Hư hỏng của mạchtạo xung Clock và phương pháp kiểm tra sửa chữa

Một phần của tài liệu tài liệu sửa chữa mainboard (Trang 66 - 96)

1. Hiện tượng - Bật công tắc nguồn trên Máy tính, quạt nguồn vẫn quay, máy không khởi động, không có âm thanh báo sự cố phát ra từ loa trong, không lên màn hình.

Nguyên nhân: Hiện tượng trên có thể do một trong những nguyên nhân sau: - Hỏng mạch Clock Gen => mất xung Clock cấp cho các thành phần trên Main - Hỏng mạch VRM làm mất nguồn cấp cho CPU

- Hỏng mạch cấp nguồn cho Chipset

- Hỏng Chipset nam và không đưa ra tín hiệu Reset hệ thống - Chân Socket CPU không tiếp xúc

- Hỏng ROM hoặc lỗi chương trình BIOS

Thứ tự kiểm tra:

Với hiện tượng trên ta cần kiểm tra xung Clock đầu tiên, nếu có xung Clock ta mới kiểm tra tiếp các nguyên nhân sau đó.

Phương pháp kiểm tra:

- Chuẩn bị Main (chưa gắn CPU và RAM)

- Cấp nguồn cho Mainboard qua dây 20 sợi và dây 4 sợi - Gắn Card Test Main vào khe PCI

- Dùng tô vít chập chân công tắc PW trên Main để mở nguồn - Quan sát đèn CLK

Ö Nếu đèn CLK sáng là có xung Clock

Ö Nếu đèn CLK tắt là mất xung Clock hay hỏng mạch Clock Gen

Kiểm tra thấy đèn CLK tắt => Mạch Clock Gen bị hỏng

2. Phương pháp sửa chữa

- Vệ sinh sạch xung quanh IC - Clock Gen

- Dùng mỏ hàn khò, khò lại chân IC - Thay thử thạch anh 14.3MHz - Thay IC tạo xung Clock

BÀI 10: MẠCH TẠO TÍN HIỆU RESET HỆ THỐNG 10.1 Tín hiệu Reset là gì?

- Reset theo tiếng anh nghĩa là sắp đặt lại, làm lại

- Một IC xử lý tín hiệu số, nếu bật tín hiệu Reset thì nó sẽ hoạt động lại từ đầu. - Một chiếc máy tính nếu bấm nút Reset thì nó sẽ khởi động lại.

- Trong các mạch số, tín hiệu Reset có hai ý nghĩa: + Reset để bắt đầu hoạt động.

+ Reset để hoạt động lại từ đầu.

Ví dụ: Khi các vận động viên đã vào tư thế sẵn sàng nhưng phải đợi hiệu lệnh của trọng tài thì mới bắt đầu chạy, hiệu lệnh của trọng tài đối với các vận động viên tương tự như lệnh Reset đối với một IC số.

10.1.1 Điều kiện để một IC xử lý số hoạt động

- Các IC xử lý tín hiệu số trong máy tính cũng như trên các thiết bị khác được gọi là các IC số, để các IC này hoạt động thì tối thiểu cần có những điều kiện sau đây:

- Có các mức điện áp Vcc cần thiết. - Có xung Clock

- Có tín hiệu Reset

Khi có tín hiệu Reset, IC bắt đầu hoạt động

- Khi có điện áp và xung Clock, IC đưa vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, khi có tín hiệu Reset thì IC bắt đầu hoạt động.

- Tín hiệu Reset thường là một xung điện và chỉ tồn tại trong khoảng 0,5 giây.

10.1.2 Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống trên Mainboard

- Trên Mainboard, tín hiệu Reset hệ thống được tạo ra bởi Chipset nam, nhưng để tạo được tín hiệu này thì Chipset nam cần có đủ một số yếu tố như:

- Bản thân Chipset nam hoạt động tốt (nghĩa là có đủ các điều kiện như có Vcc, xung Clock, không bong chân ...)

