Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp cho hộ nông dân vay vốn của

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 112)

của NHNo&PTNT Đức Thọ

1) Đơn giản thủ tục cho vay

Thủ tục cho vay thế nào là đủ, là đơn giản. Sau khi nghiên cứu thủ tục cho vay của NHNo&PTNT Đức Thọ chúng tôi đề xuất giải pháp đơn giản thủ tục như sau:

nhu cầu vay vốn, đơn này không cần thông qua UBND xã, phường. Sự xác nhận của UBND vào đó chẳng qua là xác nhận điều kiện là người vay đang cư trú và sinh sống ở khu vực đó. Thêm vào đó, hiện nay mẫu đơn này không được các xã, phường chấp thuận xác nhận vì không có dòng chữ “hiện nay xác nhận cá nhân đang cư trú tại địa phương” nhưng NHNo&PTNT Đức Thọ vẫn sử dụng, gây trở ngại cho khách hàng phải quay lại Ngân hàng yêu cầu mẫu đơn in trong máy chứ không phải là mẫu đơn đã in sẵn mà không còn hợp lệ.

Thứ hai, tất cả các khâu trước khi nhận vốn vay NHNo&PTNT làm rất chặt chẽ với nhiều thủ tục nhưng khi giải ngân thì chỉ có hai bên NHNo&PTNT Đức Thọ và khách hàng (trừ trường hợp thế chấp tài sản bên thứ ba), chỉ một người ký nhận vốn vay. Vậy thực chất là không chắc chắn, vì chỉ vợ ký hoặc chồng ký tức là chỉ có một người vay tiền. Vì thế nếu muốn chắc chắn NHNo&PTNT Đức Thọ cần có chữ ký của cả người vay và người thụ hưởng vào khế ước vay (phiếu chi, phiếu nhập kho) chứ không phải thủ tục ban đầu.

Thứ ba, trong hợp đồng tín dụng, tại điều bổ sung khoản VII, NHNo&PTNT Đức Thọ quy định khách hàng sẽ bị phạt 0,2% giá trị lượng vốn vay của khế đó nếu như trả hết nợ trước hạn. Điều này được Ngân hàng giải thích là chi phí làm tất toán khế trước hạn, gây nhiều bất bình cho khách hàng; thiết nghĩ điều khoản này là không hợp lý khi khách hàng có khả năng thanh toán nợ trước hạn. NHNo&PTNT Đức Thọ cần bỏ điều khoản này trong hợp đồng tín dụng.

2) Thời điểm và thời hạn cho vay hợp lý

Sự phức tạp trong thủ tục cho vay làm chậm trễ thời điểm nhận vốn vay có thể làm cho người vay bỏ lỡ cơ hội tăng thu nhập hoặc bị gia tăng chi phí, chậm tiến độ thực hiện dự án... dù thế nào đều làm giảm khả năng sinh lợi của đồng vốn, giảm thu nhập của người vay. Vì thế thời điểm cho vay hợp

lí sẽ khắc phục được những nhược điểm trên. Vì vậy NHNo&PTNT Đức Thọ nên đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân đúng thời điểm, thậm chí có thể điều chỉnh mức lãi cao hơn khi đáp ứng nhu cầu cấp bách.

Thời hạn của vốn vay nên vay theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc theo dự án khả thi của hộ nông dân, tuy nhiên hộ nông dân còn có thể có nguồn thu khác. Hộ nông dân khi vay vốn có thời hạn không hợp lý, ví dụ vay ngắn hạn đầu tư dài hạn, khi chưa có thu đã phải thanh toán cho NHNo&PTNT có thể tạo ra tình trạng khó khăn về tài chính. Hộ phải vay nơi khác để bù đắp hoặc bán non sản phẩm. Nếu vay dài hạn đầu tư cho những đầu tư ngắn hạn có dẫn tới lãng phí cho cả hộ và Ngân hàng. Hộ nông dân phải chịu lãi cao một cách vô ích, tăng chi phí giảm hiệu quả, nếu nguồn vốn đó vào khách hàng khác có thể tạo ra một kết quả tốt hơn.

