CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG RẠP CHIẾU PHIM CG

Một phần của tài liệu tiểu luận môn marketing dịch vụ phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim cgv tại tphcm (Trang 36 - 42)

RẠP CHIẾU PHIM CGV

4 .1 Thuận lợi:

Tập đoàn CJ-CGV của Hàn Quốc chính thức sở hữu 92% cổ phần từ nhóm cổ đông của Envoy Media Partners, MegaStar, đây được xem là một thương vụ mua bán có lợi cho CJ – CGV khi thừa hưởng toàn bộ giá tri tài sản, vật chất mà “người tiền nhiệm” Megastar đã có công khai phá. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, khi thị trường điện ảnh gần như tàn lụi và hoạt động của rạp chiếu phim tồn tại ở dạng cầm chừng, MegaStar với 80% cổ phần, trị giá 8 triệu USD, thuộc về nhóm cổ đông của Envoy Media Partners và 20% thuộc về Tổng công ty Văn hóa Phương Nam (PNC). Trong 6 năm, MegaStar đã phát triển hệ thống rạp chiếu lên đến 7 cụm rạp và 54 phòng chiếu ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Đồng Nai. Chỉ tính riêng đầu tư phục vụ cho “cơn sốt” 3D, MegaStar đã chi đến hơn 2,5 triệu USD.

Nhờ cú hích mang tên MegaStar, thị trường phim ảnh Việt Nam cũng sôi động hơn hẳn. Mỗi năm, dù chỉ có khoảng 150 phòng chiếu đang hoạt động trên cả nước, doanh thu phòng vé cũng lên đến 25 triệu USD/năm, tăng trưởng khoảng 20%/năm. Chiếm 60% doanh thu phòng vé ở Việt Nam, MegaStar đạt doanh thu ước tính khoảng 23 triệu USD vào năm 2010.

Theo các chuyên gia thẩm định giá, tài sản của MegaStar hiện nay có trị giá 38 triệu USD và mức độ tăng trưởng có thể lên đến hơn 300%/năm. Cộng số vốn đầu tư ban đầu với số nợ hiện có, đem so với mức giá 73,6 triệu USD mà CJ-CGV đồng ý chi trả, rõ ràng đây là một thương vụ có lợi nhuận cao. Đi kèm với nền tảng vững chắc đó là kinh nghiệm xây dựng và quản lý đầy tính chuyên nghiệp của hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc, CGV có những điều kiện thuận lợi mà mọi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công chiếu này khao khát.

Với một phân khúc khách hàng đã được định hình sẵn từ trước, CGV nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của khách hàng là giới trẻ và những người có thu nhập cao, ổn

định khi tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, quảng cáo hấp dẫn nhằm tăng khả năng nhận biết của khách hàng. Ta có thể thấy mức độ cảm nhận của khách hàng thay đổi trước và sau khi CGV chính thức tiếp quản Megastar.

Biểu đồ 3.1 – Đánh giá chung của khách hàng về hệ thống rạp CGV trước và sau khi chuyển chủ sở hữu

Dựa vào biểu đồ ta thấy được việc đánh giá hệ thống rạp chiếu phim CGV đối với đa số khách hàng cho rằng không có sự thay đổi gì (48 người), nhưng một lượng khách hàng lại cho rằng hệ thống rạp CGV có nhiều dịch vụ, hấp dẫn hơn Megastar (40%). Và chỉ có 3 người cho ý kiến khác với những mục trên.

Nhìn chung sau khi thay đổi từ Megastar thành CGV thì khách hàng cho rằng hệ thống rạp mới có nhiều dịch vụ thú vị, hấp dẫn hơn, cụ thể có thể thấy ở CGV có hệ thống chiếu phim 4DX với những âm thanh và hiệu ứng sống động giúp khách hàng hưởng trọn vẹn hơn những khoảnh khắc trong phim. Bên cạnh đó là trang bị ghế tình nhân Sweetbox cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng. Qua đó cho thấy sự quan tâm chăm sóc khách hàng luôn muốn hướng khách hàng đến những cái mới thú vị hơn giúp cho khách hàng thoải mái hài lòng với những gì mình đáp ứng của CGV.