- Jumper CLEAR CMOS không để trống chân "Jumper Clear CMOS cần thiết lập vào vị trí Normal "

- Có tín hiệu PWR_OK từ mạch Logic báo về Chipset nam (tín hiệu này chỉ có khi nguồn ATX và các mạch ổn áp trên Main hoạt động tốt)

Phân tích:

- Nguồn ATX hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu P.G (Power Good) báo tình trạng nguồn tốt đưa qua dây mầu xám xuống Mainboard, tín hiệu này được đưa qua các mạch Logic để tạo ra tín hiệu PWR_OK đưa đến Chipset nam.

- Mạch VRM (mạch ổn áp cho CPU) nếu hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu VRM_GD (VRM Good) báo tình trạng mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU đã tốt, tín hiệu VRM_GD cũng được đưa qua các mạch Logic để tạo ra tín hiệu PWR_OK đưa về Chipset nam.

- Tín hiêu PWR_OK là tín hiệu cho biết tình trạng của các mạch nguồn đã tốt, chỉ khi có tín hiệu này báo về thì Chipset nam mới tạo ra tín hiệu Reset hệ thống.

- Các điện áp 5V, 3.3V, 1.5V, 1.8V là nguồn cấp cho các mạch khác nhau của Chipset nam, thiếu một trong các điện áp này thì Chipset cũng không hoạt động.

- Xung Clock là xung nhịp cần thiết cho Chipset hoạt động

- Jumper CLEAR CMOS nếu tháo ra khỏi Main thì Chipset sẽ không tạo ra tín hiệu Reset hệ thống.

Ö Tín hiệu Reset hệ thống là tín hiệu khởi động cho các thành phần trên Mainboard hoạt động như Chipset bắc, ROM BIOS, các Card gắn trên khe PCI, IC-SIO, các ổ đĩa gắn trên khe IDE, Card Video, IC điều khiển mạng LAN...(trừ CPU).

- Các Mainboard hiện nay có mạch giám sát nguồn chặt chẽ hơn, mạch Logic sẽ kiểm tra tình trạng của nguồn ATX, mạch VRM và cả mạch ổn áp cho Chipset, Card AGP và RAM nữa, chỉ khi các mạch ổn áp cho CPU, Chipset, Card Video và RAM hoạt động tốt thì mạch Logic mới tạo ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD.

- Khi mạch Logic cho ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD báo về Chipset nam, khi đó Chipset mới tạo ra tín hiệu Reset hệ thống để khởi động các thành phần trên Mainboard - Khi có tín hiệu Reset hệ thống thì Chipset bắc và các thành phần khác trên Main mới hoạt động. - Chipset bắc hoạt động sẽ tạo ra tín hiệu CPU_RST để khởi động cho CPU hoạt động, vì

vậy CPU là linh kiện hoạt động sau cùng.

Ghi chú: Mạch LOGIC là mạch thường tích hợp trong Chipset nam hoặc IC-SIO, một số Mainboard sử dụng IC-LOGIC riêng, chúng có tên là Glue Logic.

10.1.4 Điều kiện để Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống.

Chú thích:

- Tín hiêu GD_V1.5V - là tín hiệu báo mạch ổn áp 1,5V đã tốt.

- Tín hiệu P.G (Power Good) là tín hiệu báo nguồn ATX tốt, tín hiệu này đi qua dây mầu xám của nguồn ATX.

- Tín hiệu VRM_GD là tín hiệu báo mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU đã hoạt động tốt.

- Tín hiệu GD_VDDR là tín hiệu báo mạch ổn áp nguồn cho RAM đã hoạt động tốt.

- Mạch LOGIC là mạch được tích hợp trong Chipset nam hoặc trong IC - SIO hoặc sử dụng IC - GLUE LOGIC.

