HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1 Phạm vi áp dụng chương trình

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề : Nuôi tôm sú (Trang 32 - 37)

1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mô đun “Phòng trị bệnh tôm sú” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ dạy nghề dưới 3 tháng.

- Là mô đun thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, biết bơi, tránh các nguy hiểm như điện giật, ngạt nước, hóa chất, say nắng...

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo

- Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu; phim, ảnh...

- Giảng dạy thực hành: Thực hành ngoài thực địa, giáo viên làm mẫu sau đó hướng dẫn học viên thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh - Phương pháp sử dụng thuốc trong nuôi tôm

- Phòng bệnh cho tôm - Chẩn đoán và trị bệnh cho tôm

4. Tài liệu cần tham khảo

1. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. NXB NN. 2. Lê Tiến Dũng, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm he. NXB NN. 3. Nguyễn Văn Hảo, 2000. Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. NXB Nông nghiệp.

4. Nguyễn Văn Hảo, 2004. Một số bệnh thường gặp trên tôm sú (Penaeus

monodon) các phương pháp chẩn đoán và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp.

5. Nguyễn Thị Phương Thanh, 2007. Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp. 6. Phạm Văn Tình, 1996. Kỹ thuật nuôi tôm sú, NXB Nông nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Thu hoạch và bảo quản tôm sú Mã số mô đun: MĐ 06 Mã số mô đun: MĐ 06 Nghề: Nuôi tôm sú

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN TÔM SÚ

Mã số mô đun: MĐ 05

Thời gian mô đun: 44 giờ (Lý thuyết: 4,4 giờ; Thực hành: 35,6 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun thu hoạch và bảo quản tôm sú là mô đun chuyên môn nghề trong

chương trình dạy nghề trình độ dạy nghề dưới 3 tháng của nghề “nuôi tôm sú”, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Xây dựng ao, chuẩn bị ao nuôi; chọn và thả giống; quản lý, chăm sóc; phòng và trị bệnh tôm sú; có nội dung thực hành, bài tập và có một phần lý thuyết để giới thiệu, hướng dẫn.

- Tính chất: Thu hoạch và bảo quản tôm là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ

năng thực hành; được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phương, các trang trại nuôi tôm có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng: a. Kiến thức

- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm sau thu hoạch.

- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm sau thu hoạch; các phương pháp thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

b. Kỹ năng

- Chuẩn bị và sử dụng được các dụng cụ để thu hoạch tôm;

- Thực hiện được các thao tác thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm đúng kỹ thuật;

- Tính toán được kết quả lợi nhuận của quá trình nuôi; - Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian (gian) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra*

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm

sau thu hoạch 2 0,3 1,7 0

2 Xác định thời điểm thu hoạch 6 0,7 5,3

3 Thu hoạch tôm 7 0,8 6,2

4 Bảo quản , vận chuyển tôm 15 1,6 13,4 0

5 Đánh giá kết quả nuôi 10 1 9 0

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

Tổng cộng 44 4,4 35,6 4

Phần trăm (%) 100 10,00 90,00

Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành.

2

Bài 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm sau thu hoạch

Thời gian: 02 giờ

a. Mục tiêu

Học xong bài học này học viên có khả năng:

- Hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo chất lượng tôm sau thu hoạch. - Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm sau thu hoạch.

- Có thái độ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng tôm.

b. Nội dung giảng dạy

1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm. 1.1. Khái niệm chất lượng và an toàn thực phẩm.

1.2. Vai trò, ý nghĩa của chất lượng và an toàn thực phẩm.

2. Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm sau thu hoạch. 2.1. Vi sinh vật

2.2. Hóa chất bảo quản 2.3. Quá trình oxihóa

2.4. Sự phân giải của các men tiêu hóa 2.5. Yếu tố vật lý

Bài 2: Xác định thời điểm thu hoạch tôm Thời gian: 06 giờ

a. Mục tiêu

Học xong bài học này học viên có khả năng:

- Biết được nội dung của việc xác định đúng thời điểm thu hoạch tôm để đạt hiệu quả cao.

- Thực hiện được việc thu thập các thông tin về giá cả, biến động thị trường… - Có khả năng quan sát tôm đạt tiêu chuẩn thu hoạch.

