Châu, Nghi lộc, Nam Đàn) đã và đang sử dụng sản phẩm giống của Công ty để tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
STT Loại số liệu Nguồn thu thập
1
2
Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
Số liệu về phần tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Thu thập số liệu có sẵn được nội bộ Công ty lưu trữ, trong các công trình nghiên cứu trước đây tại Công ty, các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của các hợp tác xã, huyện.
Các số liệu tại các phòng ban của Công ty: phòng tổ chức tài chính, phòng tài vụ kế toán, phòng kỹ thuật…
Các số liệu này thu thập qua sách, báo, tạp chí, nghiên cứu của các nhà khoa học và mạng internet.
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và thông tin định tính. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn bằng bảng hỏi thiết kế sẵn.
Là số liệu được điều tra từ khách hàng về chất lượng, giá thành, bao bì, dịch vụ bán hàng…thu được từ phiếu điều ta thăm dò ý kiến khách hàng thực hiện tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn. Để tiến hành điều tra phỏng vấn: Tôi đã chọn 3 đại lý, 3 HTX, 3 cửa hàng và 30 hộ nông dân bất kỳ trong tỉnh trong mẫu nghiên cứu.
Trong 3 đại lý, 3 HTX, 1 cửa hàng có:
1 đại lý, HTX, 1 cửa hàng ở huyện Diễn Châu 1 đại lý, HTX, 1 cửa hàng ở huyện Nghi Lộc 1 đại lý, HTX, 1 cửa hàng ở huyện Nam Đàn Trong 30 hộ nông dân có:
12 hộ nông dân ở xã Diễn Phú huyện Diễn Châu 11 hộ nông dân ở xã Nghi Kiều huyện Nghi Lộc 7 hộ nông dân ở xã Hùng Tiến huyện Nam Đàn
Nội dung điều tra là thu thập ý kiến của các khách hàng về uy tín sản phẩm của Công ty, gồm các chỉ tiêu sau: Chất lượng (tốt, trung bình, kém), mẫu mã (đẹp, trung bình, xấu), phương thức bán hàng (tốt, trung bình, kém), phong thái phục vụ (tốt, trung bình, kém).
Ngoài ra tôi còn điều tra phỏng vấn các nhân viên trong công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An. Điều tra các yếu tố, điểm mạnh điểm yếu cua các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm chiến lược, tiềm năng của đối tượng cạnh tranh.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp xử lý thông tin
Để xử lý số liệu một cách nhanh và hiệu quả, phải tiến hành phân tổ. Thị trường giống bao gồm nhiều chủng loại, nhiều bộ phận, phụ thuộc vào thời vụ…do đó có thể phân tổ theo các tiêu chí sau:
- Theo kênh phân phối: Người sản xuất, các đại lý cấp I, cấp II, người bán lẻ, người tiêu dùng.
- Theo nhóm thị trường: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các khúc thị trường khác nhau: Thị trường trong tỉnh, thị trường ngoài tỉnh.
- Theo chủng loại giống: Giống lúa thuần, lúa lai và giống ngô, lạc.
Sau khi phân tổ các số liệu, trong việc phân tích sẽ kết hợp các điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội và phối hợp với các yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau để thấy được thực trạng tiêu thụ giống cây trồng của Công ty.
Số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng máy tính cá nhân và phần mềm excel. Từ đó, đưa ra những kết luận về tình hình tiêu thụ của Công ty.
a. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này chủ yếu thông qua số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối.
+ Số bình quân: phản ánh tình hình chung qua các năm nghiên cứu + Số tuyệt đối: phản ánh tình hình cụ thể của từng năm
Phân tích các chỉ tiêu, yếu tố tác động đến tình hình tiêu thụ giống cây trồng, mô tả tình hình cung ứng và tiêu thụ, các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng trên thị trường.
- Phương pháp thống kê so sánh: phương pháp này gồm cả so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích so sánh khối lượng giống cây trồng được tiêu thụ trên thị trường qua 3 năm của Công ty, từ đó đưa ra được những nhận xét và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của lúa giống của Công ty so với các Công ty cạnh tranh.
- Phương pháp dự báo nhu cầu: Phương pháp này là dựa vào thực tế tiêu thụ sản phẩm trong quá khứ để dự báo trong tương lai và định hướng cho doanh nghiệp phát triển, tránh ứ đọng sản phẩm, đạt được lợi nhuận cao.
- Phương pháp phân tích kết quả: phương pháp này sẽ tính toán chi phí, kết quả của công ty qua các năm, kết quả của các trạm giống cây trồng.
3.3 Hệ thống chỉ tiêu
3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
Đây là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp:
- Sản lượng: là chỉ tiêu hiện vật phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ tiêu ngày cho biết quy mô, số lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ trong năm của doanh nghiệp. Từ đó có thể đánh giá việc hoàn thành hay không thành mục tiêu của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động sản lượng trong 1 năm:
+ Hệ số tiêu thụ: Cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm hay trong kỳ.
