Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên (Trang 25 - 31)

Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong hoạt động chăn nuôi chủ yếu đƣợc gây ra do nƣớc thải trong khi rửa chuồng, nƣớc tiểu lợn. Ô nhiễm chất thải rắn là do phân, thức ăn thừa của lợn vƣơng vãi ra nền chuồng mà không đƣợc thu gom kịp thời. Các chất này đều là những chất dễ phân hủy sinh học: Carbonhydrate, protein, chất béo dẫn đến các vi sinh vật phân hủy làm phát tán mùi hôi thối ra môi trƣờng. Đây là các chất gây ô nhiễm nặng nhất và thƣờng thấy nhất trong các trang trại chăn nuôi tập trung [14].

Mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc từ hoạt động chăn nuôi là nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lƣợng thải ngoài môi trƣờng là bao nhiêu và phụ thuộc vào việc xử lý hay không xử lý lƣợng nƣớc thải trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng.

Tính đến 01/10/2006, theo báo cáo của 60/64 tỉnh, thành có tổng số 16.012 trang trại (TT), trong đó miền Bắc có 6.101 TT, miền Nam có 9.911 TT (theo tiêu chí của Thông tƣ liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26/3/2000 của Liên Bộ Nông nghiệp – Tổng cục Thống kê) [23].

Bảng 1.6. Số trang trại phân theo địa phƣơng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Cả nƣớc 114.362 113.699 116.222 120.699 135.437 Đồng bằng Sông Hồng 10.960 15.222 16.085 17.318 20.581 Trung du và miền núi phía Bắc 4.545 3.850 3.835 4.423 4.680 Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung 16.788 17.378 18.015 18.202 20.420 Tây Nguyên 9.623 8.730 9.240 9.481 8.835 Đông Nam Bộ 15.864 14.077 14.024 13.792 15.174 Đồng bằng Sông Cửu Long 56.582 54.442 55.023 57.483 65.747

Chăn nuôi trang trại tập trung phát triển chủ yếu là trang trại chăn nuôi lợn và bò. Hai loại hình này chiếm 42,5% và 35,9% trong tổng số trang trại. Chăn nuôi gia súc khác nhƣ trâu, dê, ... chỉ chiếm 6,2%. Chăn nuôi gia cầm chiếm 15,4%. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm phần lớn là các giống công nghiệp cao sản, đầu tƣ tập trung, thâm canh. Trang trại chăn nuôi gia cầm có thể bị giảm sút do ảnh hƣởng của 3 năm bị dịch cúm gia cầm. Các giống gia súc lớn nhƣ bò, trâu, dê, cừu thích ứng với điều kiện chăn thả tận dụng thức ăn tự nhiên thích hợp với các vùng trung du, miền núi và chủ yếu là chăn nuôi thả đàn, số trang trại tập trung không nhiều [23].

Theo tổ chức FAO: Động vật nuôi thải ra 9% lƣợng khí CO2 toàn cầu, 37% lƣợng khí Methane (CH4). Điều này có nghĩa là chăn nuôi gia súc đã đƣợc khẳng định là một tác nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính. Chăn nuôi gia súc còn đóng góp tới 64% khí Amoniac (NH3) – thủ phạm của những trận mƣa axit. Ngoài ra, nhu cầu thức ăn, nƣớc uống, tập tính bầy đàn, nhu cầu bãi chăn thả... của gia súc cũng đang đƣợc coi là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa đất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nƣớc và mất cân bằng hệ sinh thái.

