà nước khuyến khích ưu đãi về thuế do kinh doanh mặt hàng truyền thống nhưng do chính sách chung về thuế của nước ta còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng tới tỷ suất lơi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của công ty.

- Vấn đề vốn và sự hỗ trợ cuất nhập khẩu khác còn chưa được quan tâm đúng mức gây khó khăn, hạn chế cho công ty. Thường công ty phải đi vay với lãi suất cao, thời hạn ngắn nên hầu như công ty luôn bị ứ đọng về vốn.

Nguyên nhân khách quan:

- Tác động của cơ chế thị trường cộng thêm việc không có sự quy hoạch các vùng nguyên liệu và khai thác bừa bãi khiến cho giá thành sản phẩm sản xuất ngày một tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.

- Cũng do tác động của cơ chế thị trường, số lượng các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Hiện tại, công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong cả nước.

Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp:

- Công ty còn chưa hoàn toàn chủ động trong việc khai thác tìm kiếm thông tin thị trường nên thường qua nhiều trung gian. Điều này gây nhiều hạn chế trong việc đưa ra thị trường những sản phẩm mới độc đáo và đôi khi còn bổ lỡ cơ hội kinh doanh.

- Mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ kinh doanh nhiệt tình tận tụy với công việc song những người có kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế thì không nhiều. Do vậy, công ty thường gặp khó khăn trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng, khách nước ngoài thường giành thế chủ động, ép giá nên công ty thường phải bán với giá thấp, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh xuất khẩu và lợi nhuận của công ty. - Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng lớn với những yêu cầu đòi hỏi rất cao, phải đa dạng hóa về chủng loại, về màu sắc và phải có những đường nét riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng hiện nay, những yêu cầu mới này công ty vẫn chưa đáp ứng một cách linh hoạt được và chưa theo kịp thị trường. Nguyên nhân chính là do công tác marketing xuất khẩu chưa đạt hiệu quả cần thiết trong việc tìm kiếm thông tin về nhu cầu thị trường.

2.9

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing của công ty TNHH đầu tư và phát triển hải thịnh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w