10.1.5 Những nguyên nhân dẫn đến mất tín hiệu Reset hệ thống Do những nguyên nhân sau:
- Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main (1) - Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset (2) - Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock) (3) - Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset (4) - Mất tín hiệu P.G từ nguồn ATX cấp xuống Main qua dây mầu xám (5) - Mạch VRM có sự cố (không có tín hiệu VRM_GD) (6) - Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động (7) - Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP (8)
10.1.6 Phương pháp kiểm tra tín hiệu Reset hệ thống. - Các bước kiểm tra như sau:
- Chuẩn bị Mainboard cần kiểm tra tín hiệu Reset (tạm thời chưa gắn CPU) - Dùng một bộ nguồn ATX tốt cấp điện cho Mainboard
- Gắn Card Test Main vào khe PCI
- Dùng Panh hoặc tô vít chập hai chân PW trên Main (chân cắm dây công tắc) để mở nguồn
Ö Nếu quạt trên bộ nguồn ATX quay bình thường => cho ta biết Mainboard không bị chập - Đo điện áp VCORE khi chưa gắn CPU phải bằng 0V (vì chưa gắn CPU, mạch VRM
chưa hoạt động)
- Bước tiếp theo là gắn CPU vào Socket (khi gắn CPU cần rút điện nguồn)
- Kiểm tra lại vị trí Jumper Clear CMOS xem đã đặt vào vị trí "Normal" chưa ?, Jumper Clear CMOS thường đứng gần Chipset nam
- Bật nguồn và quan sát đèn "RST" ở trên Card Test Main Nếu: - Đèn RST sáng lên rồi tắt ngay là tín hiệu Reset tốt - Đèn RST không sáng là mất tín hiệu Reset
- Đèn RST sáng liên tục (không tắt) cũng là mất tín hiệu Reset
10.2 Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống tốt
(Xem file flash đính kèm)
10.3 Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống bị treo (tương tự như mất Reset) Reset)
(Xem file flash đính kèm)
10.4 Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống bị mất (mất Reset)
BÀI 11: HOẠT ĐỘNG CỦA CPU VÀ QUÁ TRÌNH NẠP BIOS