toàn bộ tổ chức.
4.2.2. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9126 để đánh giá tính hiệu quả của phần mềm phần mềm
Phương pháp kiểm tra một sản phẩm phần mềm được thực hiện chủ yếu dựa trên các phần “Tài liệu mô tả sản phẩm”, “Tài liệu hướng dẫn sử dụng” và “Chương trình và dữ liệu”.
4.2.1.1. Yêu cầu chất lượng của các tài liệu mô tả sản phẩm Một gói phần mềm phải có một bản mô tả sản phẩm. Bản mô tả sản phẩm xác định sản phẩm. Nó là một phần của việc cung cấp tư liệu, cung cấp thông tin cho người sử dụng về các chương trình, dữ liệu và các vấn đề liên quan
Những mục đích chính của bản mô tả sản phẩm là:
- Giúp người sử dụng hoặc người mua đánh giá được tính chất phù hợp của sản phẩm.
- Làm cơ sở cho việc kiểm tra.
Việc kiểm tra chất lượng các tư liệu mô tả một sản phẩm được thực hiện dựa trên 8 tiêu chí sau đây:
* Hình thức, nội dung tài liệu mô tả sản phẩm
Bản mô tả sản phẩm phải dễ hiểu, đầy đủ và dễ tóm tắt để giúp người mua đánh giá sự thích hợp của sản phảm đối với họ trước khi mua.
* Nhận dạng và định danh sản phẩm
- Nhận dạng của bản mô tả sản phẩm: Bản mô tả sản phẩm phải theo một khuôn mẫu chuẩn duy nhất.
- Nhận dạng sản phẩm: Sự mô tả về sản phẩm phải giúp nhận ra sản phẩm (tên, phiên bản…).
- Nhà cung ứng - Nhiệm vụ công việc
- Sự tuân thủ những tư liệu về yêu cầu - Yêu cầu cấu hình hệ thống
- Kết nối được với những sản phẩm khác - Các khoản chuyển giao cho bên sử dụng. - Cài đặt
- Hỗ trợ - Bảo trì.
* Các chức năng của sản phẩm
- Những giá trị giới hạn - Sự an toàn.
* Độ tin cậy của sản phẩm
Bản mô tả về sản phẩm phải bao gồm thông tin về những cách thức đảm bảo cho hệ thống hoạt động được ở mức độ xác định.
* Tính khả dụng (giao diện, đào tạo, chuyển giao…)
Thích hợp cho việc sử dụng: - Giao diện người sử dụng
- Kiến thức mà người dùng cần phải có - Tuỳ biến theo yêu cầu của người sử dụng - Bảo vệ chống lại các xâm hại bản quyền - Hiệu quả sử dụng.
* Tính hiệu quả: (tối ưu về thời gian/ tài nguyên) * Khả năng bảo trì
* Báo cáo về tính khả chuyển
4.2.1.2. Yêu cầu chất lượng của các tài liệu hướng dẫn sử dụng Việc kiểm tra chất lượng bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng được thực hiện dựa trên 5 tiêu chí sau đây:
Tính đầy đủ : Tất cả các chức năng, giá trị bên trong phần mô tả sản phẩm, chương trình phải được mô tả một cách đầy đủ trong tư liệu người sử dụng..
Tính chính xác: Tất cả các thông tin trong tài liệu người sử dụng phải chính xác cả về các thuật ngữ và các đặc tính kỹ thuật.
Tính thống nhất: Các phần trong tài liệu hướng dẫn sử dụng không được mẫu thuẫn với chính bản thân nó. Mỗi thuật ngữ phải có cùng một nghĩa ở tất cả mọi nơi.
Tính dễ hiểu: Tư liệu cho người sử dụng phải dễ hiểu, mang tính chất phổ thông, dựa trên những gì đã được định nghĩa.
Tính tổng quan, khái quát: Tư liêu cho người sử dụng phải dễ dàng có thể khái quát để có thể hiểu được cách tổ chức của tư liêu.
4.2.1.3. Yêu cầu chất lượng liên quan đến chương trình và dữ liệu Việc kiểm tra chất lượng các tư liệu chương trình - dữ liệu được thực hiện dựa trên 8 tiêu chí sau đây:
- Chức năng - Sự tin cậy - Sự tiện lợi:
+ Tính dễ hiểu + Dễ dàng khái quát
+ Khả năng làm được - Hiệu quả
- Khả năng bảo trì - Tính an toàn - Tính khả chuyển
- Đánh giá thực tế tại đơn vị áp dụng
4.2.1.4. Tư liệu cung cấp cho việc kiểm tra
- Các phần cần phải kiểm tra trước tiên
- Các hoạt động kiểm tra: (testing activities) - Các biên bản ghi kiểm tra: (test records) - Báo cáo kiểm tra: (test report)
- Kiểm tra thêm: (follow-up test)
QUA CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHƯ TRÊN TÔI ĐƯA RA CÁC BẢNG ĐIỂU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
Cách tính hệ số chất lượng
- Mô hình chất lượng ISO 9126 là một mô hình đã được quốc tế công nhận và được áp dụng trong các tổ chức lớn trên thế giới.
