Các bước sửa chữa bệnh CPU không hoạt động (khi đã có tín hiệu Reset hệ thống)

Một phần của tài liệu tài liệu sửa chữa mainboard (Trang 77 - 96)

11.3.1Sử dụng CPU có tốc độ BUS được Mainboard hỗ trợ

11.3.2Kiểm tra Socket kết nối CPU với Mainboard xem có chân bị xô lệch hay bị bẹp không ?

Kiểm tra kỹ các chân của Socket 775

11.3.3Tháo IC-ROM ra khỏi đế cắm, vệ sinh chân ROM sạch sẽ cho tiếp xúc tốt

11.3.4Nạp lại chương trình BIOS 11.3.5Khò lại chân Chipset bắc 11.4 Máy nạp ROM

11.4.1Giới thiệu máy Nạp ROM

- Hiện nay máy nạp ROM có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất và được nhiều thợ sử dụng là máy SUPERPRO Model 580U (như hình dưới đây)

- Máy có giá khoảng 450 USD (có bán tại Cửa hàng điện tử 78 Hàng Trống - Hà Nội) - Máy nạp ROM này có thể hỗ trợ đến 20.000 IC, có thể nạp ROM cho Mainboard máy

tính Desktop, Laptop, đầu VCD, DVD đầu kỹ thuật số và các thiết bị điện tử số khác.

11.4.2Cài đặt và sử dụng máy nạp ROM - SUPERPRO 580U

Cho đĩa CD ROM kèm theo hộp vào máy tính để cài giao diện

Mở ổ CD ROM, cửa sổ trên xuất hiện, chọn SUPERPRO/580U sau đó Click vào Setup để cài giao diện, kích Next để tiếp tục.

- Khi quá trình cài đặt Copy File... đến 100% kích vào Finish để kết thúc

- Đấu máy nạp ROM vào máy tính, để cài trình điều khiển cho máy

- Cửa sổ Found New Hardware Wizard hiện ra kích Next để máy tự cài đặt Drive

- Sau khi cài đặt giao diện, nhìn thấy biểu tượng SUPERPRO USB series ở trên màn hình

- Kích vào biểu tượng SUPERPRO USB series thấy giao diện nạp ROM được hiển thị như trên

11.4.3Chú thích các nút trên giao diện máy nạp ROM

(Xem file flash Read__ROM.swf đính kèm)

11.4.4Cách gắn IC vào máy nạp ROM

Khi gắn IC vào đế của máy nạp ROM, quay chiều khuết của IC về phía cần gạt, gắn từ chân số 1 (chân đối diện với cái cần gạt)

Cách gắn IC hai hàng chân vào đế của máy nạp ROM

Nếu là IC 4 hàng chân (như IC của Mainboard), cần gắn IC vào Socket sau đó mới gắn Socket vào đế của máy nạp ROM, chiếu gắn Socket vào đế tương tự như gắn IC 2 hàng chân

Sau đó gắn IC vào Socket (như ảnh chụp)

11.5 Giới thiệu về ROM - BIOS

11.5.1Chức năng của ROM – BIOS

ROM (Read Only Memory) - IC nhớ chỉ đọc

BIOS (Basic In Out System) - Chương trình vào ra cơ sở - BIOS là một chương trình phần mềm được nhà sản xuất Mainboard nạp vào ROM trong quá trình sản xuất.

Chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây: - Khởi động máy tính

- Cung cấp bản CMOS SETUP Default

- Cung cấp chương trình kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM

- Quản lý trình điều khiển cho các thành phần trên Mainboard như Chipset, SIO, Card Video onboard, Bàn phím.

Các chương trình phần mềm của BIOS giúp cho máy tính có thể hoạt động được trong môi trường không có hệ điều hành, ví dụ: Khi ta sử dụng máy tính trong màn hình thiết lập CMOS SETUP.