- Rèn luyện tính linh hoạt, có ý thức trách nhiệm trong công việc.

b. Nội dung giảng dạy

1. Thu thập thông tin thị trường.

2. Theo dõi diễn biến môi trường và thông tin thời tiết. 3. Theo dõi sức khỏe tôm.

3.1. Xác định sức khỏe tôm qua hoạt động 3.2. Xác định sức khỏe tôm qua hình thái 4. Xác định cỡ tôm thu hoạch

4.1. Theo dõi tăng trọng tôm 4.2. Xác định cỡ tôm bằng vó 4.3. Xác định cỡ tôm bằng chài 5. Xác định thời điểm thu hoạch.

Bài 3:Thu hoạch tôm Thời gian: 07 giờ

a. Mục tiêu

Học xong bài học này học viên có khả năng:

- Xác định được thời gian thu hoạch tôm thích hợp và phương pháp thu hoạch tôm có hiệu quả.

- Sử dụng tốt các dụng cụ đánh bắt; thực hiện việc thu hoạch tôm đúng kỹ thuật. - Có được thao tác khéo léo, cẩn thận, nhanh nhẹn.

b. Nội dung giảng dạy

1. Chọn thời gian và phương pháp thu hoạch 2. Bơm nước

2.1. Xác định thời gian bơm 2.2. Chuẩn bị dụng cụ 2.3. Bơm nước

3. Thu hoạch tôm 3.1. Thu tôm bằng lưới 3.2. Tháo cạn toàn bộ

Bài 4:Bảo quản và vận chuyển tôm Thời gian: 15 giờ

a. Mục tiêu

Học xong bài học này học viên có khả năng:

- Hiểu nguyên lý của các phương pháp bảo quản tôm và các phương pháp vận chuyển tôm phù hợp.

- Sử dụng được và hợp lý các dụng cụ, thiết bị bảo quản và vận chuyển;

- Thực hành được các thao tác xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm bằng các phương pháp;

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, nghiêm túc, chính xác.

b. Nội dung giảng dạy

1. Xử lý tôm trước khi bảo quản 1.1. Chuẩn bị

1.2. Làm sạch tôm 1.3. Phân loại sơ bộ 2. Bảo quản tôm

2.1. Bảo quản tôm sống 2.2. Bảo quản tôm tươi 2.2.1. Gây chết tôm

2.2.2. Bảo quản lạnh tôm bằng nước đá. 2.2.3. Bảo quản tôm bằng không khí lạnh. 3. Vận chuyển tôm

3.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển 3.2. Chọn phương tiện vận chuyển.

3.3. Vận chuyển tôm

3.3.1. Vận chuyển bằng thuyền, ghe 3.3.2. Vận chuyển bằng xe thường 3.3.3. Vận chuyển bằng xe bảo ôn

Bài 5:Đánh giá kết quả nuôi Thời gian: 10 giờ

a. Mục tiêu

Học xong bài học này học viên có khả năng:

- Tính toán được tỷ lệ sống;

- Tính được lợi nhuận của quá trình nuôi. - Dự kiến được kế hoạch nuôi cho vụ sau. - Sử dụng được máy tính;

- Rèn luyện thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

b. Nội dung giảng dạy

1. Xác định tỷ lệ sống. 2. Tính toán hiệu quả nuôi. 2.1. Xác định tổng chi phí.

4

2.2. Xác định lợi nhuận.

3. Dự kiến kế hoạch nuôi tiếp theo. 3.1. Lập kế hoạch nuôi

3.2. Xác định các điều kiện cần thiết cho vụ nuôi 4. Quản lý hồ sơ nuôi.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình “Thu hoạch và bảo quản tôm Sú” trong chương trình dạy nghề trình dạy nghề dưới 3 tháng của nghề nuôi tôm sú gồm bản in và điện tử; trình dạy nghề trình dạy nghề dưới 3 tháng của nghề nuôi tôm sú gồm bản in và điện tử;

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình. hình.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Để phục vụ cho lớp học 30 người thì cần có:

01 phòng học, 01 cơ sở trại nuôi tôm sú hoặc ao hộ gia đình, 02 máy bơm, 02 bình Acquy; Chài, lưới kéo, dụng cụ chứa tôm (giỏ cần xé, thùng xốp cách nhiệt, thùng nhựa…), 04 cân loại 2kg và 10 kg; 02 bộ dụng cụ sục khí, 05 sổ ghi chép; Vật tư: Nước sạch, nước đá, chất sát trùng, tẩy rửa…;

4. Điều kiện khác

- Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang...). - Chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại…)

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề : Nuôi tôm sú (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)