, lợn địa
3.2.3. Khả năng tiêu thụ thức ăn trên ngày của lợn thí nghiệm
Tiêu thụ thức ăn /ngày là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Về cơ bản, nếu lợn đƣợc cho ăn nhiều, khẩu phần đầy đủ và cân đối các chất dinh dƣỡng phù hợp với nhu cầu, thì sinh trƣởng sẽ cao hơn. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi và đánh giá lƣợng thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm. Kết quả theo dõi lƣợng thức ăn hàng ngày của lợn thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tiêu thụ thức ăn/ ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) STT Giai đoạn (tháng tuổi) Lợn rừng lai F1 Lợn rừng lai F2
TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh
1 2-3 0,20 0,50 0,20 0,50 2 3-4 0,30 0,90 0,29 0,8 3 4-5 0,45 1,30 0,40 1,1 4 5-6 0,52 1,50 0,48 1,4 5 6-7 0,62 1,80 0,59 1,65 6 7-8 0,72 2,10 0,67 1,8 7 8-9 0,82 2,20 0,78 2,0 8 9-10 0,92 2,50 0,89 2,3 9 10-11 1,10 3,00 1,00 2,7 10 11-12 1,30 3,40 1,20 3,1 11 TB 0,695 1,93 0,650 1,68
Kết quả bảng 3.10 cho thấy, lƣợng thức ăn tinh trong chế độ nuôi dƣỡng hạn chế của lợn rừng lai không cao, đạt bình quân 0,650 - 0,695 kg/con/ngày; thức ăn xanh đƣợc cho ăn là 1,68 - 1,93 kg/con/ngày, chứng tỏ trong khẩu phần của lợn thí nghiệm thức ăn thô xanh chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù đƣợc đánh giá là có tính ăn tạp cao, nhƣng lƣợng thức ăn đƣợc ăn/ngày của lợn rừng lai nhƣ vậy là thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn sinh trƣởng. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của hai thế hệ lợn lai F1 và F2, hàng ngày chúng tôi tiến hành cân khối lƣợng thức ăn lợn thí nghiệm đƣợc ăn, từ đó tổng hợp và có đƣợc chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho một kg lợn thí nghiệm. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm
Diễn giải Lợn rừng lai
F1
Lợn rừng lai F2
Tổng KL lợn tăng trong kì thí nghiệm (kg) 663,42 586,45
Tổng KL thức ăn tinh tiêu thụ (kg) 4170 3900
Tổng KL thức ăn xanh tiêu thụ (kg) 11520 10470
Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng KL(kg) 6,286 6,650
So sánh 94,53 100
Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng KL(kg) 17,365 17,853
So sánh 97,34 100
Kết quả bảng 3.11 cho thấy tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lƣợng của lợn rừng lai F1 là 6,286 kg thấp hơn của lợn rừng lai F2 (6.650 kg); tƣơng đƣơng thấp hơn 5,47%. Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng khối lƣợng của lợn rừng lai F1 là 17,365 kg của lơn lai F2 là 17,853 kg. Nhƣ vậy, xuất phát từ mức tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn rừng lai F1 có xu hƣớng cao hơn lợn rừng lai F2, lợn rừng lai F1 sinh trƣởng nhanh hơn, cho nên tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lƣợng của lợn lai F1 thấp hơn so với lợn lai F2. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cs (1995) [34], cho biết lợn lai F1 (Đại Bạch × Móng Cái) có tăng trọng trung bình/ngày là 584,50 g thì tiêu tốn là 3,61 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng, F1 (Landrace Cuba × Móng Cái ) có tăng trọng hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngày trung bình là 554,00 g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn là 4,26 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng, và lợn Móng Cái thuần chỉ tăng trọng 196,67 g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn lên 4.56 kg thức ăn. Đối với lợn rừng lai, là nhóm lợn nuôi trong điều kiện cho ăn hạn chế, nên sinh trƣởng chậm hơn và tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lƣợng cao hơn là phù hợp với quy luật.
3.2.5. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn thí nghiệm
Mục đích của ngƣời chăn nuôi là làm thế nào đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Vì vậy, vấn đề chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng là rất quan trọng và đƣợc đặt lên hàng đầu, nó quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Từ đó, sẽ khuyến khích ngƣời chăn nuôi đầu tƣ và yên tâm sản xuất. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu này trên lợn thí nghiệm đƣợc trình bày trên bảng 3.12.