Nguyên nhân đƣợc FAO nhận định là do nhu cầu thịt và sữa của con ngƣời đang ngày một tăng cao và đa dạng trong khi việc quy hoạch chăn nuôi lại tùy tiện, việc xử lý chất thải chăn nuôi không đồng bộ và yếu kém. Tại Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra đang ngày một ở mức báo động. Xã Trực Thái (Nam Định) có 91,13% hộ nuôi. Mức khí độc NH3, H2S ở chuồng nuôi cao hơn mức cho phép 4,7 lần, mức nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi trung bình là 18.675 vi sinh vật (cao hơn tiêu chuẩn của Nga 12 lần), nƣớc thải nhiễm E.Coli và 25% số mẫu nhiễm trứng giun với mật độ 4.025 trứng/500ml nƣớc thải. Hàm lƣợng COD là 3.916 mg/l trong khi TCVN quy định mức COD trong chất thải chỉ đƣợc phép từ 100 – 400 mg/l.

Ô nhiễm do chăn nuôi và đặc biệt là chăn nuôi lợn thì không chỉ làm hôi tanh không khí mà còn ảnh hƣởng nặng nề tới nguồn nƣớc và tài nguyên đất. Dịch bệnh chƣa khống chế, chăn thả tràn lan, chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu nhƣ không có công nghệ chế biến chất thải là các nguyên nhân làm chăn nuôi là ngành gây ô nhiễm môi trƣờng lớn ở nƣớc ta [11].

Ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, giết mổ, chôn lấp, tiêu hủy gia súc không đúng kỹ thuật. Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lƣợng lớn chất thải không đƣợc xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nƣớc, kênh mƣơng trong vùng làm nhiều hộ dân không có nƣớc sinh hoạt, tỷ lệ ngƣời dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa và ghẻ lở cao.

Hà Nội hiện có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nƣớc với 17,9 triệu con gia cẩm, 1,52 triệu con lợn và hơn 200.000 con trâu, bò. Tính trung bình mỗi năm lĩnh vực chăn nuôi của Hà Nội thải ra môi trƣờng gần 2,2 triệu tấn chất thải các loại. Do chăn nuôi còn mang nặng tính tự phát, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cƣ chiếm tới trên 60% và thiếu sự quan tâm xử lý chất thải chăn nuôi đúng mức nên chỉ một phần nhỏ số đó đƣợc ủ làm phân bón cho cây trồng, còn lại thải trực tiếp ra kênh mƣơng, ao hồ và hệ thống cống rãnh thoát nƣớc trong khu dân cƣ, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con ngƣời [12].

- Chăn nuôi hộ ở Hà Nam vốn đƣợc coi là mũi nhọn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ từ nguồn chất thải, nƣớc thải do chăn nuôi đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời dân.

Tuy xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng là xã đa nghề, đất chật, ngƣời đông nhƣng nghề chăn nuôi lợn vẫn đƣợc ngƣời dân duy trì, phát triển. Với tổng đàn lợn hơn bảy nghìn con, nhƣng cả xã chỉ có một khu chăn nuôi tập trung (gồm 20 hộ) còn lại là trong nông hộ và nguồn chất thải chủ yếu đƣợc thải thẳng ra các cống, rãnh thoát nƣớc trong khu dân cƣ. Cũng nhƣ Đồng Hóa, thôn I, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục có 200 hộ gia đình thì có đến 90% hộ chăn nuôi lợn, với tổng đàn lợn khoảng năm nghìn con, trong đó có nhiều hộ có quy mô nuôi tới hàng trăm đầu lợn thịt/lứa. Song nguồn chất thải chủ yếu vẫn đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng tự nhiên. Thực tế, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng từ chất thải trong chăn nuôi, nhất là nuôi lợn ở các làng quê đã trở nên bức xúc và đƣợc chính quyền, nhân dân các địa phƣơng quan tâm tìm hƣớng giải quyết. Theo số liệu thống kê từ Chi cục chăn nuôi