11.5.2Biểu hiện khi máy bị lỗi chương trình BIOS

- Trong quá trình khởi động máy tính, CPU sẽ cho nạp chương trình BIOS khi nó vừa mới hoạt động, CPU sẽ cho nạp chương trình BIOS và bộ nhớ Cache và sử dụng nó để khởi động máy, Test Card video và RAM.

- Nếu hỏng IC-ROM thì quá trình nạp BIOS không thực hiện được vì vậy máy không khởi động được.

- Nếu không nạp được BIOS hoặc chương trình BIOS lỗi thì máy tính có các biểu hiện sau: • Bật công tắc, quạt nguồn có quay nhưng máy không khởi động, không có thông báo lỗi. • Khi khởi động, loa trong phát ra những âm thanh lạ (có tiếng bíp ngắn kêu liên tục) • Máy không nhận được cổng IDE hoặc không nhận bàn phím...

Lưu ý: Chương trình BIOS chỉ được tải sau khi CPU đã hoạt động và Mainboard có tín hiệu Reset tốt, vì vậy ta chỉ kiểm tra hoặc nạp BIOS cho những Mainboard đã có tín hiệu Reset hệ thống nhưng vẫn không hoạt động.

11.5.3Chương trình BIOS có thể lấy từđâu ?

Đây là câu hỏi được nhiều quan tâm bởi chương trình BIOS thường không có sẵn, các chương trình BIOS được các nhà sản xuất Mainboard cung cấp trên mạng thường là các chương trình dùng để Update

Chương trình Update là để nâng cấp Mainboard cho chúng hỗ trợ được các thiết bị mới hơn chứ không phải để sửa chữa Mainboard hỏng (do lỗi BIOS) thành Mainboard sống lại.

Chương trình BIOS để sửa chữa cho các Mainboard bị lỗi BIOS là phần mềm nạp BIOS, để có được phần mềm này thực hiện như sau:

- Sử dụng một Mainboard đang hoạt động tốt. - Tháo ROM ra đưa vào máy nạp ROM

- Đọc (Read) nội dung của ROM ra và lưu (Save) thành dạng file nhị phân (Binary) trên máy tính, file này sẽ được sử dụng làm file gốc để nạp vào cho các Mainboard có cùng chủng loại.

Mainboard số 1 và Mainboard số 2 phải cùng chủng loại và cùng Model

Giải thích:

Giả sử Mainboard số 2 ở trên là bị lỗi BIOS, để nạp BIOS cho Mainboard số 2, thực hiện qua các bước như sau:

- Mượn Mainboard số 1 có cùng chủng loại và cùng Model với Mainboard số 2 (ví dụ cùng là Mainboard Intel 845GV)

- Tháo ROM từ Mainboard số 1 ra, cho vào máy nạp ROM, đọc nội dung ra rồi lưu thành một file Binary trên máy tính. (file này được sử dụng làm file gốc để sau này nạp cho các Mainboard cùng loại)

- Tháo ROM từ Mainboard số 2 ra, cho vào máy nạp ROM, xoá trắng IC trước khi nạp, sử dụng file gốc đã đọc ra từ Mainboard số 1 trước đó để nạp vào ROM của Mainboard số 2. - Gắn trả lại ROM vào Mainboard số 2 rồi thử lại

Lưu ý: ROM là IC còn BIOS là chương trình trong IC

11.6 Các bước nạp ROM BIOS cho Mainboard .

Giả sử Mainboard Intel 915GAV bị lỗi BIOS, để nạp BIOS cho chiếc Mainboard này, phải làm như sau.

Bước 1 - Mượn một chiếc Mainboard có cùng chủng loại là Intel 915GAV đang chạy tốt, tháo IC-ROM ra khỏi Mainboard

Dùng Panh tháo IC ra khỏi đế cắm trên Mainboard

Số IC được ghi ở dòng thứ 2, dòng đầu ghi hãng sản xuất. Số của IC là 49LF002A

Sau đó kết nối máy nạp ROM với máy tính

Bước 2 - Đọc nội dung trong IC - ROM ra và lưu thành một file trên máy tính.