- Tín hiệu PWR_OK (Nguồn đã OK) hoặc P.GOOD (Nguồn đã tốt) chỉ xuất hiện khi tất cả các tín hiệu trên đã OK, nếu thiếu một trong số 4 tín hiệu trên thì mạch Logic sẽ không đưa ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD.

- Nguồn Vcc 1,8V, Vcc 1,5V và xung Clock là điều kiện để Chipset nam hoạt động

- Khi Chipset nam hoạt động, nếu có tín hiệu PWR_OK và Jumper Clear CMOS đặt đúng vị trí nó sẽ tạo ra tín hiệu Reset hệ thống để khởi động các thành phần trên Mainboard.

10.1.5 Những nguyên nhân dẫn đến mất tín hiệu Reset hệ thống Do những nguyên nhân sau:

- Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main (1) - Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset (2) - Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock) (3) - Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset (4) - Mất tín hiệu P.G từ nguồn ATX cấp xuống Main qua dây mầu xám (5) - Mạch VRM có sự cố (không có tín hiệu VRM_GD) (6) - Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động (7) - Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP (8)

10.1.6 Phương pháp kiểm tra tín hiệu Reset hệ thống. - Các bước kiểm tra như sau:

- Chuẩn bị Mainboard cần kiểm tra tín hiệu Reset (tạm thời chưa gắn CPU) - Dùng một bộ nguồn ATX tốt cấp điện cho Mainboard

- Gắn Card Test Main vào khe PCI

- Dùng Panh hoặc tô vít chập hai chân PW trên Main (chân cắm dây công tắc) để mở nguồn

Ö Nếu quạt trên bộ nguồn ATX quay bình thường => cho ta biết Mainboard không bị chập - Đo điện áp VCORE khi chưa gắn CPU phải bằng 0V (vì chưa gắn CPU, mạch VRM

chưa hoạt động)

- Bước tiếp theo là gắn CPU vào Socket (khi gắn CPU cần rút điện nguồn)

- Kiểm tra lại vị trí Jumper Clear CMOS xem đã đặt vào vị trí "Normal" chưa ?, Jumper Clear CMOS thường đứng gần Chipset nam

- Bật nguồn và quan sát đèn "RST" ở trên Card Test Main Nếu: - Đèn RST sáng lên rồi tắt ngay là tín hiệu Reset tốt - Đèn RST không sáng là mất tín hiệu Reset

- Đèn RST sáng liên tục (không tắt) cũng là mất tín hiệu Reset

10.2 Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống tốt

(Xem file flash đính kèm)

10.3 Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống bị treo (tương tự như mất Reset) Reset)

(Xem file flash đính kèm)

10.4 Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống bị mất (mất Reset)

BÀI 11: HOẠT ĐỘNG CỦA CPU VÀ QUÁ TRÌNH NẠP BIOS

11.1 Quá trình hoạt động của CPU

11.1.1Điều kiện để CPU hoạt động

Điều kiện để cho CPU hoạt động:

- Có điện áp VCORE cấp cho CPU (1) - Có xung Clock (2)

- Có tín hiệu CPU_RST# (tín hiệu khởi động CPU từ Chipset bắc) (3)

- Có tín hiệu PWR_OK (tín hiệu báo các mạch ổn áp và nguồn ATX đã tốt) (4)

Bốn điều kiện trên trùng với các điều kiện để có tín hiệu Reset hệ thống, vì vậy khi Mainboard đã có tín hiệu Reset hệ thống thì các điều kiện trên cũng đã có.

- Socket kết nối CPU với Mainboard tiếp xúc tốt (5) - CPU có tốc độ BUS được Mainboard hỗ trợ (6) - CPU nạp được chương trình BIOS (7)

Sau khi Mainboard có tín hiệu Reset hệ thống thì cần có thêm ba điều kiện (5), (6), (7) như ở trên để CPU có thể hoạt động.

