Các đặc trưng của tiêu chuẩn ISO 9001

Một phần của tài liệu nghiên cứu, so sánh, đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng trong phát triển phần mềm (Trang 49 - 52)

Bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 của tổ chức ISO, quy định về "Quy trình đảm bảo chất lượng" trong các tổ chức phát triển phần mềm. Chứng chỉ ISO 9001 xác nhận các tổ chức, đơn vị có quy trình đảm bảo chất lượng hợp chuẩn. Một doanh nghiệp phát triển phần mềm, nếu có chứng chỉ CMM hoặc ISO 9001 đều có khả năng sản xuất ra các phần mềm tốt hơn hẳn các công ty chưa có chứng chỉ. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đây chỉ là "khả năng" chứ không phải là "chắc chắn". Vẫn có doanh nghiệp có quy trình tốt nhưng sản xuất ra sản phẩm chất lượng không cao. Điều này chứng tỏ cách tiếp cận theo chất lượng quy trình chưa phải là cách tiếp cận toàn diện mà chỉ giải quyết vấn đề ở mức căn bản.

Tiêu chuẩn ISO 9001 đưa ra các tiêu chuẩn qui định những yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp muốn được chứng nhận

phải áp dụng. Nó được xây dựng trên cơ sở vận dụng triệt để 8 nguyên tắc quản lý chất lượng sau:

3.2.3.1. Định hướng bởi khách hàng

Định hướng bới khách hàng đó là việc quản lý chất lượng phải hướng tới sự thỏa mãn các yêu cầu, mong đợi của khách hàng.

Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ lại do khách hàng thỏa mãn phải là công việc trọng tâm của hệ thống quản lý. Muốn vậy cần thấu hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nỗ lực vượt cao hơn sự mong đợi của họ.

Chính vì vậy đây là một nguyên tắc rất quan trọng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược dẫn tới khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng.

3.2.3.2. Lãnh đạo thống nhất

Việc quản lý chất lượng được đặt dưới một sự lãnh đạo thống nhất, đồng bộ về mục đích, đường lối và môi trường nội bộ trong tổ chức. Lôi cuốn mọi người tham gia trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Muốn vậy, lãnh đạo phải xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng. Để củng cố mục tiêu này cần có sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là một thành viên của tổ chức. Đồng thời lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các chiến lược và các biện pháp huy động sự tham gia của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao hiệu lực của tổ chức và đạt kết quả tốt nhất có thể được. Qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động như lập kế hoạch, xem xét đánh giá hoạt động của tổ chức, ghi nhận những kết quả đạt được của nhân viên, người lãnh đạo có vai trò củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ tổ chức.

3.2.3.3. Hợp tác triệt để

Việc quản lý chất lượng phải có sự tham gia đông đủ, tự nguyện của mọi người vì lợi ích chung của tổ chức và của bản thân mình.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một tổ chức và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ sẽ rất có ích cho tổ chức. Thành công trong cải tiến chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, nhiệt tình hăng hái trong công việc của đội ngũ nhân viên. Vì thế tổ chức cần tạo điều kiện để nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức và thực hành những kỹ năng mới. Bên cạnh đó, tổ chức cần có hệ thống khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên vào mục tiêu chất lượng của tổ chức. Những yếu tố liên

quan đến vấn đề an toàn, phúc lợi xã hội của nhân viên cần phải gắn với mục tiêu cải tiến liên tục và các hoạt động của tổ chức.

3.2.3.4. Hoạt động theo quá trình

Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận theo quá trình. Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan đều được quản lý theo quá trình. Quá trình là tập hợp những hoạt động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành đầu ra. Để cho quá trình có ý nghĩa, giá trị của đầu ra phải lớn hơn đầu vào, là quá trình làm gia tăng giá trị. Quản lý các hoạt động của một tổ chức thực chất là quản lý các quá trình và mối quan hệ giữa chúng. Quản lý tốt hệ thống các quá trình cùng với sự bảo đảm đầu vào nhận được từ người cung ứng bên ngoài, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để cung cấp cho khách hàng.

3.2.3.5. Hệ thống

Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận một cách hệ thống. Không thể giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hài hòa các yếu tố này. Phương pháp hệ thống trong quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Vì thế, việc nhận biết, thấu hiểu và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

3.2.3.6. Cải tiến liên tục

Việc quản lý chất lượng phải được thường xuyên cải tiến. Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi tổ chức vì muốn có được mức độ chất lượng cao nhất, tổ chức phải liên tục cải tiến công việc của mình. Sự cải tiến có thể được thực hiện theo từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt. Cách thức cải tiến cần phải bám chắc vào công việc của tổ chức.

3.2.3.7. Dựa trên dữ liệu

Các quyết định phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các thông tin và số liệu thực tế. Mọi quyết định của hệ thống quản lý muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Việc xem xét đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của tổ chức, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và kết quả của các quá trình đó

3.2.3.8. Hợp tác bên trong và bên ngoài

Việc quản lý chất lượng phải được tiến hành trên các quan hệ hợp tác chặt chẽ bên trong và bên ngoài. Tổ chức cần xây dựng những mối quan hệ

hợp tác chặt chẽ trong nội bộ và với bên ngoài để đạt được hiệu quả cao trong công việc.

Những mối quan hệ này sẽ giúp tổ chức nâng cao khả năng hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, so sánh, đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng trong phát triển phần mềm (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)