Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên (Trang 42 - 78)

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Các số liệu, tƣ liệu chủ yếu đƣợc thu thập tại: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thái Nguyên, phòng Quản lý Môi trƣờng thành phố Thái Nguyên, Sở NN&PTNT…

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu từ trang trại chăn nuôi

- Phƣơng pháp phỏng vấn chủ trang trại: Điều tra trực tiếp ý kiến ngƣời dân về tình hình ô nhiễm môi trƣờng tại các trang trại.

- Phƣơng pháp xác định lƣợng phân và nƣớc thải chuồng: điều tra phỏng vấn trực tiếp ngƣời nuôi và căn cứ vào lƣợng thức ăn có thể ƣớc tính đƣợc số lƣợng phân gia súc, gia cầm thải ra.

- Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc thải để kiểm tra chất lƣợng:

+ Khảo sát thực tế các quy trình xử lý nƣớc thải của các trang trại chăn nuôi lợn thuộc TP. Thái Nguyên.

+ Quan trắc, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu.

+ Dụng cụ lấy mẫu: Dùng chai đựng mẫu bằng thủy tinh hoặc polyme. Chai có nút đậy, đƣợc rửa sạch và dùng nƣớc cất để tráng. Găng tay, phích đá,...

+ Thời gian lấy mẫu: trƣớc và sau khi thả bèo tây 10 - 20 - 30 ngày.

+ Các chỉ tiêu theo dõi: pH, N tổng số, P tổng số, COD, DO, BOD5, Pb, Cd, As. + Phƣơng pháp lấy mẫu: Tại ao chứa nƣớc thải, cửa xả của hệ thống Biogas, cửa xả của bể lắng.

Tiến hành lấy mẫu phân tích: Lấyvào lúc sáng sớm, loại bỏ rác và những vật dụng khác, nƣớc thải đƣợc lấy vào đầy chai 0.5 lít không để không khí chui vào chai. Nƣớc thải thí nghiệm: Lấy mẫu nƣớc dùng đem phân tích, mỗi mẫu đƣợc đổ vào trong thùng xốp rồi thả bèo tây để xử lý. Sau 10, 20, 30 ngày nuôi bèo tiến hành lấy mẫu phân tích.

+ Phƣơng pháp bảo quản mẫu: Mẫu đƣợc đựng trong chai nhựa và đƣợc xử lý sơ bộ. Sau đó đem đến phòng phân tích.

+ Phƣơng pháp phân tích:

Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu hoá học trong nƣớc thải Các chỉ tiêu phân tích Phƣơng pháp phân tích

BOD Máy đo BOD Velp của Ý COD Máy đo COD Vario của Đức

Tổng P Đo trên máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS Tổng N Đo bằng phƣơng pháp Kjeldal trên máy Gerhard Pb Đo trên máy cực phổ METROHM 797

Cd Đo trên máy cực phổ METROHM 797 As Đo trên máy cực phổ METROHM 797

2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Tiến hành phân tích nƣớc thải tại 1 trang trại chăn nuôi lợn mà chúng tôi tiến hành điều tra.

- Các thí nghiệm: Nƣớc thải đƣợc đƣa vào hộp xốp có kích thƣớc 60cm x 50cm x 50cm để nuôi trồng Bèo tây. Thùng xốp đƣợc đặt trong nhà có mái lợp nhựa trắng để tránh mƣa và cho ánh nắng đi qua đƣợc.

- Thí nghiệm:

Tiến hành trên các loại nƣớc thải:

+ Nƣớc thải chăn nuôi không qua bể Biogas + Nƣớc thải chăn nuôi qua bể Biogas

+ Nƣớc thải chăn nuôi đƣợc trữ trong bể lắng

- Tiến hành kiểm tra các thông số chất lƣợng nƣớc thải trƣớc và sau khi thả bèo 10 - 20 - 30 ngày.

- Số lần lặp thí nghiệm: 3 hộp nuôi trồng Bèo tây/loại nƣớc thải.

2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độ xử lý nước thải chăn nuôi của cây Bèo tây

Số liệu phân tích đƣợc so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn Việt Nam: QCVN 01-79:2011/BNN – PTNT trình tự thủ tục kiểm tra chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.

2.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Các kết quả thu đƣợc thống kê thành bảng, biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel. Tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

TP. Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Với vị trí là cửa ngõ đi các tỉnh phía Bắc nhƣ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục - đào tạo lớn trong cả nƣớc

Tổng diện tích tự nhiên là: 177,07 km2. Tiếp giáp với địa phƣơng nhƣ sau: + Phía Đông giáp huyện Phú Bình.

+ Phía Tây giáp huyện Đại Từ.

+ Phía Nam giáp huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công. + Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ.