- Trong giai đoạn phân tích yêu cầu, phân loại các yêu cầu theo các đặc tính và các nhân tố của mô hình ISO 9126.
- Tổng hợp và thống nhất các ý kiến thăm dò. - Hệ số chất lượng được tính bởi các công thức:
Q F T Q V S I T Q V S
Trong đó : TQVS -Tổng giá trị chất lượng phần mềm được đánh giá.
ITQVS -Tổng giá trị chất lượng phần mềm trong trường hợp lý tưởng. - Việc phân cấp phần mềm được dựa trên giá trị của hệ số chất lượng
(QF). Bảng 4.1. Bảng điều tra Đặc tính Nhân tố Xếp hạng Đặc tính Nhân tố Xếp hạng
Chức năng Phù hợp Hiệu quả Thời gian
Độ chính xác Tài nguyên
Độ tương tác Bảo trì Phân tích Độ an toàn Có thể thay đổi
Tin cậy Cẩn thận Sự ổn định
Thích ứng lỗi Có thể thử được
Khôi phục Sự tuân thủ
chuyển
Có thể học Sự cài đặt
Dễ thao tác Khả năng thay thế
Hấp dẫn Cùng tồn tại
Bảng 4.2.Các mức cho điểm từng nhân tố theo mô hình ISO 9126
Điểm Mức độ Mức độ tổng thể 3 Xuất sắc Đảm bảo 2 Tốt 1 Đạt 0 Nghèo nàn/không có Phần phân tích
Hiện nay có nhiều loại phần mềm, như:
Phần mềm hệ thống: Nó bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị (device driver), các công cụ phân tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích....
Phần mềm lập trình
Phần mềm lập trình thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khi viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Các công cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v...
Phần mềm ứng dụng: ví dụ như phần mềm quản lý. Là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình quản lý truyền thống, không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hay xử lý thông tin.
* Một số chủng loại phần mềm quản lý tiêu biểu:
Quản lý nhân sự
Quản lý thi trắc nghiệm
Quản lý tài sản
Quản lý bán hàng
Có nhiều loại phần mềm như vậy, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên trong phạm vi luận văn của mình tôi đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9126 đề phân tích, đánh giá phần mềm “ Quản lý nguồn nhân lực” được tổng cộng 1000 người đánh giá, trong đó có 900 người sử dụng, 25 nhà quản lý chất lượng và 75 người thuộc những nhóm đội đánh giá chất lượng.
* Giới thiệu phần mềm quản lý nguồn nhân lực: Đây là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực.
Một số chức năng cơ bản của phần mềm • Chức năng cập nhật hồ sơ
• Chức năng quản lý quá trình đào tạo • Chức năng quản lý quá trình lương • Chức năng quản lý quá trình làm việc • Chức năng quản lý hợp đồng lao động • Chức năng quản lý khen thưởng • Chức năng quản lý tổ chức • Chức năng tìm kiếm
• Chức năng báo cáo
• Chức năng quản lý hệ thống
Việc cho điểm các nhân tố được dựa vào sự đánh giá của từng người về sự hoạt động của phần mềm. Ví dụ mỗi người có một bảng đánh giá như sau:
Đặc tính Nhân tố Xếp
hạng Đặc tính Nhân tố
Xếp hạng
Tính năng Phù hợp 1 Hiệu quả Thời gian 3
Độ chính xác 3 Tài nguyên 2
Độ tương tác 2 Bảo trì Phân tích 3 Độ an toàn 0 Có thể thay đổi 1
Tin cậy Cẩn thận 2 Sự ổn định 0
Thích ứng lỗi 2 Có thể thử được 2
Khôi phục 3 Sự tuân thủ 2
Khả dụng Dễ hiểu 1 Khả chuyển Khả năng thích ứng 3
Có thể học 2 Sự cài đặt 3
Dễ thao tác 1 Khả năng thay thế 1
Hấp dẫn 3 Cùng tồn tại 1
Dữ liệu được hợp nhất sau khi tập hợp tất cả các phiếu điều tra giả sử như sau:
Từ đó ta có hệ số chất lượng được tính như sau:
Đánh giá phần mềm theo hệ số chất lượng
STT Hệ số chất lượng (QF) Chất lượng
1 0.00 ≤ QF ≤ 0.25 Kém
2 0.26 ≤QF ≤0.50 Đạt
3 0.51 ≤QF ≤0.75 Tốt
Như vậy với kết quả điều tra như trên thì phần mềm “ Quản lý nguồn nhân lực” được đánh giá là tốt.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