MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán trở về tại việt nam (Trang 25 - 28)

3. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

3.3. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ

Cuộc đánh giá về các mô hình hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập này được thực hiện để giúp chính phủ Việt Nam, IOM và các bên liên quan khác nhận biết về những nỗ lực thành công cũng như những thách thức trong việc thực hiện công tác bảo vệ nạn nhân theo Chương trình Hành động Quốc gia phòng, chống mua bán người thông qua việc xem xét những mô hình hồi hương vệ và tái hòa nhập đã được Chính phủ Việt Nam hợp tác với IOM thực hiện.

Cuộc đánh giá này đã xác định những kết quả đạt được, xem xét cách giải quyết các thách thức, và ghi lại những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình, nâng cao năng lực và vận động chính sách trong tương lai. Những phát hiện và khuyến nghị từ đợt đánh giá này sẽ là nguồn lực về mặt kiến thức để hỗ trợ các hoạt động hiện nay, và cũng có thể sử dụng để định hướng chiến lược cho việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như công tác vận động các cơ quan chức năng tuyến tỉnh và trung ương.

Mục tiêu chính của đợt đánh giá này là xác định khả năng các dịch vụ tạo ra mô hình khả thi để đáp ứng nhu cầu của nạn nhân bị mua bán, cụ thể là:

• Xác định xem hai mô hình này có phải là phương pháp tiếp cận phù hợp để hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập không, và cần có những điều kiện gì để mỗi mô hình có hiệu quả;

• Xác định các cơ hội cải thiện và hoàn chỉnh mô hình;

• Đánh giá mức độ vận dụng các nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền, lấy nạn nhân làm trung tâm; • Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu nạn nhân của các dịch vụ đang được cung cấp, kể cả những hạn chế

trong hệ thống giới thiệu chuyển tiếp hiện nay;

• Đánh giá sự đóng góp của các mô hình vào việc phát triển chính sách;

• Đánh giá khả năng mở rộng mô hình để có thể hỗ trợ cả cho những nhóm nạn nhân bị mua bán không nằm trong mô hình hiện nay;

• Xem xét những tác động ngoài dự kiến (nếu có).

Khung đánh giá đã được xây dựng trên cơ sở Bản yêu cầu công việc của IOM nhằm xác định các khía cạnh cần phân tích trong đợt đánh giá, bao gồm:

• Tình phù hợp của các dịch vụ và hoạt động bảo vệ nạn nhân

ͳ Các hoạt động và chiến lược của mô hình có dựa trên cơ sở bằng chứng thực tế không? Tiến trình nào đã được sử dụng để thiết kế mô hình nhằm đảm bảo các hoạt động và dịch vụ dự án đưa ra là xây dựng trên cơ sở đúc kết các bài học kinh nghiệm và những trải nghiệm thành công? ͳ Các hoạt động có được thiết kế phù hợp với những kinh nghiệm thành công trên thế giới về bảo

vệ nạn nhân không?

ͳ Các vấn đề và nhu cầu, cũng như nguyên nhân của chúng, có được xác định rõ ràng khi xây dựng và thiết kế hoạt động không?

ͳ Các hoạt động có tính đến đặc điểm riêng và các nhu cầu cụ thể của phụ nữ và nam giới không? ͳ Các hoạt động có đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm đối tượng mục tiêu không?

ͳ Chương trình có đưa ra các giả định về nhu cầu của nạn nhân không? Những giả định đó chính xác đến mức nào?

• Hiệu quả

ͳ Dự án đã tạo ra tác động gì đối với các bên liên quan trong dự án? ͳ Dự án đã tạo ra tác động gì cho nhóm hưởng lợi?

ͳ Dự án có tác động gì tới gia đình và cộng đồng của người hưởng lợi?

ͳ Các hoạt động có tạo ra kết quả ngoài dự kiến nào không? Bao gồm cả tác động tới những nhóm không thuộc đối tượng hưởng lợi của dự án?

ͳ Các hoạt động có góp phần đạt được các kết quả dự kiến không? Cụ thể, các hoạt động có giúp tăng cường sự điều phối giữa các ban ngành, hợp tác giữa các tổ chức, cải thiện chất lượng quản lý ca và giới thiệu chuyển tiếp, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ, xây dựng những chính sách mang tính thực tiễn và hiệu quả hơn cho các dịch vụ hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập, và các kết quả khác?

ͳ Những yếu tố nào góp phần giúp đạt mục tiêu? Khiến mục tiêu chậm đạt được so với kế hoạch? ͳ Các hoạt động có đạt chất lượng dự kiến không?

ͳ Hiệu quả các hoạt động có sự khác biệt như thế nào khi so sánh theo giới, dân tộc, và nơi sinh sống của nhóm đối tượng mục tiêu?

• Tính bền vững

ͳ Có đủ điều kiện để các hoạt động tiếp tục khi hết hỗ trợ từ bên ngoài không? (điều kiện về tài chính, thể chế, pháp lý, kỹ thuật và quản lý nhà nước)?

ͳ Có cơ chế nào đảm bảo việc theo dõi nạn nhân về lâu dài? Một số trường hợp cụ thể đã tái hòa nhập thành công? Có vấn đề kỳ thị hay bị mua bán trở lại xảy ra không?

ͳ Tầm nhìn chiến lược và hành động của các bên đối tác nhất quán hay có sự khác biệt ở mức độ nào (liên quan đến các hoạt động hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập của dự án) và vị trí của họ trong hệ thống hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập ở Việt Nam?

ͳ Các hoạt động có góp phần vào việc xây dựng các chính sách bảo vệ nạn nhân bị mua bán không, kể cả ở cấp địa phương hay cấp quốc gia?

ͳ Các bài học kinh nghiệm chính từ hoạt động hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập, gồm cả bài học thành công, các rủi ro và thách thức?

ͳ Những khuyến nghị chính giúp thiết kế và thực hiện các hoạt động hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập lấy nạn nhân làm trung tâm và đảm bảo quan điểm giới.

Các phương pháp sử dụng trong đợt đánh giá này:

1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp và rà soát chương trình – Việc rà soát các mô hình hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập được thực hiện qua các buổi làm việc với cán bộ IOM và qua các tài liệu và báo cáo dự án. 2. Phỏng vấn các bên liên quan – Thực hiện phỏng vấn với các bộ ngành, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ,

nhằm đánh giá các mô hình hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập trong môi trường và bối cảnh theo góc nhìn của các bên.

3. Thu thập thông tin và đánh giá định tính có sự tham gia – Để đảm bảo có đủ thông tin cần thiết về tác động, tính phù hợp, và khả năng bền vững của các mô hình, nhóm tư vấn đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin và đánh giá định tính sau:

Đi thực địa, tới thăm:

ͳ Các trung tâm tiếp nhận ͳ Các buổi họp mặt nhóm tự lực ͳ Nhà tạm lánh

ͳ Dịch vụ chuyển tiếp

Các phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm, các bài tập có sự tham gia đã được sử dụng để tối đa hóa lượng thông tin thu được từ nạn nhân, gia đình và cộng đồng, và các bên hữu quan như người cung cấp dịch vụ. Nhóm đánh giá đã thông qua những cán bộ chủ chốt tại các điểm thực hiện dự án khác nhau để tiếp cận với những người cung cấp thông tin cho đợt đánh giá.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán trở về tại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)