Thao tác theo hướng dẫn (khi đã thuộc các bước, hãy tự thao tác trước khi hướng dẫn xuất hiện)

(Xem file flash Program__ROM.swf đính kèm)

Sau khi ReadSave xong, ta lưu lại thành một file có tên là: Main_Intel_915GAV trên máy tính, file này chỉ có dung lượng 256KB hoặc 512KB (ta nên đặt tên File theo tên của Mainboard để tiện cho việc sử dụng về sau)

Bước 3 - Tháo ROM trên Mainboard bị lỗi BIOS ra ngoài

ROM đã tháo ra ngoài, lưu ý cách đọc số IC

Sau đó gắn ROM vào máy nạp ROM và kết nối máy nạp ROM với máy tính

Bước 4 - Nạp lại chương trình BIOS cho ROM bằng file nguồn được đọc ra từ Main tốt ở trên

Thao tác theo hướng dẫn (khi đã thuộc các bước, hãy tự thao tác trước khi hướng dẫn xuất hiện)

(Xem file flash đính kèm)

Nạp chương trình BIOS cho ROM xong, gắn lại ROM vào Mainboard và thử lại Mainboard - Nếu Mainboard có tiếng báo lỗi RAM (khi chưa gắn RAM) hoặc lên được màn hình khi

Các câu hỏi thường gặp:

1. Câu hỏi 1 - Nếu ta lấy chương trình BIOS trên Mainboard Intel 915GAV để nạp cho Mainboard Intel 915V có được không?

Trả lời:

- BIOS là chương trình phần mềm điều khiển trực tiếp các linh kiện trên Mainboard để máy tính có thể hoạt động được trong lúc chưa có hệ điều hành, vì vậy nếu đem chương trình BIOS của Mainboard Intel 915GAV nạp cho Mainboard Intel 915V nó sẽ không chạy được bởi vì linh kiện trên hai Mainboard này khác nhau, Mainboard Intel 915GAV có hỗ trợ card video onboard còn Mainboard Intel 915V thì không?

- Chương trình BIOS chỉ chạy được trên các Mainboard có cùng hãng sản xuất và cùng Model, ví dụ cùng là Mainboard Intel 915GAV thì được.

2. Câu hỏi 2 - Nếu Mainboard bị hỏng IC - ROM thì có nạp BIOS được không ?

Trả lời:

- Nếu Mainboard của bị hỏng IC- ROM thì không thể nạp BIOS được, nó sẽ báo lỗi ngay từ bước Read nội dung IC ra bộ nhớ đệm Buffer.

- Ngược lại trong quá trình nạp ROM, nếu đã gắn cho IC tiếp xúc tốt, máy nạp chạy tốt mà không thể Read ra được thì IC-ROM bị hỏng, bởi vì nếu ROM tốt thì cho dù chương trình bên trong lỗi hay không có nó vẫn phải cho Read ra được bình thường, bởi vậy nút

Read còn có tác dụng để kiểm tra IC.

3. Câu hỏi 3 - Nếu Read từ IC ra để lưu vào máy tính mà cứ báo lỗi là nguyên nhân do đâu ?

Trả lời:

Có ba nguyên nhân chính khiến không Read được dữ liệu từ ROM ra máy tính.

- ROM không được máy nạp ROM hỗ trợ, trong mục Device nếu đã nhập đúng số nhưng lại chọn sai hãng sản xuất IC cũng không được, phải chọn đúng cả số IC và hãng sản xuất IC, ví dụ ở trên phải chọn số IC là 49FL002A và chọn hãng là SST.

- Nguyên nhân thứ hai là do kết nối IC vào máy có chân chưa tiếp xúc tốt

- Nguyên nhân thứ ba là do IC - ROM bị hỏng.