tỉnh Hà Nam, tổng đàn lợn của tỉnh có 40 nghìn con, tập trung ở trên 20 nghìn hộ gia đình, trong đó có đến 94% số lợn đƣợc nuôi trong nông hộ, 6% đƣợc nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung. Cùng với đó, đàn gia cầm của tỉnh cũng đang duy trì khoảng 3,3 triệu con ... Từ số lƣợng gia súc, gia cầm này, mỗi năm thải ra hàng nghìn tấn chất thải rắn và hàng triệu m3 chất thải lỏng (gồm cả lƣợng nƣớc rửa chuồng trại). Hầu hết lƣợng nƣớc thải rất lớn này không đƣợc xử lý mà xả thẳng ra môi trƣờng tự nhiên. Ngoài 30 khu chăn nuôi tập trung đƣợc bố trí xa khu dân cƣ, còn lại phần lớn chuồng trại chăn nuôi vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cƣ. Thực tế là các hộ chăn nuôi đều đƣa chuồng trại ra một khu tách biệt so với nhà ở của gia đình, nhƣng lại sát với hộ liền kề. Vì thế, ở những nơi chăn nuôi phát triển nhƣ xã Nhật Tân huyện Kim Bảng, xã Ngọc Lũ, An Ninh huyện Bình Lục, xã Nhân Chính huyện Lý Nhân ... gần nhƣ toàn bộ hệ thống cống, rãnh, ao, hồ đều chuyển màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, đe dọa hàng ngày đến sức khỏe của ngƣời dân [20].

- Tại Đồng Nai, theo ƣớc tính của ngành môi trƣờng, mỗi ngày có khoảng 5 tấn phân lợn, phân gà và 12.000 m3

nƣớc thải chăn nuôi trên địa bàn thành phố Biên Hoà đƣợc thải trực tiếp ra sông Đồng Nai. Các trại không có hệ thống xử lý nƣớc thải và tất cả đều đƣợc đổ ra dòng suối Săn Máu đã và đang dần giết chết dòng sông này, những bao phân tƣơi đƣợc đặt ngay trên đƣờng đi, khiến cho môi trƣờng không chỉ trong các khu chăn nuôi bị ô nhiễm nặng nề, mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời dân vùng lân cận. Theo số liệu thống kê Biên Hoà hiện có khoảng 140.000 đầu lợn và 1 triệu con gia cầm đƣợc nuôi trong hơn 8000 hộ chăn nuôi quy mô lớn ở Tân Hoà, Tân Biên, Tân Phong nhƣng trong đó chỉ có khoảng 15% số hộ sử dụng hầm Biogas để tận dụng chất thải làm nguồn năng lƣợng chất đốt, còn lại đều thải ra môi trƣờng xung quanh [18].

- Tại TP. Hồ Chí Minh theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) [18], chất thải từ hệ thống chăn nuôi tập trung đang ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. Cụ thể, với chất thải rắn, tổng lƣợng phân tƣơi lƣu trữ là 26%, sử dụng làm hầm Biogas 21%, thải ra đất và nguồn nƣớc 19%, ủ 10%...còn đối với chất thải lỏng, có tới 60% đƣợc thải trực tiếp ra đất hoặc nguồn nƣớc, 12% là chất trực tiếp vào ao

cá, trong khi đó chất thải chăn nuôi sử dụng làm phân bón cây trồng đang có chiều hƣớng giảm. Do vậy, một nghiên cứu mới đây cho thấy, chất thải chăn nuôi có mức BOD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 500mg/l, có chứa số lƣợng vi khuẩn E.coli và trứng ký sinh trùng ở mức cao không thể chấp nhận đƣợc, lƣợng vi khuẩn tăng nhanh trong nƣớc ngầm.

Hiện nay Việt Nam đang đứng trƣớc một thực trạng đó là ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động chăn nuôi từ các trang trại tập trung gây ra. Chủ yếu là chất thải trong chăn nuôi lợn bao gồm phân, nƣớc tiểu, chất độn chuồng, thức ăn rơi vãi và nƣớc làm vệ sinh chuồng trại [18].

Nhìn chung, việc quản lý chất thải chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu sử dụng chất thải chăn nuôi lợn trong nông nghiệp còn rất thấp. Vì vậy cần có nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề quản lý và khắc phục sự ô nhiễm môi trƣờng do một lƣợng chất thải chăn nuôi gây ra.

