Nhân vật

Một phần của tài liệu Luận văn: THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 doc (Trang 95 - 98)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.2. Nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm luôn trở thành phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, là yếu tố cơ bản của một truyện ngắn hay một tiểu thuyết. Là một tác giả tiên phong của trào lưu văn học lãng mạn và là một thành viên trong nhóm Tự lực văn đoàn, hơn ai hết Thế Lữ luôn dành cả tâm huyết của mình cho sự nghiệp đổi mới văn học theo hướng hiện đại hoá.

Trong khi các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo đang hướng ngòi bút của mình vào những mối tình lãng mạn vào hình ảnh những "cô gái mới" dám dũng cảm đứng lên chống lại những ràng buộc khắt khe của Lễ giáo phong kiến hủ lậu, trong khi các nhà văn hiện thực - phê phán đang ra sức tố cáo xã hội phong kiến thối nát bằng việc xây dựng những hình tượng nhân vật bị đầy đoạ thì Thế Lữ bổ sung thêm cho văn học giai đoạn này một số hình tượng nhân vật mới. Đó là hình ảnh

nhà trinh thám, hình tượng nhân vật Thổ Mán và những nhân vật nửa hư nửa thực trong các truyện trinh thám, truyện đường rừng.

Lê Phong phóng viên, Mai Hương và Lê Phong, Đòn hẹn... là những

truyện trinh thám trong đó Thế Lữ đã cố gắng đưa ra những tìm tòi khám phá cho loại nhân vật trinh thám khá mới lạ với văn học Việt Nam ở giai đoạn này. Mặc dù ở loại truyện này, Thế Lữ không mấy thành công bởi nhân vật trinh thám của ông "tra xét và dò thám như trong mây mù, chỉ thấy hiện lên ở lời nói, ít khi ở việc làm" [26-148]. Nhưng những nhân vật trinh thám của Thế Lữ có thể trở thành những hình tượng mẫu gợi trí sáng tạo cho những nhà tiểu thuyết trinh thám sau Thế Lữ.

Lê Phong và Mai Hương và một số nhân vật trinh thám khác của Thế Lữ là những nhân vật lãng mạn tuân theo duy lý. Nhân vật phóng viên trinh thám Lê Phong mang dáng dấp hình tượng thám tử danh tiếng Sherlock Holmes trong tác phẩm của nhà văn Anh Arthuz Canon Doyle. Thế Lữ dồn hết niền tin, kỳ vọng vào Lê Phong nhân vật chủ yếu của ông và xây dựng hình tượng này thành một mẫu hình lý tưởng. Lê Phong là một chàng trai hào hoa, phong nhã, tận tuỵ với nghề phóng viên trinh thám đầy bất trắc mà anh yêu thích đến say mê. Anh vừa sắc lanh, quyết đoán, tỉ mỉ vừa tinh tế, mơ mộng thoáng nhẹ chút hài hước ý nhị, si tình và đắm đuối trước người đẹp. Óc phán đoán, khát vọng khám phá trước tiên và một mình một cái mới, khả năng tìm ra cái không bí mật, không khó hiểu trong cái bí mật, khó hiểu của một thiên năng đã giúp anh làm tốt trọng trách của người phóng viên trinh thám tại một tờ báo vào loại danh tiếng nhất. Anh "nghĩ nhanh và làm nhanh" biết rõ "phép dò hỏi, đường suy xét, lối lập thuyết", dám đua tài và đã mấy lần thắng thanh tra chuyên nghiệp và thám tử tài danh Lê Phong từng nói: "Anh thì chỉ nghe tiếng bàn nhau mới hiểu được họ làm những gì. Tôi thì không thể, tôi trông được cả những lời họ bàn nhau". Tác giả giới thiệu với độc giả

một nhân vật lãng mạn đáng ở thời hiện đại nhưng có dáng vẻ "một nhà hiệp khách của tiểu thuyết" (Đòn hẹn).

Thế Lữ đi tìm cái đẹp, chỉ vì cái đẹp thì nhân vật của ông xem nghề phóng viên trinh thám cũng là một nghệ thuật, là cái đẹp, anh ta không quan tâm đến những cái gì khác ngoài làm nghề một cách có nghệ thuật, làm cho đẹp, làm càng khó thì giá trị của việc làm, của nghề nghiệp càng cao. Lê Phong từng tâm sự... "Tôi vẫn thấy đời giản dị quá và sự bí mật có một ý nghĩa nghèo nàn đối với tôi trong những lúc bệnh tình này..." (Gói thuốc lá) hoặc "Tôi thích các anh chúc cho gặp toàn những sự khó khăn, rắc rối, bị bắt cóc nữa càng hay" (Lê Phong phóng viên). Không thấy ở Lê Phong nỗi xót xa, cảm thông trước cảnh mất mát của người đời khi anh chứng kiến, tham gia điều tra vụ án mà chỉ thấy niềm vui đắc thắng ở một cháng trai luôn trải chuốt, lịch sử khi điều bí mật được mở nút, được giải toả một cách nhanh chóng khôn khéo, rất khoa học.

Sự có mặt của Mai Hương làm cho tác phẩm trinh thám của Thế Lữ tăng sức lôi cuốn. Mai Hương là con gái cưng trong một gia đình giàu có, là nữ sinh trường Albert Sarraut, một tài tử diễn kịch, Mai Hương sinh ra những chỉ để tô điểm cho Lê Phong. Mai Hương là một hình tượng trong hệ thống hình tượng mỹ nữ của Thế Lữ. Cặp đôi Lê Phong - Mai Hương là kiểu quan hệ trai tài - gái sắc tiểu tư sản thơ mộng đậm màu sắc lãng mạn của chủ nghĩa thời hiện đại gặp gỡ phần nào mô hình tình yêu tài tử - giai nhân trong văn học truyền thống Việt Nam.

Bên cạnh xây dựng hình tượng những nhà trinh thám nổi danh, Thế Lữ cũng rất thành công với những nhân vật Thổ Mán (Vàng và Máu, Một đêm

trăng) những nhân vật vừa hư vừa thực (Lưỡi tầm sét, Bồ Tùng Linh) nhưng

một nhân vật mới lạ, đặc biệt là những nhân vật trinh thám" làm phong phú cho văn học dân tộc.

Tóm lại, với cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn nhưng lại rất khoa học, với hình

tượng nhân vật mới lạ trong cách làm, cách nghĩ Thế Lữ đã có công đầu trong việc du nhập văn chương quốc nội vào hình tượng nhân vật trinh thám, đưa những truyện trinh thám của ông gần gũi hơn với độc giả và khẳng đinh hơn nữa tài năng xuất sắc của cấy bút văn xuôi Thế Lữ.

Một phần của tài liệu Luận văn: THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 doc (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)