11.1.2Quá trình nạp BIOS và hoạt động của CPU

Phân tích quá trình khởi động trên:

- Khi bật công tắc mở nguồn Power ON => Nguồn chính của nguồn ATX hoạt động cung cấp các điện áp xuống Mainboard, đồng thời báo tín hiệu P.G (Power Good) xuống mạch Logic của Mainboard.

- Mạch ổn áp VRM (mạch cấp nguồn cho CPU) hoạt động cung cấp điện áp VCORE cho CPU và báo tín hiệu VRM_GD (tín hiệu báo mạch ổn áp VRM đã tốt) xuống mạch Logic.

- Mạch Logic (tích hợp trong SIO hoặc Chipset nam hoặc trên IC-Logic) sẽ kiểm tra các tín hiệu báo sự cố trên (các Mainboard đời mới, mạch Logic kiểm tra cả tín hiệu báo về từ mạch ổn áp cho Chipset và RAM), khi nguồn ATX và các mạch ổn áp hoạt động tốt, mạch Logic sẽ cho ra tín hiệu PWRGD_ICH (báo cho Chipset nam tình trạng các mức nguồn đã tốt)

- Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống khi có đủ các điều kiện cần thiết.

- Tín hiệu Reset hệ thống (PCI_RST#) sẽ khởi động Chipset bắc và các thành phần khác trên Mainboard

- Chipset bắc hoạt động và cho ra tín hiệu CPU_RST# để khởi động CPU - CPU hoạt động và phát tín hiệu để truy cập BIOS

- Nạp được chương trình BIOS, CPU sẽ duy trì sự hoạt động, đồng thời nó sử dụng chương trình BIOS để tiếp tục khởi động và kiểm tra các thành phần của máy...

11.1.3Quá trình nạp BIOS thất bại hoặc lỗi BIOS

Phân tích quá trình khởi động trên:

- Quá trình khởi động tương tự như trên nhưng đến khi CPU phát tín hiệu nạp BIOS thì thất bại do hỏng ROM hoặc lỗi chương trình BIOS, vì vậy CPU ngừng hoạt động sau vài giây.

- Mỗi khi ta bấm phím Reset trước máy chính là lặp lại tín hiệu Reset hệ thống.

11.2 Kiểm tra sự hoạt động của CPU

- Làm sao để biết CPU có hoạt động hay không và nó hoạt động khi nào là điều mà chúng ta cần biết khi sửa chữa Mainboard

- Một điều đã biết (khi đã tìm hiểu các chương trước) là CPU chỉ hoạt động khi đã có xung Clock và có tín hiệu Reset hệ thống, vì Reset hệ thống khởi động Chipset bắc và khi Chipset bắc hoạt động mới tạo tín hiệu khởi động CPU.

11.2.1Phương pháp kiểm tra sự hoạt động của CPU

Để kiểm tra sự hoạt động của CPU, thực hiện qua các bước sau đây:

- Gắn CPU vào Mainboard, gắn tạm toả nhiệt cho CPU, lưu ý - BUS của CPU phải được Main hỗ trợ.

- Cấp nguồn cho Mainboard, gắn cả rắc 20 pin và rắc 4 pin để cấp nguồn cho mạch ổn áp VRM - Gắn Card Test Main vào khe PCI

Bật công tắc và quan sát:

- Trước tiên đèn CLK phải sáng => cho biết xung Clock tốt

- Sau đó đèn RST phải sáng rồi tắt => cho biết tín hiệu Reset hệ thống tốt

- Tiếp theo quan sát đèn OSC và BIOS, nếu hai đèn này sáng => cho ta biết CPU đã hoạt động và đã nạp đượcchương trình BIOS (hai đèn OSC và BIOS thường cùng sáng hoặc cùng tắt)

Minh hoạ sự kiểm tra dưới đây cho thấy CPU đã hoạt động tốt và nạp được chương trình BIOS

(xem file Flash Test_OSC_OK.swf đính kèm)

Minh hoạ sự kiểm tra dưới đây cho thấy CPU không hoạt động hoặc không nạp được chương trình BIOS

11.2.2Nguyên nhân CPU không hoạt động. (Khi đã có tín hiệu Reset hệ thống)

Khi Mainboard đã có tín hiệu Reset hệ thống mà CPU vẫn không hoạt động (kiểm tra thấy đèn OSC và BIOS tắt) là do những nguyên nhân sau đây.