4. Câu hỏi 4 - Có thể sửa được chương trình BIOS trong ROM không?

Trả lời:

- Cho dù có là nhà lập trình thiên tài cũng không sửa được chương trình BIOS trong ROM bởi vì sau khi lập trình trước khi nạp vào ROM, người ta đã dịch các ngôn ngữ lập trình ra mã máy ở dạng mã nhị phân hay mã Hecxa, vì vậy thấy thông tin nội dung trong BIOS hiện ra trên Buffer toàn là số 0,1,2...9 và chữ A,B....F

- Trong cửa sổ Buffer có thể sửa được hoặc xoá đi một vài từ, nhưng chỉ là để thử, chỉ cần xoá đi 1 dòng (đưa hết về ký tự F) sau đó lưu lại bản BIOS bị xoá 1 dòng đó để nạp vào ROM của máy đang chạy, đảm bảo máy sẽ im thin thít...!

5. Câu hỏi 5 - Khi phải thay IC-ROM trên Main thì cần điều kiện gì ?

Trả lời:

- Khi IC-ROM trên Mainboard của bị hỏng, không thể Read hay nạp chương trình BIOS cho ROM đó được, khi đó cần phải thay một IC-ROM mới.

- Thông thường ROM bán mới là ROM trắng (chưa có chương trình) vì vậy mua ROM mới về phải thực hiện nạp BIOS cho ROM - mới có thể sử dụng được.

- Khi thay thế ROM thì cần phải mua IC mới có số trùng với số IC cũ, còn hãng sản xuất có thể khác cũng được.

Hai IC này có thể thay thế được cho nhau vì cùng có số IC là 49FL002A

6. Câu hỏi 6 - Mainboard có biểu hiện như thế nào thì nghi ngờ là hỏng ROM hoặc lỗi BIOS

Trả lời:

Các Mainboard sau khi đã có tín hiệu Reset hệ thống tốt mà không khởi động được, không có âm thanh báo sự cố thì do các nguyên nhân:

- Do hỏng Chipset bắc - Do hỏng CPU

- Do hỏng Socket gắn CPU - Do hỏng ROM

- Do lỗi chương trình BIOS

Với hiện tượng trên thì có thể nghi ngờ là hỏng ROM hoặc lỗi BIOS sau khi đã đã kiểm tra và loại trừ nguyên nhân do hỏng CPU hoặc Socket.

- Nếu ROM còn tốt mà bị lỗi chương trình BIOS thì có thể Read và nạp chương trình cho ROM bình thường, nếu ROM bị hỏng thì không thể Read hay nạp chương trình cho ROM được.

7. Câu hỏi 7 - Ta cần nạp lại BIOS cho ROM trên Mainboard khi nào?

Trả lời:

Ta cần nạp lại chương trình BIOS cho ROM trên Mainboard khi gặp một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1 - Mainboard đã có tín hiệu Reset tốt nhưng không khởi động, không có âm thanh báo sự cố ở loa trong.

- Đã kiểm tra CPU và Socket mà không phát hiện thấy sự cố. Ö Khi đó ta kiểm tra ROM và nạp lại BIOS cho ROM

Trường hợp 2 - Khi khởi động máy, từ loa trong phát ra âm thanh báo sự cố nghe rất lạ (tiếng bíp ngắn và liên tục)

- Đã kiểm tra RAM và Card Video mà không phát hiện thấy sự cố Ö Khi đó ta nạp lại BIOS cho ROM

Lưu ý: Nạp ROM là bước thực hiện sau cùng trong quá trình kiểm tra và sửa chữa Mainboard

BÀI 12: MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP

12.1 Hư hỏng 1: Bật công tắc quạt nguồn không quay

12.1.1 Nguyên nhân:

1. Do hỏng bộ nguồn ATX

2. Do hỏng mạch khởi động nguồn trên Mainboard

- Do hỏng đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON - Do hỏng hoặc bong chân IC- SIO - Do hỏng thạch anh 32,768KHz - Do hỏng hoặc bong chân Chipset nam

Cả ba dạng mạch trên, mạch khởi động đều đi qua hai linh kiện là Chipset nam và IC- SIO, ở dạng 1 lệnh P.ON được khuếch đại đảo trước khi chúng được đưa ra chân P.ON, ở dạng 2 và dạng 3 thì lệnh P.ON đi ra trực tiếp từ IC-SIO.

