Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 41)

3.1.1 Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào tháng 7/1988 theo Nghị định 53/HĐBT. Điều lệ tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn vào ngày 22/12/1997: NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Thương mại quốc doanh là doanh nghiệp Nhà nước dạng đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước có quyền tự chủ về mặt tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và bảo đảm vốn đầu tư. Lượng vốn cho vay hàng năm tăng với tốc độ cao, trong đó cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu, phần lớn tiền vay là ngắn han.

Đáng chú ý là NHNo&PTNT ngoài việc cho vay kinh tế ngoài quốc doanh thì cho vay hộ sản xuất nông thôn là chủ yếu. Thực hiện Chỉ thị 202 ngày 28/6/1991 của chủ tịch HĐBT về việc cho vay trực tiếp kinh tế hộ trong cả nước và Nghị định 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính Phủ về khẳng định chủ trương cho vay trực tiếp kinh tế hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là đúng đắn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường cho hộ sản xuất vay vốn. Số lượng hộ vay và mức vay bình quân ngày càng tăng.

Thủ tục cho vay ngày càng đơn giản và hợp lý, lãi suất cho vay từ 1,1%/ tháng đối với vay ngắn hạn và 1,25%/tháng đối với vay trung hạn và dài hạn. Việc cho vay của NHNo&PTNT còn được gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn của Chính phủ cũng như các chương trình xóa đối giảm nghèo, tín dụng cho thủy sản và một số chương trình khác.

Năm 2001 NHNo&PTNT có 1.415 chi nhánh, 22.000 nhân viên và thiết lập một mạng lưới hoạt động rộng khắp đất nước. Việc huy động tiền

gửi tăng 3,9 lần từ năm 1996-2001 đáp ứng được một nửa nhu cầu cho vay hàng năm. Các khoản cấp vốn vay cho các doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đi rất nhiều và hiện tại chủ yếu hướng vào các hộ kinh tế cá thể.

Từ năm 2005 tới nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn vay ngày càng tăng Ngân hàng đã tăng tỷ lệ tiếp cận đến các khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng hình thức cho vay theo nhóm và mở rộng thêm chi nhánh tại các xã các quận huyện phát triển.

Với sự gia đời của NHNo&PTNT người dân nông thôn đã được tiếp cận với dịch vụ tài chính chính thống tạo động lực cho người nghèo vươn lên khắc phục, cải thiện cuộc sống, đồng thời góp phần thúc phát triển kinh tế đất nước.

 Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Đức Thọ

Trước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, hệ thống NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động để chủ động, kịp thời cho việc khai thác vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là NHNo&PTNT Việt Nam do đặc thù kinh doanh chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nên việc mở rộng hoạt động là cần thiết. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đức Thọ ra đời xuất phát từ thực tế đó.

Chi nhánh được thành lập vào năm 1952 đóng tại Đông Tri Nội, xã Đức Lâm là một trong những chi nhánh NHTM đầu tiên tại huyện Đức Thọ.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đức Thọ ra đời đã giúp phát triển thị phần ra các tỉnh có tiềm năng kinh tế đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn tài trợ thuộc dự án tài chính nông thôn II của Ngân hàng thế giới.

Trải qua hơn 60 năm đi vào hoạt động NHNo&PTNT huyện Đức Thọ không ngừng xây dựng và củng cố hoàn thiện cơ cấu tổ chức, trang thiết bị tài sản công nghệ, mở rộng đa dạng kinh doanh và từng bước hoàn thiện mình.

 Mô hình tổ chức

Chi nhánh có 2 phòng giao dịch trực thuộc và 2 phòng nghiệp vụ chuyên môn tại trụ sở chính.

Trụ sở chính tại: Khối 5- thị trấn Đức Thọ- Huyện Đức Thọ- Tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay về cơ bản thì bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cũng được cơ cấu theo mô hình của các NHTM khác gốm có các phòng ban như sau:

Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ

(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đức Thọ, 2013)

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w