Bảng 3.12. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm
Diễn giải ĐVT Lợn rừng
lai F1
Lợn rừng lai F2
Tổng KL lợn tăng trong kì thí nghiệm (kg) Kg 663,42 586,45
Tổng KL thức ăn tinh tiêu thụ (kg) Kg 4170 3900
Tổng KL thức ăn xanh tiêu thụ (kg) Kg 11520 10470
Đơn giá 1 kg thức ăn tinh VNĐ/kg 7.500 7.500
Đơn giá 1 kg thức ăn xanh VNĐ/kg 900 900
Tổng chi phí thức ăn VNĐ 41.643.000 38.673.000
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng VNĐ 62.770 65.944
So sánh(%) 95,17 100
Qua bảng 3.12. cho thấy, chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn rừng lai lần lƣợt là : 65.944 đồng/kg đối với lợn lai F2 và 62.770 đồng/kg đối với lợn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lai F1. So sánh giữa hai loại lợn lai, chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn rừng lai F2 cao hơn lợn rừng lai F1 (tƣơng ứng với 4,83 %).
3.2.6. Kết quả khảo sát năng suất thịt lợn
Kết quả bảng 3.13 cho thấy, giữa lợn rừng lai F1 và F2 có sự khác nhau rõ rệt ở các chỉ tiêu: khối lƣợng sống, khối lƣợng móc hàm, tỷ lệ nạc, mỡ + da và dày mỡ lƣng (P<0,05). Không có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ giữa 2 loại lợn (P>0,05).
- Tỷ lệ móc hàm: Các giống lợn nội thƣờng là các giống lợn ăn nhiều thức ăn thô, chất lƣợng thức ăn kém, vì vậy chúng phải ăn nhiều, ống tiêu hoá chiếm một phần rất lớn của cơ thể. Lợn lai F1 và F2 giết thịt ở 37,03 và 32,27 kg đạt tỷ lệ móc hàm tƣơng ứng là 74,85% và 72,62 %. Theo Nguyễn Văn Đức và cs (2008) [14], chỉ tiêu này trên đàn lợn Lũng Pù là 68,33 % thấp hơn kết quả của chúng tôi. Theo nghiên cứu của Lê Đình Cƣờng và cs (2008) [8] trên đàn lợn Mƣờng Khƣơng là 78,85 %; Nguyễn Văn Đức và cs (2004) [14] trên lợn Táp Ná là 80,40 % lại cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn lợn rừng lai F1 và F2. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với kết quả của Nguyễn Ngọc Phục và cs, (2010) [27], trên con lai F1 giữa lợn rừng Thái Lan x lợn Khùa (73,26 %).
Bảng 3.13. Kết quả mổ khảo sát Lô theo dõi
Chỉ tiêu ĐVT Lợn lai F1 (n=3) Lợn lai F2 (n=3) Khối lƣợng sống Kg 37,03±0,92 32,27±0,93 Khối lƣợng móc hàm Kg 27,73±9,94 23,43±0,75 Tỷ lệ móc hàm % 74,85±0,68 72,62±0,46 Khối lƣợng thịt xẻ Kg 22,87±0,86 19,63±0,59 Tỷ lệ thịt xẻ/khối lƣợng sống % 61,71±0,77 60,84±0,29 Tỷ lệ thịt xẻ/móc hàm % 82,43±0,31 83,79±0,15 Khối lƣợng thịt nạc Kg 9,13±0,29 8,83±0,23 Tỷ lệ nạc/thịt xẻ % 39,96±0,39 45,00±0,21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỷ lệ xƣơng % 12,53±0,25 12,55±0,33
Tỷ lệ mỡ + da/thịt xẻ % 46,18±0,38 41,34±0,58
Dày mỡ lƣng mm 28,40±0,23 23,89±0,11
- Tỷ lệ thịt xẻ
Tỷ lệ thịt xẻ phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ móc hàm. Đối với lợn rừng lai nuôi tại Ngân Sơn, thì tỷ lệ thịt xẻ/khối lƣợng sống đạt thấp 61,71 và 60,84 %, tỷ lệ này thấp hơn một số giống lợn nội khác nhƣ lợn Mƣờng Khƣơng là 64,86 % (Lê Đình Cƣờng và cs, 2008) [8]; lợn Sóc là 77,74 %; lợn Ỉ Pha là 64,10 % (Lê Thị Biên và cs, 2006) [2]; lợn Lũng Pù là 66,02 % (Nguyễn Văn Đức và cs, 2008) [14] và thấp hơn lợn rừng x lợn Khùa có cùng khối lƣợng giết thịt là 68,55 % (Nguyễn Ngọc Phục và cs, 2010) [27]. Điều này chứng tỏ, số lƣợng và chất lƣợng thức ăn có ảnh hƣởng rõ rệt đến thể tích và khối lƣợng các cơ quan nội tạng và cuối cùng là phần thân thịt có giá trị cao ở lợn.