- CPU có BUS không được Mainboard hỗ trợ

- Socket kết nối CPU bị hỏng (có chân không tiếp xúc) - Chân IC - ROM BIOS tiếp xúc không tốt

- Lỗi chương trình BIOS

- Chipset bắc hỏng hoặc bong chân

11.3 Các bước sửa chữa bệnh CPU không hoạt động (khi đã có tín hiệu Reset hệ thống)

11.3.1Sử dụng CPU có tốc độ BUS được Mainboard hỗ trợ

11.3.2Kiểm tra Socket kết nối CPU với Mainboard xem có chân bị xô lệch hay bị bẹp không ?

Kiểm tra kỹ các chân của Socket 775

11.3.3Tháo IC-ROM ra khỏi đế cắm, vệ sinh chân ROM sạch sẽ cho tiếp xúc tốt

11.3.4Nạp lại chương trình BIOS 11.3.5Khò lại chân Chipset bắc 11.4 Máy nạp ROM

11.4.1Giới thiệu máy Nạp ROM

- Hiện nay máy nạp ROM có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất và được nhiều thợ sử dụng là máy SUPERPRO Model 580U (như hình dưới đây)

- Máy có giá khoảng 450 USD (có bán tại Cửa hàng điện tử 78 Hàng Trống - Hà Nội) - Máy nạp ROM này có thể hỗ trợ đến 20.000 IC, có thể nạp ROM cho Mainboard máy

tính Desktop, Laptop, đầu VCD, DVD đầu kỹ thuật số và các thiết bị điện tử số khác.

11.4.2Cài đặt và sử dụng máy nạp ROM - SUPERPRO 580U

Cho đĩa CD ROM kèm theo hộp vào máy tính để cài giao diện

Mở ổ CD ROM, cửa sổ trên xuất hiện, chọn SUPERPRO/580U sau đó Click vào Setup để cài giao diện, kích Next để tiếp tục.

- Khi quá trình cài đặt Copy File... đến 100% kích vào Finish để kết thúc

- Đấu máy nạp ROM vào máy tính, để cài trình điều khiển cho máy

- Cửa sổ Found New Hardware Wizard hiện ra kích Next để máy tự cài đặt Drive

- Sau khi cài đặt giao diện, nhìn thấy biểu tượng SUPERPRO USB series ở trên màn hình

- Kích vào biểu tượng SUPERPRO USB series thấy giao diện nạp ROM được hiển thị như trên

11.4.3Chú thích các nút trên giao diện máy nạp ROM

(Xem file flash Read__ROM.swf đính kèm)

11.4.4Cách gắn IC vào máy nạp ROM

Khi gắn IC vào đế của máy nạp ROM, quay chiều khuết của IC về phía cần gạt, gắn từ chân số 1 (chân đối diện với cái cần gạt)

Cách gắn IC hai hàng chân vào đế của máy nạp ROM

Nếu là IC 4 hàng chân (như IC của Mainboard), cần gắn IC vào Socket sau đó mới gắn Socket vào đế của máy nạp ROM, chiếu gắn Socket vào đế tương tự như gắn IC 2 hàng chân

Sau đó gắn IC vào Socket (như ảnh chụp)

11.5 Giới thiệu về ROM - BIOS

11.5.1Chức năng của ROM – BIOS

ROM (Read Only Memory) - IC nhớ chỉ đọc

BIOS (Basic In Out System) - Chương trình vào ra cơ sở - BIOS là một chương trình phần mềm được nhà sản xuất Mainboard nạp vào ROM trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu tài liệu sửa chữa mainboard (Trang 66 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)