Không nên cho hộ nông dân vay với thời hạn khác nhau căn cứ vào phương pháp cho vay hoặc tài sản thế chấp, mà chỉ căn cứ vào chu kỳ sản xuất và dự kiến thu nhập của dự án. Thời hạn cho hộ nông dân vay dài hay ngắn không được căn cứ vào hộ giàu hay nghèo. Hộ nông dân ở nhóm nào cũng là khách hàng của Ngân hàng, vay rồi trả, vì thế sự phân biệt là không hợp lý và nên đáp ứng đủ cho thời hạn vay của họ.

3) Mức vốn cho vay trên một khế ước

Trong phần 4.2 đã nghiên cứu nhu cầu vay vốn của hộ nông dân thường không được đáp ứng đủ. Vì vậy NHNo&PTNT Đức Thọ cần thiết cho hộ nông dân vay với mức vay phù hợp với dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, có như vậy mới đạt được hiệu quả kinh tế. Thông thường NHNo&PTNT Đức Thọ cho hộ nông dân vay theo tỷ lệ của vốn tự có trong dự án, kế hoạch, điều này có thể gây cản trở để hộ nông dân vay được mức vay mong muốn. NHNo&PTNT Đức Thọ nên điều chỉnh tỷ lệ này, có thể chấp nhận tỷ lệ vốn tự có thấp nếu dự án khả thi và uy tín của người vay cao.

Tuỳ theo nhóm hộ mà NHNo&PTNT Đức Thọ có mức cho vay phù hợp. Nên sẵn sàng cho hộ không nằm trong diện nghèo vay mức vốn lớn, thoả mãn nhu cầu vay của họ. Nhóm hộ nghèo có thể vẫn áp dụng mức vay hạn chế nhằm giảm rủi ro.

Với phương pháp cho vay trực tiếp, mức vốn mà Ngân hàng đáp ứng cho vay có thể trực tiếp trao đổi, không cần thiết máy móc là cho vay 75% giá trị tài sản đảm bảo, bên cạnh đó, cần xem xét lại trong quá trình thẩm định tài sản đảm bảo, không nên thẩm định quá thấp giá trị thực tài sản.

4) Giải ngân phù hợp với nhu cầu sử dụng

NHNo&PTNT Đức Thọ không cho vay nhiều khế ước trong một thời gian, không cho hộ nông dân nào vay khi họ còn dư nợ với Ngân hàng, việc quá hạn một lần có thể lần sau không được vay nữa hoặc lượng vốn ít hơn. Nhu cầu vốn vay của hộ nông dân không phải ngay đầu chu kỳ sản xuất nhưng họ vẫn phải vay tiền để chi phí, phần còn thừa để đó chịu lãi suất hoặc dùng sang mục đích khác.

Thu nhập của hộ nông dân mang tính chu kỳ theo chu kỳ của sản phẩm tức là tính muộn và tính trễ vì vậy có thể tạo nên sự trễ hạn mà đây là việc mà người vay hoàn toàn không muốn. Muốn khắc phục tình trạng này cần thay đổi phương pháp cho vay, từ cho vay từng lần sang phương pháp cho vay mới phù hợp với hộ nông dân. Có thể là phương pháp hạn mức tín dụng; Phương pháp này đối với các thành phần kinh tế khác đã được sử dụng thường xuyên (nhất là các doanh nghiệp) đó là phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng, với hạn mức tín dụng nhất định cho mỗi hộ, hộ có thể vay theo nhiều khế ước và thời hạn của mỗi khế ước là khác nhau. Khi đó hộ và NHNo&PTNT Đức Thọ tiết kiệm được thời gian, chi phí làm thủ tục, vốn được đáp ứng đúng thời điểm.