- Tỷ lệ thịt nạc
Giữa lợn F1 và F2 có tỷ lệ thịt nạc khác nhau rõ rệt (P<0,05). Lợn F2 có tỷ lệ thịt nạc cao hơn F1 5,04%. Tuy nhiên, so với các giống lợn ngoại khác đạt thấp hơn rất nhiều. Theo Lê Thanh Hải và cs., (1999) [15], khi điều tra chất lƣợng thịt xẻ trên phạm vi cả nƣớc cho thấy tỷ lệ nạc trung bình của lợn Đồng bằng sông Hông là 46,23 %, khu bốn cũ là 44,04 %, Duyên hải miền trung là 43,40 %, Đông nam bộ chủ yếu nuôi lợn ngoại là 54,52 % và chỉ có đồng bằng sông Cửu long là 40,44 %. Với lợn lai F1 giữa lợn rừng x lợn Khùa đạt 47,58% (Nguyễn Ngọc Phục và cs, 2010) [27]. Nhƣ vậy có thể thấy ngoài chất lƣợng giống, thành phần của khẩu phần có ảnh hƣởng rõ rệt đến tỷ lệ thịt nạc ở lợn.
- Độ dày mỡ lƣng: Trung bình độ dày mỡ lƣng đo tại 3 điểm của lợn F1 và F2 là 2,84 và 2,39 cm. So sánh với một số giống lợn nội khác nhƣ lợn Lũng Pù thì chỉ tiêu này chỉ là 1,53 cm (Nguyễn Văn Đức và cs, 2008) [14], trên lợn Mƣờng Khƣơng cũng cao hơn là 3,15 cm (Lê Đình Cƣờng và cs,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2008) [8]. Có sự sai khác trên có thể do đặc điếm về giống, chế độ dinh dƣỡng, tuổi và khối lƣợng giết mổ khác nhau.
Tỷ lệ mỡ + da/thịt xẻ chiếm tới 41,34% với lợn F2 và 46,18% với lợn F1. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs, (2010) [27], trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn từ 5,75 % đến 10,59 %. Điều này chứng tỏ sự mất cân đối giữa năng lƣợng và protein trong khẩu phần.
3.3. Hạch toán kinh tế
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt rừng lai, chúng tôi dựa vào mức đầu tƣ chuồng trại, mua con giống, thức ăn và thuốc thú y thực tế để tính toán, kết quả trình bày tại bảng 3.14 và 3.15.
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán cho một con lợn thịt (rừng lai) thƣơng phẩm F1 Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền
1. Phần chi Đ 3.269.964
Khấu hao chuồng trại m2 1,2/10 năm 700.000 84.000
Giống kg 4,5 220.000 990.000 Thức ăn Đ/kgTT 62.770Đ 33,2kg 2.083.964 Thuốc thú y Đ 60.000 1 con 60.000 Điện nƣớc Đ 52.000 1con 52.000 2. Phần thu Đ 4.901.000 Tiền bán lợn F1 Đ/kg 37,7kg 130.000 4.901.000 Thu - chi Đ 4.901.000 -3.269.964= +1.631.036
Bảng 3.15: Sơ bộ hạch toán cho một con lợn thịt (rừng lai) thƣơng phẩm F2 Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền
1. Phần chi 3.030.159
Khấu hao chuồng trại m2 1,2/10 năm 700.000 84.000
Giống kg 4,1 220.000 902.000
Thức ăn Đ/kgTT 65.944Đ 29,3kg 1.932.159
Thuốc thú y Đ 60.000 1 con 60.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2. Phần thu Đ 5.010.000
Tiền bán lợn F2 Đ/kg 33,4kg 150.000 5.010.000
Thu - chi Đ 5.010.000 -3.030.159= +1.979.841
Qua số liệu khảo sát và tính toán cụ thể tại bảng 3.14 và 3.15, cho thấy, chi phí thức ăn chiếm 63,73- 63,76 %, chi cho mua con giống chiếm 29,77- 30,28 %. Nếu nuôi 1 lợn thƣơng phẩm lai F1 thời gian nuôi 12 tháng công lao động đạt: 1.631.036 đồng, lợn thƣơng phẩm lai F2 công lao động đạt: 1.979.841 đồng.
Kết thúc thí nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra chăn nuôi lợn lai ngoại thƣơng phẩm và lợn địa phƣơng thƣơng phẩm nuôi cùng điều kiện tƣơng tự trên địa bàn bằng phƣơng pháp phỏng vấn 22 hộ chăn nuôi. Kết quả xử lý số liệu cho thấy cụ thể:
- Lợn lai ngoại thƣơng phẩm nuôi trong 6 tháng công lao động đạt: 314.000đ/đầu lợn.
- Lợn địa phƣơng nuôi 12 tháng công lao động đạt: 457.000đ/đầu lợn. So với nuôi các giống lợn khác, thì hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn rừng lai cao hơn rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Khả năng sinh sản của lợn rừng Thái Lan
- Lợn rừng có tuổi động dục lần đầu ở muộn hơn so với các giống địa phƣơng cải tiến, tuổi đẻ lứa đầu từ 324-340 ngày, thời gian động dục trở lại sau cai sữa 13,39-24,70 ngày và khoảng cách lứa đẻ là 187,28-199,02 ngày.
