Sơ lược vài nét về huyện Đức Thọ

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 43)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Đức Thọ là huyện ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm tỉnh (huyện Hà Tĩnh) gần 50km về phía đông nam, cách Hà Nội 325km.

- Tọa độ địa lý: 18,180-18,350 vĩđộ Bắc và 105,380-105,450 kinh độ Đông

Ranh giới hành chính:

Phía đông nam huyện giáp huyện Can Lộc

Phía bắc tây giáp huyện Nam Đàn

Phía đông bắc giáp huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) Phía tây giáp huyện Hương Sơn

Phía tây nam giáp huyệnVũ Quang, huyện Hương Khê

Phía đông giáp huyện Đức Thọ.

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH ĐỨC TRUNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG GIAO DỊCH ĐỨC LẠC

- Huyện Đức Thọ có 27 xã và 1 thị trấn (trong đó có 4 xã miền núi: Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Đức Lập), trung tâm huyện nằm cách Quốc lộ 8A khoảng 2 km về phía Bắc. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng, bao gồm các tuyến đường bộ và các tuyến đường giao thông đường thủy quan trọng khác, đặc biệt là có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn huyện Đức Thọ. Với vị trí địa lý như trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Đức Thọ tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như mở rộng giao lưu với các tỉnh trong nước cũng như các nước trong khu vực theo quốc lộ 8A và tuyến đường sắt Bắc-Nam.

Đặc điểm địa hình- khí hậu

- Đặc điểm địa hình: Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài theo

đường Quốc lộ 8A là 16km, chiều rộng tính theo trục đường tỉnh lộ 5 đi qua đường 8B đến Đức Châu dài 25km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, thung lũng, đồng bằng, với không gian hẹp, trong đó đất đồi núi và đất rừng chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Tây Nam của huyện chủ yếu là núi thoải chạy dọc ven trà sơn, còn vùng núi dốc là ở những vùng giáp địa hình hành chính huyện Vũ Quang, Can Lộc, xen giữa địa hình đồi núi là thung lũng nhỏ hẹp tạo ra những đầm lầy sâu và bàu nước chảy ra lưu vực sông Ngàn Sâu đổ ra Sông La, chính các thung lũng và dọc 2 bên bờ sông này là vùng sinh sống của dân cư nhằm để tận dụng tối đa khả năng đất đai màu mỡ do lượng phù sa hàng năm bồi đắp.

- Khí hậu: Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng

năm chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa giá lạnh của miền Bắc, do vậy Đức Thọ có hai miền khí hậu rõ rệt: Mùa hè nhiệt độ lên tới 38 - 40 °C, mùa đông nhiệt độ có lúc hạ xuống dưới 8 °C, mùa mưa thường có mang theo bão lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa bình quân hàng năm 1.800 - 2.700mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mùa nắng gay gắt có gió Tây Nam (gió Lào)mang theo khí hậu khô nóng, lượng nước

bốc hơi lớn, thường gây hạn hán nghiêm trọng cho các vùng không chủ động được nước, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất trên địa bàn.

- Thủy văn: Chế độ thủy văn của huyện ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống

sông Ngàn Sâu (chảy qua 10 xã), sông Ngàn Phố (chảy qua địa phận xã Trường Sơn). Hai con sông này hợp nhau tại Linh Cảm và đổ vào sông La (chảy qua địa bàn 9 xã). Sông La hợp với sông Lam tại Ba Phủ tiếp tục chảy qua địa bàn 5 xã của huyện và đổ ra cửa Hội. Ngoài ra chế độ thủy văn trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của các sông suối nhỏ khác như sông Đò Trai, sông Mênh…

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 43)