Chi phí vay vốn cao làm tăng phí suất tín dụng, giảm kết quả, hiệu quả sử dụng vốn, giảm thu nhập của hộ nông dân. Nhưng giảm chi phí như thế nào không đơn giản cho hộ nông dân, giảm chi phí phụ thuộc phần lớn vào Ngân hàng. Vì thế chúng tôi đề nghị giải pháp giảm chi phí như sau:

Ngân hàng tiến hành giải ngân tại địa phương cho hộ vay trực tiếp có lượng vốn lớn. Minh bạch trong xét duyệt dự án để giảm chi phí ngầm. Sử dụng nhân viên có trình độ, kiến thức sâu trong lãnh vực tài chính, trung thực trong quan hệ…Vấn đề Bảo an tín dụng cũng là một khoản phí khá lớn cho những món vay dưới 50 triệu đồng, Cán bộ tín dụng cần cân nhắc đối tượng hộ nông dân khi bán Bảo an, tránh tình trạng bắt buộc mua bảo an như hiện nay, gây tâm lý không thoải mái cho hộ và nâng cao khoản Phí suất tín dụng không đáng có.

4.5.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay NHNo&PTNTcho hộ nông dâncho hộ nông dâncho hộ nông dân cho hộ nông dân

4.5.2.1 Sử dụng vốn vay vào những ngành có khả năng sinh lợi cao

Một vấn đề trong sử dụng vốn vay NHNo&PTNT nói riêng và vốn nói chung là hộ nông dân thường vay vốn cho những mục đích mà họ tưởng rằng đang hình thành tài sản nhưng thực tế là tài sản đó không sinh lợi. Nhiều quyết định vay vốn của hộ nông dân không phải là đầu tư vào sản xuất hay để sinh lợi mà chỉ đơn giản là tiêu dùng như mua sắm đồ dùng sinh hoạt, cải tạo nhà ở…Đầu tư vốn vay vào sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực có thu nhập/đồng vốn vay cao hơn. Hộ nông dân nên đầu tư vào chăn nuôi, Dịch vụ Nông nghiệp, dịch vụ thương mại, những ngành mà hiện nay có tỷ suất sinh lợi cao như trồng nấm, trồng keo, nuôi ong, nuôi lợn, nuôi gà,…

Khi dự tính dòng chi phí hộ nông dân nên tính chính xác thời gian chi tiêu, sử dụng phương pháp vay theo hạn mức tín dụng để có thể sử dụng vốn đúng thời điểm cần vốn, không được để vốn nằm chờ trong túi mà vẫn phải trả lãi.

Phương thức trả nợ hợp lý tức là phải căn cứ vào dòng tiền thu dự tính của dự án sau đó tính tới phương án trả nợ. Nếu dự án có thu thường xuyên hoặc hộ có nguồn thu khác có thể lựa chon phương thức trả nợ dần. Nếu dòng thu nhập trong tương lai chỉ thu có một lần nên lựa chọn phương thức trả một lần. Nếu món vay nhỏ, vay gián tiếp thì giải pháp tốt nhất là trả lãi hàng tháng, hàng quý, nó tạo áp lực trả nợ, tiết kiệm, làm cho người vay thường xuyên nhớ tới khoản nợ từ đó xây dựng kế hoạch trả nợ.

4.5.2.3 Nâng cao kiến thức cho hộ nông dân

Giải pháp nghe có vẻ không thực tế vì ai cũng biết “tiền đẻ ra tiền, trong nhà đồng tiền chửa và ra cửa đồng tiền đẻ” nhưng thực tế làm thế nào để cho tiền trong tay mình sinh lợi cao hơn lãi suất NHNo&PTNT Đức Thọ, quản lí vốn như thế nào, đầu tư vào đâu, nên đầu tư bao nhiêu... thì chưa ai nói kỹ cho người dân nghe. Nếu hàng năm có hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi của các chương trình dự án, của các công ty thức ăn chăn nuôi, công ty phân bón thì một lớp nhỏ bàn về tài chính của hộ nông dân chưa từng được đề cập tới. Lãnh đạo huyện, xã lo chuyển đổi cơ cấu, chuyển hướng đầu tư nhưng không hề nghĩ tới giải pháp nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân.