* Địa hình

TP. Thái Nguyên nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, xung quanh đƣợc bao bọc bởi hai con sông là sông Cầu và sông Công nên có địa hình tƣơng đối bằng phẳng so với các vùng xung quanh. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất, dáng dấp, diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo. Độ dốc từ 8o

- 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o, gồm 3 nhóm hình thái địa hình sau: Địa hình đồng bằng, địa hình gò đồi và địa hình núi thấp. Nhƣ vậy so với các huyện, thị xã trong tỉnh cũng nhƣ trong vùng thì địa hình TP. Thái Nguyên ít phức tạp hơn. Đây là một lợi thế của thành phố.

* Khí hậu

TP. Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đƣợc chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Khí hậu của thành phố mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc nƣớc ta.

- Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình năm : 23,60C.

Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất : 170C (tháng 2). - Lƣợng mƣa

Lƣợng mƣa trên toàn khu vực đƣợc phân bổ theo 2 mùa: mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 → tháng 10; mùa khô từ tháng 11 → tháng 4 năm sau.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm : 1500 - 2000 mm. Lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất : 489 mm (tháng 8). Lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ nhất : 22 mm (tháng 12).

* Thủy lợi: Thành phố có 40 km sông, cụ thể:

- Sông Cầu bắt nguồn từ Bắc Cạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lƣu dài 25 km. - Sông Công chảy qua địa phận thành phố 15 km, đƣợc bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá).

- Ngoài ra thành phố có hệ thống kênh mƣơng Hồ Núi Cốc dài 17 km có tác dụng vừa cung cấp nƣớc cho thành phố vừa tiêu nƣớc đổ vào sông Công. Đặc biệt trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc dung tích 200 triệu m3 nƣớc. Hồ có khả năng trữ nƣớc vào mùa mƣa lũ, điều tiết nƣớc cho đất canh tác, nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nƣớc sạch trong thành phố.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Năm 2011, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do giá cả, nguyên – nhiên - vật liệu biến động bất thƣờng, thị trƣờng tiêu thụ một số sản phẩm gặp khó khăn, … Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn tăng so với năm 2009 và 2010.

* Sản xuất nông, lâm nghiệp

Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển các mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại, gia trại bởi tiềm năng đất đai dồi dào (đặc biệt là đồi núi), ngƣời lao động cần cù, sáng tạo... Chính vì vậy, những năm qua, trên địa bàn đã xuất hiện hàng trăm trang trại làm ăn hiệu quả.

Theo thống kê, tỉnh Thái Nguyên có 270 trang trại đạt tiêu chuẩn, đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy chứng nhận; ngoài ra còn hàng nghìn

gia trại đang làm ăn hiệu quả, với mức thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/trang trại/năm. Đáng chú ý là quy mô của các trang trại, gia trại ngày càng đƣợc mở rộng, nhất là mô hình VAC tổng hợp, nuôi con đặc sản, nuôi ong lấy mật kết hợp trồng cây ăn quả, trồng hoa – cây cảnh... (Sở NN& PTNT Thái Nguyên, 2012).

- Chăn nuôi

Năm 2011 là năm tình hình chăn nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do xuất hiện dịch tai xanh trên đàn lợn và dịch cúm trên đàn gia cầm. Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm thành phố đã chỉ đạo tổ chức tiêm phòng chống dịch bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật, đã chỉ đạo các ngành chức năng xử lý dập dịch kịp thời, không để lây lan.

Tuy nhiên qua khảo sát 35 trang trại thấy, năm 2011 là năm các sản phẩm của kinh tế trang trại có đầu ra thuận lợi, tổng doanh thu của các trang trại đạt 123 tỷ đồng, bình quân một trang trại thu 2,4 tỷ đồng, trừ chi phí, mỗi trang trại lãi trên 600 triệu đồng. Ngoài ra, kinh tế trang trại đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động...[24]

- Trồng trọt

Năm 2011 sản xuất nông lâm nghiệp chịu nhiều tác động nhƣ: Giá cả vật tƣ, phân bón tăng cao, dịch bệnh hại cây trồng diễn biến phức tạp, đặc biệt dịch rầy nâu hại lúa xảy ra tại 28 xã, phƣờng trên địa bàn, diện tích nhiễm bệnh 1.200ha... Thành phố đã tích cực chỉ đạo các địa phƣơng cùng các phòng, ban chuyên môn xây dựng kế hoạch chống dịch hại cho cây trồng, thực hiện chính sách trợ giá, giống cây trồng, hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

* Thƣơng mại - Dịch vụ

Năm 2011 thế mạnh về dịch vụ thƣơng mại đƣợc khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các ngành dịch vụ nhƣ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, bƣu chính viễn thông, hệ thống các cửa hàng tự chọn, siêu thị tổng hợp, các trung tâm mua bán… đƣợc quan tâm tạo điều kiện phát triển ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Lƣu lƣợng hàng hoá bán ra trên thị trƣờng diễn ra ổn định, nhu

cầu mua sắm, tiêu dùng của xã hội tăng so với năm trƣớc, hàng hoá phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lƣợng hàng hoá về cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

* Tình hình dân số và lao động

Hiện nay, thành phố có 28 đơn vị hành chính (gồm 18 phƣờng, 10 xã) với mật độ dân số đông, đây là một trong những thị trƣờng quan trọng để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩm chăn nuôi.