Biểu đồ 3.2 - Tương quan giữa giới tính

và đánh giá hệ thống rạp chiếu phim CGV trước và sau khi đổi tên

Cũng trong kết quả thu được về độ tương quan giữa giới tính và đánh giá hệ thống rạp CGV trước và sau khi đổi chủ sở hữu, nhóm nhận thấy khách hàng nữ có sự trung thành với thương hiệu Megastar cao hơn khách hàng nam trung bình từ 10 – 20%. Đây có thể xem là một lợi điểm mà CGV cần phát huy khi xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Các chương trình tri ân khách hàng, ưu đãi cần hướng vào đối tượng nữ giới nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên cũng có những ý kiến đóng góp thêm cho hệ thống rạp chiếu phim:

Biều đồ 3. 3 – Ý kiến khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của CGV

Qua biểu đồ ta thấy được đa số khách hàng lựa chọn việc giá vé (10) và cải thiện phòng/ khu vực chờ khá cao (8) cho thấy khách hàng khi đến xem phim tại rạp CGV thường tin tưởng vào những yếu tố dịch vụ trên. Thấp nhất là việc cải thiện chất lượng wifi, thông tin về chương trình khuyến mãi.

Khách hàng thường tin tưởng vào giá vé và phòng chờ của CGV vì hệ thống rạp phim được thiết kế và làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế. Có thế thấy khách hàng đánh giá những yếu tố đó khá cao khi đến và sử dụng dịch vụ của CGV. Nhưng bên cạnh đó việc cải thiện phòng wifi và thông tin về chương trình khuyến mãi thì lại không được khách hàng tin tương. Theo phản ánh của khách hàng thì vẫn còn nhiều rạp hệ thống wifi thường bị lỗi không kết nối được hoặc nếu được thì tốc độ cũng rất chậm, bên cạnh đó họ cũng phàn nàn về việc được biết về thông tin khuyến mãi. Chỉ khi đến trực tiếp mua vé và nghe nhân viên bán vé tư vấn thì họ mới biết.Vì vậy, để hiện tại và trong tương lai khách hàng tin tưởng và tiếp tục sử dụng dịch vụ CGV thì nhà cung cấp phải nâng cấp hệ thống wifi hơn nữa treo những poster kèm theo banner ở những nơi công cộng về các chương trình sự kiện trong thời gian sắp tới để người sử dụng dịch vụ có thể cập nhật được tin tức một cách nhanh chóng và chính xác.

Kết luận: Qua những đánh giá phân tích cho thấy khả năng đáp ứng của CGV đã thỏa mãn và làm hài lòng được khách hàng. Và theo khoảng cách thứ nhất trong năm khoảng cách chất lượng dịch vụ thì sự khác biệt giữa dịch vụ và khách hàng mong đợi và những hiểu biết của nhà quản lý về những sự mong đợi đó. Khoảng cách này có thể là những khó khăn chính trong phân phối dịch vụ mà khách hàng xem nó như là có chất lượng cao. Nhìn chung hệ thống CGV đã hiểu biết nhiều về sự mong đợi của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ. Điều này chứng minh qua điều tra thăm dò. Tuy vậy, vẫn còn sự nhận thức chưa đầy đủ về sự mong đợi đó của hệ thống. Ví dụ khách hàng đa số chỉ biết đến hệ thống rạp CGV thông qua kênh bạn bè người thân thay vì kênh thông tin trực tiếp từ hệ thống rạp. Song

các nhà quản lý lại ít nhận biết về việc đó mà không đẩy mạnh các hoạt động quảng bá truyền thông.

4 .2 Khó khăn

Đi xem phim tại rạp là một trong những hình thức giải trí đang dần trở nên quen thuộc với giới trẻ . Bên cạnh những thuận lợi thì việc kinh doanh hệ thống rạp chiếu phim còn phải đối mặt với nhiều khó khăn mà CGV cũng không phải là một ngoại lệ.

- Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay nói chung và của giới trẻ tại TPHCM nói riêng vẫn chưa cao, trong khi chi phí một lần đi xem phim lại khá cao, đặc biệt là ở hệ thống rạp CGV, như thế việc đi xem phim vẫn là một hình thức giải trí xa xỉ đối với giới trẻ hiện nay. Trong khi đó khả năng các loại hình khác có thể thay thế cho chiếu phim là rất cao như Karaoke chẳng hạn. Với hình thức này cả nhóm bạn có thể cùng vui chơi, giải trí, lại không phải chịu chi phí quá lớn khi có thể chia sẻ bớt cho nhau.

