PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề : Nuôi tôm sú (Trang 37 - 40)

1. Phương pháp đánh giá

- Trong quá trình học mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức thi trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hành thao tác.

- Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả tiếp thu của học viên bằng bài kiểm tra lý thuyết (trắc nghiệm) và thực hành.

2. Nội dung đánh giá

- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản;

- Hiểu được ý nghĩa, nội dung các phương pháp thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm sau thu hoạch;

- Thực hành được các thao tác thu hoạch tôm bằng chài, lưới; - Thực hành được thao tác bảo quản tôm bằng nước đá;

- Thực hiện được thao tác gây ngủ đông cho tôm đúng kỹ thuật phục vụ vận chuyển; - Tính toán được lợi nhuận và dự kiến được kế hoạch cho một vụ nuôi.

- Có tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN1. Phạm vi áp dụng chương trình 1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mô đun “Thu hoạch và bảo quản tôm sú” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ dạy nghề dưới 3 tháng.

- Là mô đun thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, biết bơi, tránh các nguy hiểm như điện giật, ngạt nước...

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo

- Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu; phim, ảnh...

- Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên làm mẫu sau đó hướng dẫn học viên thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Thu hoạch tôm bằng chài, lưới; - Bảo quản tôm bằng nước đá - Vận chuyển tôm bằng xe bảo ôn.

- Tính toán lợi nhuận và dự kiến kế hoạch vụ nuôi.

4. Tài liệu cần tham khảo

1. Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản (SEAQIP), 2002. Hướng dẫn xử

lý và bảo quản tôm sú nguyên liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Bộ Thủy sản - DANIDA, 2000. Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản (SEAQIP), Hà Nội.

2. Nguyễn Lân Dũng, 2004. Vi sinh vật học, trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Tử Cương và cộng tác viên dịch, 1997. Đảm bảo chất lượng hải sản. 4. Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc hải, Trầm Hoàng Phúc, 2001. Kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh. Trung tâm khuyến ngư, Sở thủy sản Trà Vinh;

5. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, Võ Thị Nề, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Minh Hậu, 2000. Hỏi – đáp về nuôi tôm sú. Nhà xuất bản NN.

6. Nguyễn Văn Hảo, 2001. Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Phạm Văn Tình, 1996. Kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

8. Phương Thanh, 10/2010. Đảm bảo chất lượng tôm thu hoạch báo Nông nghiệp Việt Nam.

9. Trần Thị Việt Ngân, 2002. Hỏi – đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

10. Trần Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2000. Kỹ thuật nuôi

thủy đặc sản tôm cua. Công ty văn hóa Phương Nam, Tp. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Trần Văn Vỹ, Phạm Văn Trang, Nguyễn Duy Khoát, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm

và phòng trị bệnh tôm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

12. Trung tâm khuyến ngư - Sở thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm .

13. Vương Khả Khanh, 2010. Bài giảng kinh tế trang trại. Khoa kinh tế - Trường Cao đẳng Thủy sản, Bắc Ninh.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên mô đun: Khởi sự doanh nghiệp Mã số môn học: MH 01 Mã số môn học: MH 01

1

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

Mã số môn học: MH 01

Thời gian môn học: 24 giờ. (Lý thuyết: 4 giờ; thực hành: 20 giờ)

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề : Nuôi tôm sú (Trang 37 - 40)