Hộ nông dân cần giảm mọi khoản chi phí khi vay vốn NHNo&PTNT Đức Thọ, hiểu rõ quy chế cho vay, quyền và trách nhiệm của các phòng ban cán bộ NHNo&PTNT Đức Thọ để không phải chi cho những khoản phí không thành văn…

Bảng 4.16: Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người dân từ 2014 - 2015

Số người tham gia/xã

Thời gian thực hiện Đối tượng Địa điểm Số giờ/buổi Số buổi/tuần Đợt 1 60 2h 2 Hộ nông dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà văn hóa huyện Đức Thọ

Đợt 2 60 2h 2 Hộ làng nghề

Nhà văn hóa huyện Đức Thọ

Đợt 3 60 2 2 Hộ kinh

doanh

Nhà văn hóa huyện Đức Thọ

Theo kế hoạch, tôi dự kiến sẽ cho người dân trên địa bàn huyện được cập nhật những kiến thức mới, được cung cấp những thông tin liên quan trực tiếp đến chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước và của Ngân hàng huyện về vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay cho người dân; để khuyến khích người dân tham gia thì cần tăng cường phát thanh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các thôn, xóm, điểm dân cư trên toàn huyện. Cử cán bộ Ngân hàng kết hợp cùng cán bộ địa phương đến các gia đình để vận động tham gia lớp tập huấn.

4.5.2.4 Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay tại NHNo&PTNT

Bằng nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả, những năm qua, các tổ chức hội trên địa bàn như Hội Nông Dân, Hội liên hiệp Phụ nữ,.. đã làm tốt công tác ủy thác vốn vay từ NHNo&PTNT, từ đó, trở thành “cầu nối” quan trọng mang nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nông dân và nhiều đối tượng khác. Việc ủy thác cho vay thông qua các tổ chức CTXH mang vai trò vô cùng quan trọng:

- Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHNo&PTNT

-Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền.

- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.

- Giúp cho hộ nông dân và các đối tượng khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHNo&PTNT một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

- Thông qua việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tổ chức Hội, đoàn thể đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Bảng 4.17 Đánh giá các tổ chức liên quan đến công tác vay vốn và sử dụng vốn vay tại huyện Đức Thọ

Tên tổ chức Chức năng, nhiệm vụ Vai trò

1. Hội phụ nữ

- Là đơn vị gần gũi với dân chúng, hoạt động của hội nhiều năm gần đây hết sức sôi nổi, góp phần tăng cường vai trò của người phụ nữ trong sản xuất, đời sống và mọi mặt xã hội.

- Thông qua người phụ nữ phổ biến kiến thức về vay vốn và sử dụng vốn vay.

- Tuyên truyền, vận động, nâng cao hiểu biết cho người dân, đặc biệt là người phụ nữ về vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay.

2.Hội Nông dân

Vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của nông dân

-Phổ biến kiến thức, thông tin về vay vốn và sử dụng vốn vay đến các thành viên trong hội.

3. Hội cựu chiến binh

Tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống Bộ đội cụ hồ, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần vật chất trong

- Phổ biến kiến thức, thông tin về vay vốn và sử dụng vốn vay đến các thành viên trong hội

cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.

* Sơ đồ Venn:

Vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý vay vốn và sử dụng vốn vay được thể hiện qua sơ đồ VENN như sau:

- Độ to, nhỏ của vòng tròn thể hiện mức độ quan trọng của tổ chức, đơn vị đối với vấn đề vay vốn và sử dụng vốn của hộ nông dân tại tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khoảng cách từ vòng tròn đến các vòng tròn khác thể hiện độ mật thiết của các tổ chức với nhau và độ mật thiết với vấn đề vay vốn và sử dụng vốn của hộ nông dân tại tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ.

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ Venn về vai trò các bên liên quan đến công tác vay vốn và sử dụng vốn vay tại huyện Đức Thọ

Nhìn vào sơ đồ Venn ta có thể thấy rằng, vai trò quan trọng đầu tiên phải kể đến là Hội phụ nữ. Ngày nay, vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã được nâng cao, nhờ đó mà Hội Phụ nữ cũng hoạt động ngày càng hiệu quả. Đây cũng là một đoàn thể mà NHNo&PTNT cần dành nhiều sự quan tâm,

Vay vốn và sử dụng vốn vay Hội Phụ nữ Hội Cựu chiến binh Hội Nông dân

thúc đẩy, khuyến khích phát triển để đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác vay vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 112)