Ht = * 100 Ht: Hệ số tiêu thụ
Qtt: Khối lượng tiêu thụ thực tế
Qkh: Khối lượng tiêu thụ kế hoạch
Hệ số tiêu thụ càng lớn thì kết quả tiêu thụ càng cao và ngược lại. + Cơ cấu giống cây trồng tiêu thụ:
Ci = * 100
Ci : Cơ cấu giống cây trồng i
Qti: Lượng giống cây trồng i tiêu thụ được
Q : Tổng khối lượng tiêu thụ được
(i= 1…n) - Chỉ tiêu trung bình cộng đơn giản (Y)
Qtt Qkh
Qti Q
Được sử dụng trong trường hợp mỗi lượng biến chỉ xuất hiện 1 lần. Có ý nghĩa nêu lên đặc điểm điển hình của hiện tượng kinh tế xã hội trong gian và địa điểm cụ thể. Dùng để nghiên cứu biến động của hiện tượng theo thời gian. Được tính theo công thức:
Y = ( y1 + y2 + y3 +...+ yn) / n
Trong đó: yi : là lượng biến của tiêu thức của đơn vị thứ i Y : số trung bình của tổng thể
n : số đơn vị tổng thể - Các chỉ tiêu về mức độ tiêu thụ:
Qt = QTĐ + QTN + QTC
Qt : Số lượng tiêu thụ QTĐ: Số lượng tồn đầu năm
QTN: Số lượng sản xuất + Mua vào trong năm
QTC: Số lượng tồn khi cuối năm
- Chi phí cho cung ứng: Đầu tư chi phí sản xuất, chi phí mua ngoài, cho lưu thông, vận chuyển.
- Doanh thu : Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và là nguồn để các doanh nghiệp trang trải chi phí, sản xuất,...
Tổng doanh thu= ∑Qi×Pi Trong đó:
Qi: Khối lượng giống sản phẩm tiêu thụ Pi: Giá bán đơn vị
- Lợi nhuận: TPr = ∑ Doanh thu - ∑ Chi phí
- Giá trị sản lượng = Lượng giống cây trồng sản xuất × giá thành đơn vị từng loại giống cây.
- Tổng doanh thu = Lượng giống cây trồng tiêu thụ × giá bán của từng loại giống cây.
- Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu.
+ Chi phí cho cung ứng: Đầu tư chi phí sản xuất, chi phí mua ngoài, cho lưu thông, vận chuyển.
+ Lợi nhuận = Σ Doanh thu – Σ Chi phí
- Chỉ tiêu về hiệu quả tiêu thụ
+ Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (%) = *100
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Công tác tạo nguồn giống cây trồng của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An
4.1.1 Quy trình tạo nguồn của Công ty
Công tác tạo nguồn sản phẩm có vai trò quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các hình thức tạo nguồn của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An là từ thu mua giống từ các trạm sản xuất của các huyện, từ các HTX, từ các Công ty cổ phần giống cây trồng của các tỉnh khác trong cả nước, từ các Công ty TNHH và các đối tượng khác... Ngoài ra do nhu cầu của sản xuất hàng năm nên Công ty còn nhập khẩu các loại lúa giống lai có chất lượng giống tốt, mẫu mã đẹp từ Trung Quốc về nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu khách hàng tại các thời điểm sản xuất trong năm. Nguồn giống cây trồng của Công ty chủ
Lợi nhuận
yếu được tạo từ các trạm giống đặt ở các huyện của Công ty nhưng sau khi cổ phần hóa Công ty đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh, tất cả nguồn giống cây trồng của Công ty được tạo từ mua ngoài. Giống cây trồng được tạo nguồn từ mua ngoài của Công ty gồm có: tạo nguồn từ trong nước và tạo nguồn từ nhập khẩu.
Mua vào Phân phối
Sơ đồ 4.1: Quy trình tạo nguồn giống cây trồng của Công ty
Nhìn chung, việc tạo nguồn sản phẩm giống cây của Công ty dựa trên một số căn cứ sau:
- Dựa vào đơn đặt hàng của các trạm giống, HTX ở các huyện
- Dựa vào lượng giống cây trồng hàng năm tiêu thụ được, mức dự báo của Công ty trước mỗi vụ sản xuất để từ đó Công ty lên kế hoạch mua giống cho vụ sau. - Dựa vào giá giống trên thị trường để lên kế hoạch mua giống để cung cấp giống cho các hộ nông dân.
- Dựa vào nguồn vốn của Công ty.
4.1.2 Kết quả tạo nguồn từ sản xuất của Công ty
Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An tiền thân là Công ty giống cây trồng Nghệ An được ra đời từ rất sớm, trước cổ phần hóa gần như là đơn vị độc quyền cung cấp giống cho người dân trong toàn tỉnh với chất lượng sản phẩm tốt, nguồn lúa giống thuần của Công ty chủ yếu được tạo từ các trạm giống đặt ở các huyện của Công ty. Sau khi cổ phần hóa Công ty đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh, tất cả nguồn giống cây trồng của Công ty được tạo từ mua ngoài.
a. Các loại giống cây trồng được tạo nguồn từ trong nước
Nguồn giống cây trồng được tạo từ trong nước của Công ty chủ yếu là lúa thuần, ngô, lạc. Lúa thuần được tạo nguồn là lúa: Kháng dân, lúa nếp, Q5, Xi, tám thơm…nhưng trong đó thì kháng dân, lúa nếp là chủ yếu. Ngoài ra còn có ngô, lạc.
HTX ở các tỉnh khác Công ty cổ phần giống cây trồng ở tỉnh khác Công ty TNHH và các đối tượng khác Trung Quốc Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An Trạm giống cây trồng của Công ty Các trạm trại sản xuất ở các tỉnh khác