- Việc kiểm duyệt phim trước khi công chiếu của các cơ quan chức năng cũng là một trong những vấn đề cần lo lắng. Vì theo đa số ý kiến khách hàng thì việc kiểm duyệt phim hiện nay khá khắt khe và vô lý. Các bộ phim bị cắt bỏ nhiều cảnh khiến người xem cảm thấy khó hiểu, bộ phim mất đi sự hấp dẫn vốn có. Một số bộ phim bị cấm chiếu, hoặc chỉnh sửa nội dung gây bức xúc cho người xem, ảnh hưởng đến doanh thu và lòng tin của khách hàng dành cho hệ thống rạp chiếu. Mà tình trạng băng đĩa lậu thì tràn lan, nếu phải ra rạp để xem một bộ phim bị cắt xén thì khán giả thà ngồi nhà xem đĩa lậu sẽ đỡ tốn chi phí hơn. - Hoạt động quảng bá bị giới hạn cũng là một trong những khó khăn. Với quy

định hiện hành của Bộ Tài Chính, thì chi phí dành cho quảng cáo không được vượt quá 10% giá vốn, hoạt động quảng bá vì thế cũng bị hạn chế. CGV ngoài việc quảng cáo tại địa điểm, thông qua mạng internet thì không còn hình thức nào tiếp cận với khách hàng tốt hơn.

- Khó nắm bắt thị hiếu của khách hàng, các cơn sốt phim hiện nay phụ thuộc nhiều vào yếu tố may rủi, các công ty nhập phim vẫn phải chấp nhận chuyện thả con tép bắt con tôm và mong phim sẽ trở thành cơn sốt.

- Xác định giá trị cảm nhận của khách hàng trong việc thực hiện dịch vụ tích hợp khá khó khăn. Hiện nay vẫn chưa có hình thức hay hệ thống đánh giá nào cụ thể, dễ thực hiện để khách hàng có thể phản hồi lại với hệ thống quản lý rạp, trừ vài hình thức như điều tra bảng hỏi, phản ánh trên fanpage vốn còn rất manh múng.

- Quản lý đội ngũ nhân viên, huấn luyện đào tạo phong cách phục vụ và các kỹ năng chuyên môn, giao tiếp gặp khá nhiều khó khăn do phần lớn nhân viên bàn vé, soát vé là sinh viên làm việc bán thời gian nên quá trình đạo tạo phải thường xuyên và đôi khi không mang lại kết quả thích hợp.

4 .3 Giải pháp

CGV nên tiến hành từng bước áp dụng các công nghệ chiếu phim mới vào thị trường Việt Nam như công nghệ ScreenX. Rạp chiếu ScreenX có 3 màn hình với tầm nhìn 270 độ, cực kỳ phù hợp với những cảnh hùng tráng hoặc phim kinh dị, trinh thám. Đây vốn là một hình thức chiếu phim rất thu hút và được ưa chuộng tại Hàn Quốc, nếu được đầu tư phát triển tại Việt Nam chắc chắn sẽ rất thu hút khách hàng đến với CGV. CGV cũng có thể tận dụng hệ thống này để chiếu những trận cầu kinh điển – vốn là bộ môn thể thao được đông đảo người hâm mộ Việt Nam yêu thích và thường xuyên theo dõi.

Hình 3.1 – Công nghệ ScreenX

Đồng thời tiến hành thực hiện hệ thống Cultureplex để tạo ra trải nghiệm xem phim mới tại Việt Nam, kết hợp với các hình thức triển lãm, giao lưu văn hóa Hàn – Việt. Tại đây khách hàng có thể đọc sách, mua sắm, ăn uống và có nhiều trải nghiệm giải trí tích hợp hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2 – Culturplex

Xây dựng hệ thống đánh giá phản hồi của khách hàng, dễ thực hiện và đi kèm với các hiện vật đáng yêu, phần khuyến mãi để kích thích khách hàng có thói quen phản hồi thông tin lại cho hệ thống quản lý – 1 việc làm vốn dĩ không quen thuộc đối với người Việt Nam. Hình thức này sẽ tạo thói quen tốt cho khách hàng, đồng thời giúp cho hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ trở nên đơn giản và thân thiện hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn marketing dịch vụ phân tích chất lượng hệ thống rạp chiếu phim cgv tại tphcm (Trang 36 - 42)