- Khả năng sinh sản của lợn rừng đạt thấp: Số con đẻ ra/ổ ở lợn rừng và lợn cái lai F1 chỉ đạt 6,36 - 6,78 con, riêng lợn nái địa phƣơng đạt cao hơn 8,11 con; số con còn sống đến 60 ngày tuổi đạt tƣơng ứng là: 4,55; 6,41 và 5,65 con; khối lƣợng sơ sinh/con 0,37 kg với lợn rừng, 0,49 kg; 0,47 kg với lợn địa phƣơng và lợn lai F1.
1.2. Khả năng sinh sản của lợn rừng lai F1 (♂ rừng x ♀ địa phương)
Lợn lai F1 có tuổi đẻ lứa đầu 333 - 335 ngày, thời gian động dục trở lại sau cai sữa 14- 16 ngày và khoảng cách lứa đẻ là 189 - 192 ngày.
Lợn nái lai F1 có số con đẻ/ ổ đạt 6,36 - 6,78 con cao hơn lợn nái rừng Thái Lan nhƣng thấp hơn lợn nái địa phƣơng (8,11 con), số con còn sống đến 60 ngày tuổi đạt 6,41 con thấp hơn cả lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái địa phƣơng. Khối lƣợng só sinh đạt 0,47 kg/con thấp hơn so với lợn nái địa phƣơng nhƣng cao hơn so với lợn nái rừng Thái Lan.
1.3. Năng suất theo lứa đẻ của lợn rừng Thái Lan, lợn rừng lai F1
- Năng suất sinh sản của hai loại lợn đạt đƣợc ở lứa 1 thấp, tăng nhanh
ở lứa 2, ổn định đến lứa 4 và có biểu hiện giảm ở lứa 5 (được trình tại phần
kết quả nghiên cứu 3.1.2, 3.1.3)
1.4. Khả năng sinh trƣởng của lợn thƣơng phẩm F1 (♂ rừng x ♀ địa phƣơng) và lợn F2 (♂ rừng x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ địa phƣơng)
- Lợn rừng lai sinh trƣởng chậm. Khối lƣợng lúc 12 tháng tuổi chỉ đạt 37,71 kg/con F1 và 33,43 kg/con với F2. Lợn rừng lai F1 sinh trƣởng nhanh hơn lợn F2 tới 12,80%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Lợn rừng F2 tiêu thụ thức ăn/ngày cao hơn so với lợn lai F1, lợn rừng lai có xu hƣớng lựa chọn thức ăn thô xanh nhiều hơn, điều này cho thấy, nhu cầu của lợn rừng lai về loại thức ăn này khá cao.
1.5. Năng suất thịt của lợn thƣơng phẩm F1 (♂ rừng x ♀ địa phƣơng) và lợn F2 (♂ rừng x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ địa phƣơng)
- Năng suất thân thịt của lợn F1 và F2 do sử dụng thức ăn có chất lƣợng
thấp, hàm lƣợng chất xơ nhiều, nên nội tạng chiếm tỷ lệ rất cao làm cho tỷ lệ móc hàm đạt đƣợc thấp (74,85 % - 72,62%) và tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt (61,71 % - 60,84%).
- Độ dày mỡ lƣng cao (lợn F1 là 2,84 cm và lợn F2 là 2,39 cm). Tỷ lệ mỡ + da/thịt xẻ cao (chiếm tới 41,34% với lợn F2 và 46,18% với lợn F1).
1.6. Hiệu quả kinh tế
- Chăn nuôi lợn rừng lai F1 và F2 có hiệu quả kinh tế cao hơn so với
các loại lợn khác nuôi trên địa bàn (lợn địa phƣơng; lợn lai F1 (♂ ngoại x ♀
địa phƣơng). Nếu nuôi 1 lợn thƣơng phẩm lai F1 thời gian nuôi 12 tháng công lao động đạt: 1.631.036 đồng, lợn thƣơng phẩm lai F2 công lao động đạt: 1.979.841 đồng, lợn lai ngoại thƣơng phẩm nuôi trong 6 tháng công lao động đạt: 314.000đ/đầu lợn, lợn địa phƣơng nuôi 12 tháng công lao động đạt: 457.000đ/đầu lợn.
2. Đề nghị
- Trên đây là kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 loại lợn trên địa bàn huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, cần tiếp tục có các nghiên cứu khác để tìm hiểu sâu và rộng hơn các vấn đề trong chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai từ đó có tạo điều kiện áp dụng tốt hơn trong thực tiễn sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc,
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 12.