1.4.3.1. Đối với chất thải rắn

Công tác quản lý trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế do phân lợn không giống phân bò hay gia cầm khác. Phân lợn ƣớt và hôi thối nên khó thu gom và vận chuyển, phân lợn là phân “nóng” khó sử dụng, hiệu quả không cao và có thể làm chết hoặc mất năng suất cây trồng (sầu riêng mất mùi, nhãn không ngọt...). Trong thực tế, chất thải rắn chăn nuôi chủ yếu đƣợc xử lý bằng ủ nóng và hầm Biogas. Sau khi xử lý, phân đƣợc đem sử dụng hoặc đƣợc buôn bán có thể trực tiếp hoặc qua các chợ. Khoảng 40 – 70% chất thải rắn đƣợc ủ, đóng gói bán làm phân bón tùy từng vùng. Khoảng 30 – 60% (tùy vùng) chất thải rắn còn lại thƣờng đƣợc xử trực tiếp ra ao nuôi cá, ra môi trƣờng kênh, rạch, mƣơng, đất... ) hoặc ủ cùng nƣớc thải trong hầm Biogas. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà xử lý phân hoàn chỉnh. Các chất thải rắn khác ngoài phân (một số dụng cụ chăn nuôi, vật tƣ thú y,... ) hầu nhƣ chƣa đƣợc xử lý trƣớc khi thải vào môi trƣờng [10].

Theo điều tra tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận [1] chỉ có 6% số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tƣợng sử dụng để nuôi cá và làm phân bón, khoảng 29% số hộ

chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng phân lợn để nuôi cá. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trƣờng của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung ở Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dƣơng, Đồng Nai cho thấy: Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chƣa tiến hành xử lý chất thải rắn trƣớc khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải đƣợc thu gom và đóng bao tải để bán cho ngƣời tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Các bao tải này đƣợc tái sử dụng nhiều lần, không đƣợc vệ sinh tiêu độc nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng và lây nhiễm lan truyền dịch bệnh từ trang trại này sang trang trại khác là rất cao. Đối với phƣơng thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dƣới là hầm thu gom thì không thu đƣợc chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nƣớc tiểu, nƣớc rửa chuồng đƣợc hòa lẫn và dẫn về bể biogas.

1.4.3.2. Đối với chất thải lỏng

Đây là loại chất thải ít đƣợc sử dụng và khó quản lý do:

- Lƣợng nƣớc thải lớn, lƣợng nƣớc sử dụng cho nhu cầu uống, rửa chuồng và tắm cho lợn là 30-50 lít nƣớc/1con/ngày đêm.

- Nƣớc thải có mùi hôi thối, khó vận chuyển đi xa để sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Lƣợng nƣớc thải quá lớn, không thể sử dụng hết cho diện tích đất canh tác xung quanh.

Trên thực tế, nƣớc thải lỏng trong chăn nuôi đƣợc xử lý nhƣ sau: - Khoảng 30% lƣợng nƣớc thải lỏng này đƣợc xử lý qua hầm Biogas. - Khoảng 30% lƣợng nƣớc thải đƣợc xử lý bằng hồ sinh học

- Khoảng 40% dùng trực tiếp để tƣới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ thẳng vào các hệ thống thoát nƣớc chung của cộng đồng [10].

Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trƣờng của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dƣơng, Đồng Nai cho thấy: nƣớc thải của các

cơ sở chăn nuôi lợn bao gồm nƣớc tiểu, rửa chuồng, máng ăn, máng uống và nƣớc tắm rửa cho lợn. Cả 10 cơ sở chăn nuôi lợn đƣợc điều tra đều có chỉ có hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng công nghệ Biogas. Kết quả điều tra của cho thấy hệ thống xử lý nƣớc thải tại các trang trại trên là: Nƣớc thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trƣờng. Hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải nhƣ trên [9].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)