* Giáo dục và đào tạo

TP. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 trong cả nƣớc, sau thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố trong những năm vừa qua có những chuyển biến đáng khích lệ, chất lƣợng dạy và học từng bƣớc đƣợc nâng cao ở mỗi cấp học, ngành học; đội ngũ giáo viên đƣợc tăng cƣờng cả về chất lƣợng và số lƣợng.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần 30 trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành giáo dục, nông nghiệp, y tế, kinh tế và công nghiệp. Trong đó chủ lực là Đại học Thái Nguyên, với 19 đơn vị thành viên, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo từ dạy nghề đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi đào tạo nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học - kỹ thuật đƣợc thành lập, hoạt động ổn định, ngày càng phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh.

* Y tế

Thành phố còn là trung tâm y tế với 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của trung ƣơng và địa phƣơng, có trên 3.000 giƣờng bệnh với hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám, chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng.

Ngoài ra còn có 5 trung tâm trực thuộc sở y tế làm công tác dự phòng và chỉ đạo chuyên môn. Với vai trò là trung tâm y tế vùng, các bệnh viện đã triển khai, đầu tƣ hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại về hồi sức cấp cứu,

ngoại sản, truyền máu, xét nghiệm và các kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, siêu âm xuyên sọ, điều trị bằng laze ... nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn ở Hà Nội.

3.1.2.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

- TP. Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lƣới đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lƣu Xá - Kép, đây là tuyến đƣờng vận chuyển hàng hóa quan trọng trong vùng.

- TP. Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng.

- Hệ thống đƣờng giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm thành phố với các huyện và thị xã trong tỉnh.

Đó chính là những lợi thế để TP. Thái Nguyên đẩy mạnh giao lƣu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội, các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nƣớc. Do ở vị trí tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đƣờng giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, TP. Thái Nguyên trở thành nơi trao đổi các nguồn hàng.

* Về đƣờng thủy

Tuyến giao thông đƣờng thủy quan trọng nhất của thành phố là tuyến sông Cầu, chảy dọc về phía Đông, đoạn qua thành phố dài 15 km, chủ yếu chuyên chở lâm - thổ sản, vật liệu xây dựng.

* Về đƣờng bộ: Gồm 4 tuyến đƣờng gắn kết trực tiếp với hệ thống giao thông của thành phố.

+ Quốc lộ 3: Chạy dọc tỉnh và TP. Thái Nguyên, phía Bắc đi Bắc Cạn, Cao Bằng và phía Nam đi Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài.

+ Quốc lộ 1B: Nối Thái Nguyên với Lạng Sơn. + Quốc lộ 19: Nối Thái Nguyên với Bắc Giang.

+ Quốc lộ 13A: Nối Thái Nguyên với Tuyên Quang.

Thành phố hiện có 1 bến xe tổng hợp trên đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, quy mô 1,5 ha.

Giao thông nội thị: Tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng là 60 km, trong đó có 53,14 km đƣờng nhựa; 4,82km đƣờng đá; đƣờng cấp phối là 2,04 km; việc đi lại trên thành phố chƣa thực sự thuận lợi.

Thành phố đã tập trung các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lƣới đô thị và điểm dân cƣ tập trung theo hƣớng hiện đại. Đặc biệt là các khu đô thị mới 2 bên bờ sông Cầu, sẽ là điểm nhấn để phát triển thành phố bên bờ sông.

Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng đƣợc chú ý đầu tƣ, nâng cấp cải tạo thêm điều kiện sống cho nhân dân. Tất cả các tuyến đƣờng nội thành đã đƣợc nhựa hóa, xây dựng đồng bộ với cống thoát nƣớc và hệ thống chiếu sáng. Hệ thống hạ tầng đô thị đã và đang đƣợc hoàn thiện nhanh chóng, với trên 100km điện chiếu sáng, đảm bảo 100% các đƣờng phố chính đƣợc chiếu sáng và trên 30km điện chiếu sáng ở đƣờng các khu dân cƣ, cùng với hệ thống điện trang trí nhiều sắc màu, làm cho thành phố rực rỡ hơn về đêm. Lƣới điện đƣợc cải tạo và nâng cấp, hệ thống

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên (Trang 42 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)