12.1.2 Phân tích nguyên lý mạch

• Khi ta cắm điện, nguồn cấp trước trên bộ nguồn ATX chạy ngay và cung cấp xuống Mainboard điện áp 5V STB (điện áp cấp trước), điện áp này sẽ cung cấp cho mạch khởi động nguồn trong Chipset nam và IC- SIO.

• Khi ta bật công tắc, chân PWR được chập xuống Mass và đổi trạng thái từ mức Logic 1 sang mức Logic 0 tác động vào Chipset, Chipset nam đưa ra lệnh P.ON cho đi qua IC- SIO để thực hiện các chức năng bảo vệ khi Mainboard có sự cố, sau đó lệnh P.ON được đưa ra chân số 14 của rắc cấp nguồn ATX, lệnh này đưa lên nguồn ATX để điều khiển cho nguồn chính hoạt động.

• Nếu lệnh P.ON ra từ IC- SIO ở mức cao (mức logic 1) là mở nguồn chính thì người ta phải thiết kế thêm mạch đảo (như dạng 1), mạch khuếch đại đảo sử dụng một đèn Mosfet nhỏ.

• Tất cả các nguồn ATX hiện nay đều thiết kế lệnh P.ON ở mức thấp (mức logic 0 hay có 0V) là mở nguồn chính, lệnh P.ON ở mức cao (mức logic 1 hay có điện áp khoảng 3 đến 5V) là tắt nguồn chính.

• Thạch anh 32,768KHz dao động cho đồng hồ thời gian thực và được nuôi bởi Pin CMOS, đồng thời thạch anh này cũng tạo xung nhịp cho mạch khởi động nguồn, nếu thạch anh này hỏng thì mạch khởi động sẽ không hoạt động.

12.1.3 Các bước kiểm tra & sửa chữa

1. Bước 1 - Kiểm tra nguồn ATX

Kiểm tra nguồn ATX bằng cách đấu chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) vào chân Mass (mầu đen) nếu quạt nguồn quay tít là nguồn ATX vẫn tốt, nếu quạt nguồn không quay hoặc quay 1 - 2 vòng rồi tắt là nguồn ATX bị hỏng.

Nếu nguồn ATX hỏng thì thay thế nguồn ATX mới

Phần sửa nguồn ATX sẽ đề cập ở chương sau.

2. Bước 2 - Kiểm tra trường hợp IC bị chập:

- Cấp điện cho bộ nguồn

- Sau khoảng 30 giây, lấy ta chạm vào IC - SIO và Chipset nam xem có nóng không, nếu một trong hai IC này mà phát nhiệt > 40oC (thấy nóng) là IC bị hỏng.

Ö Với trường hợp trên cần thay IC - SIO hoặc Chipset (thay IC bị nóng)

Nếu mới cắm điện mà Chipset nam hoặc IC- SIO đã nóng lên là IC bị chập, cần phải thay IC

3. Bước 3 - Kiểm tra đèn khuếch đại đảo ?

- Chỉnh đòng hồ ở thang X1Ω , đo từ chân chân P.ON của rắc nguồn ATX đến chân IC - SIO xem có thông mạch không ? (chân P.ON là chân 14 của rắc 20 chân hoặc chân 18 của rắc 24 chân hoặc tính theo chân đi ra sợi dây mầu xanh lá cây)

- Nếu đo từ chân P.ON đến một chân nào đó của IC-SIO mà có trở kháng bằng 0 Ω thì Main của không có đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON.

Một phần của tài liệu tài liệu sửa chữa mainboard (Trang 77 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)